Bảo tồn và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá lâu đời cũng như tiếp thu những thành tựu văn hoá nhân loại là một trong những mục tiêu quan trọng mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra trong suốt tiến trình đi lên CNXH. Việt Nam, một đất nước với hàng nghìn năm lịch sử, là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, nơi hội tụ của những tinh hoa văn hoá trên thế giới, những giá trị văn hoá đã tạo nên một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc mà tiêu biểu là: văn hoá làng xã, văn hoá ẩm thực, văn hoá lễ nghi tôn giáo, văn hoá ăn mặc, văn hoá gia đình . Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng với sự trôi đi của thời gian, sự thay đổi đi của điều kiện kinh tế - xã hội cũng như những thay đổi trong tư duy nhận thức của con người và trong bối cảnh của nền văn minh hiện đại thì nhiều yếu tố trong đó đã lỗi thời lạc hậu nên sự tồn tại của nó vô hình chung đã kìm hãm sự phát triển của văn hoá nói riêng và cả một quốc gia nói chung. Xét ở góc độ này thì văn hoá gia đình, ma chay, cưới hỏi mà đặc biệt là vấn đề tảo hôn(kết hôn sớm) là những minh chứng rõ nét nhất, đặc biệt là đồng bào dân tộc miền núi.Tục tảo hôn vừa thể hiện sự cổ hủ, sự lỗi thời của màu sắc phong kiến lạc hậu và vừa mang sức nặng kìm hãm văn hoá phát triển. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay thì vấn đề tảo hôn còn cản trở sự phát triển lành mạnh của con người, của giống nòi, tâm sinh lý, nhận thức, học vấn, nghèo nàn lạc hậu, phúc lợi xã hội . Xét ở một khía cạnh khác thì vấn nạn tảo hôn còn ảnh hưởng lớn tới mục tiêu xây dựng gia đình mới: bình đẳng, tiến bộ, ấm no, hạnh phúc. Bởi vậy luật hôn nhân và gia đình 2000 đã quy định tại điều 8 rằng "..." (học sinh tìm hiểu thêm). Bên cạnh đó pháp luật hình sự còn có những quy định và chế tài rất nghiêm khắc về tội tảo hôn.