Tập làm văn lớp 5: Tả một cảnh đẹp ở quê em
Bài làm 1
....Khi xuân sang trên bến cảng
Đàn hải âu tung cánh bay rợp trời...
Đó là lời cùa một bài hát ca ngợi bến cảng quê hương em. Khi hát những lời đó, em lại thấy bến cảng như hiện lên trước mắt.
Bến cảng trước kia có tên gọi là bến Sáu Kho, vì thế đã có câu ca:
Hải Phòng có bến Sáu Kho
Có sông Tam Bạc, có lò xi măng.
Cảng nằm bên bờ sông Cấm. Hiện nay, số kho trên bến cảng không phải là sáu, mà đã phát triển thành những chục kho. Cảng như một công trường lớn. Tàu thuyền vào ra ngày đêm tấp nập.
Những buổi sáng đẹp trời, từng đàn hải âu cánh trẳng bay rập rờn trong nắng sớm. Chốc chốc chúng lại chao cánh, sà xuống mặt sông đớp mồi. Ánh nắng đẹp của mùa thu dịu dàng trải trên mặt sông cấm. Có những lúc, dòng sông Cấm phẳng lặng trông như một tấm gương khổng lồ. Phía trước mặt cảng là những cánh đồng lúa xanh rờn, núi đèo sừng sững và những làng xóm trù phú cùa huyện Thuỷ Nguyên. Phía bên trái cầu cảng, cách cảng không xa là nhà máy xi măng đồ sộ, phía bên phải là nhà điện Cửa Cấm, nhà máy thuỷ tinh,... Bến Bính trên dòng sông Cấm ở sát cảng đã làm cho cảnh chung của cảng có thêm những nét tươi vui: thuyền, phà đi lại nườm nượp. Xa hơn nữa, dưới vòm trời trong xanh, ẩn hiện những rặng núi đá vôi Đông Triều... Trên bến cảng, nhiều tàu các nước cập bến, khẩn trương bốc dỡ hàng hoá. Những cần cẩu chân đế cao lênh khênh vươn cánh tay thép dài, chuyển những kiện hàng từ dưới tàu lên bờ. Những xe ô tô vận chuyển hàng hoá chạy như những con thoi trên các tuyến đường cùa cảng. Những cô chú công nhân làm việc hăng say. Đứng trên cao, phóng tầm mắt nhìn ra xa, em thấy những con tàu đang chạy như những thành phố nổi di động trên biển, về đêm, khi thành phố lên đèn, cảng lung linh trong ánh đèn của các tàu đậu trên dòng sông cấm. Cảng về đêm càng thêm tấp nập. Tất cả những cảnh đó đã tạo nên quang cảnh vui tươi cho cảng.
Cảng quê hương em thật là đẹp. Em tự hào về thành phố cảng quê em.
Trương Ngọc Mĩ - Hải Phòng
Nhận xét của giáo viên:
Ngọc Mĩ đã mở đầu bài văn bằng những câu hát quen thuộc - những câu hát đã đưa thành phố cảng Hải Phòng của bạn đến với rất nhiều người trên khắp mọi miền đất nước.
Quan sát cảnh thành phố tỉ mỉ, kỹ lưỡng kết hợp với những hồi tưởng, tưởng tượng, Ngọc Mĩ đã viết một bài văn tả cảnh phong phú, sinh động, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc. Có được thành công đó là bởi bạn đã biết lựa chọn rất nhiều “góc nhìn”, ‘điểm nhìn” khác nhau để miêu tả vè đẹp cùa thành phố cảng quê mình: từ gần đến xa, từ cao xuống thấp, từ trái sang phải... Bên cạnh đó, bạn còn lựa chọn nhiều thời điểm mà bạn cho là đẹp và ấn tượng nhất để miêu tả bến cảng (buổi sáng và đêm xuống). Ở mỗi thời điểm bạn lại phát hiện ra những vẻ đẹp riêng.
Các chi tiết tả bến cảng rất cụ thể, chính xác giúp người đọc hình dung được toàn cảnh bến cảng. Bạn không đưa những chi tiết này vào trong bài theo kiểu kể lể, liệt kê bởi bạn đã biết phối hợp chúng một cách nhuần nhuyễn với các chi tiết tả các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên (đàn hải âu, ánh nang dịu dàng, dòng sông Cấm phẳng lặng, cánh đồng lúa xanh rờn, núi đèo sừng sững, vòm trời trong xanh...).
Ngôn ngữ miêu tả chau chuốt, hấp dẫn, truyền cảm. Rất nhiều hình ảnh đẹp, giàu tính sáng tạo dược sử dụng trong bài: “đàn hài âu cánh trang hay rập rờn trong nắng sớm”, “ánh nắng đẹp của mùa thu dịu dàng trải trên mặt sông Cấm”, "dòng sông Cấm phẳng lặng trông như một tấm gương không lồ”, “những cần cẩu chân đế cao lênh khênh vươn cánh tay thép dài”, “những xe ô tô vận chuyển hàng hoá chạy như những con thoi trên các tuyến đường của cảng”, “những con làu đang chạy như những thành phố nổi di động trên biển”.
Miêu tả thành phố quê mình với tâm trạng vui tươi, phấn khởi, bạn đã khéo léo truyền cảm xúc đó vào trong cảnh bằng niềm tự hào cùng tình yêu tha thiết đối với quê hương “Bến Bính trên dòng sông cấm ở sát cùng đã làm cho cảnh chung của cảng có thêm những nét tươi vui”, “Tất cả những cành đó đã tạo nên quang cảnh vui tươi cho cảng”). Vì thế đọc xong bài văn cùa bạn, người đọc thấy được điều mà bạn khẳng định ở phần kết bài: “Cảng quê hương em thật là đẹp” là không thể phủ nhận. Hơn nữa, bạn đã làm cho những người chưa bao giờ tới thăm quê bạn cũng ước sao có một lần được tới đây để tận mắt ngắm nhìn vẻ đẹp đó.
Bài luyện tập:
1. Tìm những từ ngữ cho thấy người viết đứng ở nhiều vị trí khác nhau để quan sát và miêu tả bến cảng?
2. Em thích những hình ảnh nào trong bài văn trên? Vì sao?
3. Viết bài văn tả một cảnh đẹp ở quê em.
Bài làm 2
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau.
Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xoả xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa, hồ như không ai tường đến ngày hay đêm. Mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đùa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay.
Theo Tô Hoài
Lời bình của giáo viên:
Chỉ bằng không nhiều con chữ, Tô Hoài đã vẽ lên trước mắt người đọc một bức tranh phong cảnh toàn sắc vàng - màu của mùa gặt, cùa ấm no - màu đặc trưng của quang cành làng mạc ngày mùa.
Ngôn ngữ miêu tả trong bài văn vô cùng độc đáo và sáng tạo. Chỉ riêng về màu vàng thôi, ta thấy đã có tới hơn mười sắc độ khác nhau của màu vàng dành cho từng sự vật: có màu vàng đậm cùa lúa đã chín (vàng xuộm), có màu vàng nhạt, tươi ánh lên của ngày nắng đẹp giữa mùa đông (vàng hoe), có màu vàng cùa quả chín, gợi cảm giác rất ngọt (vàng lịm), có màu vàng đậm, trải đều trên mặt của lá mít, lá chuối (vàng ối), có màu vàng sáng của tàu đu đủ, lá sắn héo (vàng tươi), có màu vàng đẹp tự nhiên của chuối chín (chín vàng), có màu vàng gợi cảm giác mọng nước (vàng xọng), có màu vàng cùa rơm, thóc được phơi già nắng, tạo cảm giác giòn đều đến có thể gãy ra (vàng giòn), rồi đến màu vàng gợi tả những con gà, con chó béo tốt có bộ lông óng ả, mượt mà (vàng mượt), màu vàng của mái nhà rơm (vàng mới), và bao trùm lên tất cả là màu vàng cùa giàu có, sung túc, ấm no (vàng trù phú, đầm ấm). Nếu đọc kĩ ta thấy tác giả có những màu vàng rất lạ (vàng xuộm, vàng hiu, vàng óng,...), những màu vàng như là do chính tác giả sáng tạo ra vậy, thậm chí có những màu vàng không thể chỉ nhìn bằng mắt mà phải nhìn bằng tâm hồn (vàng hơn thường khi, vùng như những vạt áo nang, một màu vàng trù phú,...).
Bên cạnh đó, bức tranh quê hương trong bài càng trở nên đẹp và sinh động nhờ vào thời tiết ngày mùa cũng rất đẹp (quang cảnh ngày không nắng, không mưa,...), hoạt động cùa những người nông dân chăm chỉ, mải miết say mê với công việc làm cho bức tranh quê không phải là bức tranh “tĩnh” mà là một bức tranh “động”.
Có thể nói, bằng nghệ thuật quan sát tinh tế, cách dùng từ gợi cảm, chính xác và đầy sáng tạo, tác giả đã vẽ lên bằng lời một bức tranh làng quê vào ngày mùa với vẻ đẹp đặc sắc và sống động. Chắc rằng phải có tình yêu tha thiết với con người, với quê hương lắm thì tác giả mới có thể miêu tả được như thế.
Bài luyện tập:
1. Tác giả chú ý đến đặc điểm nào khi quan sát và miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa? Tác giả quan sát đặc điểm ấy nhờ giác quan nào là chủ yếu?
2. Trình tự quan sát và miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa của tác giả là gì? Em có thể quan sát và miêu tả theo trình tự nào nữa?
3. Viết một đoạn văn tả một cảnh đẹp ở quê em.