Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tai sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì cốc dễ vỡ hơn khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng?

6 trả lời
Hỏi chi tiết
7.216
75
16
Nguyễn Thành Trương
20/03/2018 17:07:38
Cốc thuỷ tinh dày dễ vỡ hơn. Vì khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì bên trong cốc nóng nở ra, bên ngoài cốc chưa kịp nóng nên chưa nở ra. Do đó, bên trong cốc nở ra bị ngăn cản sẽ gây ra lực lớn làm vỡ cốc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
48
18
Nguyễn Thành Trương
20/03/2018 17:08:14
Các chất đều giãn nở vì nhiệt. Ly thủy tinh dày dễ vỡ nứt hơn khi ly thủy tinh mỏng khi đổ nước là do: khi đổ nước vào ly thủy tinh dày, phần thành ly bên trong tiếp xúc và giãn nở nhiệt và truyền nhiệt ra thành ly bên ngoài, do ly dày nên sự truyền nhiệt này chậm, dẫn đến sự giãn nỡ của thành bên ngoài ly chậm hơn bên trong nên làm cho ly nứt, vỡ. Còn ly thủy tinh mỏng giãn nở vì nhiệt đồng đều hơn nên ít bị nứt vỡ hơn.
31
14
16
14
Quỳnh Anh Đỗ
20/03/2018 18:52:34
Hiện tượng vỡ này bao gồm tập hợp các lý do sau:
1. Thủy tinh truyền nhiệt kém.
2. Tính đàn hồi, biến dạng của thủy tinh thấp.
3. Sự giãn nở vì nhiệt.
4. Hiệu ứng vết nứt.
Khi đổ nước sôi vào cốc, lớp trong của cốc bị nóng trước, lập tức giãn nở ra, nhưng lớp ngoài thì vẫn lạnh, chưa kịp giãn nở. Thuỷ tinh ở bên trong ra sức ép lớp bên ngoài. Khi cốc có 1 vết rạn nhỏ, do "hiệu ứng vết nứt" vết nứt nhanh chóng phát triển, nếu vượt qua giới hạn, cốc có thể vỡ ngay lập tức.
Với cốc thuỷ tinh mỏng, vì lớp trong và bên ngoài bị nóng lên gần như nhau, nên cũng đồng thời trương nở ra, do đó không bị vỡ.
22
7
Nguyễn Thị Thanh Vân
23/03/2018 18:01:04
Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì lớp thủy tinh bên trong tiếp xúc với nước nóng trước sẽ nóng lên và nở ra; trong khi đó lớp thủy tinh ở bên ngoài chưa kịp nóng lên, nở ra; do đó lớp thủy tinh bên ngoài chịu tác dụng của một lực đẩy từ bên trong ra, nên cốc bị vỡ.
Khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh mỏng thì lớp thủy tinh ở bên trong và bên ngoài nóng lên và dãn nở đồng thời, nên cốc không bị vỡ
16
5
Lã Đức Thịnh
11/09/2018 18:56:49
Các chất đều giãn nở vì nhiệt. Ly thủy tinh dày dễ vỡ nứt hơn khi ly thủy tinh mỏng khi đổ nước là do: khi đổ nước vào ly thủy tinh dày, phần thành ly bên trong tiếp xúc và giãn nở nhiệt và truyền nhiệt ra thành ly bên ngoài, do ly dày nên sự truyền nhiệt này chậm, dẫn đến sự giãn nỡ của thành bên ngoài ly chậm hơn bên trong nên làm cho ly nứt, vỡ. Còn ly thủy tinh mỏng giãn nở vì nhiệt đồng đều hơn nên ít bị nứt vỡ hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư