Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tại sao phải phát triển bền vững các ngành kinh tế biển?

4 trả lời
Hỏi chi tiết
471
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
24/04/2018 19:40:40
Vì: + Phát triển tổng hợp là phát triển có sự quan hệ chặt chẽ giữa nhiều ngành, sao cho sự phát triển của một ngành không gây tổn hại hoặc kìm hãm sự phát triển của ngành khác.
+ Môi trường biển không bị chia cắt, môi trường đảo dễ bị suy thóai. Do thế, nếu đẩy mạnh, phát triển một'ngành không trên quan
điểm khai thác tổng hợp, sẽ làm hạn chế sự phát triển của các ngành còn lại
Ví dụ:
Nếu đẩy mạnh khai thác dầu khí mà không quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường biển, sẽ làm 'tổn hại đến ngành nuôi trồng thủy sản và du lịch biển - đảo.
+ Vùng biển nước ta giàu tiềm năng, có điều kiện phát triển nhiều ngành kinh tế biển: nuôi trồng và khai thác thủy sản, khai thác khoáng sản, du lịch biển — đảo, dịch vụ giao thông vận tải biển. Phải phát triển tổng hợp kinh tế biển mới khai thác hợp lí các nguồn lợi biển theo hướng bền vững, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế — xã hội đất nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
24/04/2018 19:45:42
Vì nước ta có nhiều nguồn tài nguyên biển : nguồn lợi thủy sản, tài nguyên dầu khí ... Việc phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển,khai thác tốt tiềm năng tài nguyên thiên nhiên ở nước ta, đồng thời tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa các ngành kinh tế, hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Phát triển tổng hợp kinh tế biển làm thay đổi mạnh mẽ kinh tế của vùng: vì nước ta có vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng nên phải phát triển kinh tế tổng hợp để khai thác hết tiềm năng sẵn có của biển ta
0
0
Ngọc Bích
24/04/2018 19:46:49
Các bác ơi, là phát triển bền vững chứ không ohair là phát triển tổng hợp
0
0
Nguyễn Tấn Hiếu
24/04/2018 19:54:14
Việc phát triển kinh tế biển trong thời gian qua chưa quan tâm đầy đủ đến đào tạo nhân lực, chưa lồng ghép các chương trình phòng ngừa, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế biển toàn diện trên cơ sở khoa học tiên tiến, với sự tham gia và phối hợp giữa các bên có liên quan ở tầm quốc gia cũng như khu vực, không chỉ chú trọng khai thác tiềm năng hiện có mà cần coi trọng việc bảo tồn để khai thác tốt hơn tiềm năng trong tương lai.
Mặt khác, nên cộng hưởng đa ngành khoa học, liên vùng kinh tế để giải quyết các vấn đề liên quan đến biển nhằm phát triển kinh tế biển thật sự bền vững, lâu dài đang là vấn đề đặt ra hiện nay.
Đa dạng tiềm năng
Cả nước đã có 9 cảng biển và 15 khu kinh tế ven biển được thành lập với tổng diện tích mặt đất và mặt nước lên đến 662.249 ha, thu hút khoảng 700 dự án do nước ngoài và trong nước đầu tư, với tổng số vốn gần 33 tỷ USD và 330.000 tỷ đồng.
Số dân cư sống ở các vùng ven biển tăng lên rất nhanh, bao gồm hàng triệu người làm nghề vận tải biển, đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ đóng sửa tàu thuyền, chế biến thủy sản, dầu khí, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, du lịch… Nhiều thị trấn, thị tứ, khu nghỉ dưỡng đã hình thành dọc theo chiều dài ven biển của đất nước.
Nhưng những kết quả trên mới chỉ là bước đầu, bởi Chiến lược phát triển kinh tế biển chưa được quán triệt trong cả hệ thống chính trị, cộng đồng các doanh nghiệp và nông ngư dân
Việc phát triển kinh tế biển trong thời gian qua chưa quan tâm đầy đủ đến đào tạo nhân lực, chưa lồng ghép các chương trình phòng ngừa, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo.
Nhiều địa phương, các ngành, các cấp, các doanh nghiệp, cư dân ven biển còn thờ ơ với tác động của biến đổi khí hậu đến sự phát triển kinh tế biển bền vững, chưa nhận thức đầy đủ ngành kinh tế biển là ngành đầu tiên chịu sự thiệt hại nặng nề do biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu vẫn là cơ chế, chính sách chưa đủ thông thoáng.
Cơ chế, chính sách đối với kinh tế biển không có gì đặc thù đáng kể so với khung chính sách chung, đều trong khuôn khổ các luật quốc gia như Luật Đầu tư, Thương mại, Hải quan...Nhưng kinh tế biển mang tính đặc thù nên cần có một cơ chế, chính sách đặc thù, khác biệt với cơ chế, chính sách chung hiện hành.
Các chính sách mang tính địa phương lại cần lưu ý những quy định, chính sách phù hợp cho kinh tế biển phát triển. Trong đó cần có chính sách phát triển khoa học, chính sách bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa, chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu… Ngoài ra, hoàn chỉnh hệ thống các tiêu chuẩn về môi trường, nâng các tiêu chuẩn này lên mức ngang với tiêu chuẩn của các nước phát triển.
Nước ta hiện có hơn 300 khu công nghiệp có cơ cấu sản xuất tương đối giống nhau, 15 khu kinh tế không có sự khác biệt nhiều nên chưa hình thành được kinh tế vùng-yếu tố cấu thành nên nền kinh tế quốc dân có năng lực cạnh tranh cao.
Do đó, cần xây dựng quy hoạch phát triển không gian biển toàn diện trên cơ sở khoa học tiên tiến với sự tham gia và phối hợp giữa các bên có liên quan ở tầm quốc gia cũng như khu vực. Không chỉ chú trọng khai thác tiềm năng hiện có mà cần coi trọng việc bảo tồn để khai thác tốt hơn tiềm năng trong tương lai.
Để nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu vì biển thì phải khai thác thế mạnh ở tất cả các tỉnh ven biển từ Móng Cái đến Cà Mau, đồng thời phát huy tốt nhất lợi thế và khắc phục nhược điểm của từng vùng kinh tế, từng địa phương để tránh lãng phí nguồn lực.
Cộng hưởng đa ngành và liên vùng
Theo báo cáo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, nghiên cứu khoa học về biển đã ghi nhận nhiều thành tựu mới, đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế cũng như quản lý tài nguyên môi trường biển như mở rộng, bổ sung, điều tra khái quát tài nguyên môi trường ở nước ta; hoàn thiện điều tra khái quát vùng biển ven bờ và bước đầu mở rộng ra vùng biển xa bờ.
Song để phát triển kinh tế biển được bền vững, rất cần sự cộng hưởng đa ngành khoa học, liên vùng kinh tế để giải quyết các vấn đề liên quan đến biển.
Kết quả nghiên cứu về khoa học và công nghệ biển giai đoạn gần đây cho thấy, so với thời gian trước, giai đoạn này đã có nhiều chuyển biến, đổi mới nhiều về tư duy và phạm vi nghiên cứu.
Cụ thể trong lĩnh vực khí tượng, thủy văn và động lực học biển, lĩnh vực này đã xây dựng được quy trình công nghệ dự báo hạn ngắn bảo đảm an toàn cho các hoạt động kinh tế, quốc phòng trên biển; ứng dụng và hoàn thiện quy trình công nghệ dự báo ngư trường phục vụ khai thác hải sản xa bờ; dự báo các quá trình thủy thạch động lực ở vùng biển ven bờ, đánh giá biến động của mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu.
Trong lĩnh vực địa chất và địa vật lý biển cũng đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Các công trình nghiên cứu về các bồn trầm tích Đệ Tam đã khái quát hoá một cách khoa học, logic về lịch sử địa chất để từ đó phục vụ đắc lực cho tìm kiếm thăm dò dầu khí.
Đặc biệt, đề tài “Nghiên cứu cấu trúc địa chất và đánh giá tiềm năng dầu khí các khu vực Trường Sa và Tư Chính – Vũng Mây” năm 2008 – 2010 lần đầu tiên đã xác định được những đặc điểm cơ bản về cấu trúc, kiến tạo, địa chất dầu khí bồn trầm tích của các khu vực này.
Các hoạt động điều tra về đa dạng sinh học biển cũng được chú trọng, mở rộng nghiên cứu sinh vật biển ra vùng xa bờ, vùng nước sâu. Ngoài việc đánh giá tiềm năng nguồn lợi truyền thống, còn có các hoạt động nghiên cứu, phát hiện, triển khai công nghệ khai thác tiềm năng các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng, dược liệu, nguyên liệu công nghiệp từ sinh vật biển.
Riêng lĩnh vực nghiên cứu năng lượng, kỹ thuật công trình và công nghệ biển có ý nghĩa rất quan trọng để thực hiện mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển.
Nhiều công trình nghiên cứu các trạm phát điện tổng hợp gồm điện mặt trời và điện gió đã được nghiên cứu và áp dụng tại Cù Lao Chàm; tính toán khai thác năng lượng gió cho một số vùng biển, hải đảo Quan Lạn, Cô Tô...
Nước ta cũng đạt được nhiều thành tựu về công nghệ dự báo biển, công nghệ khai thác tài nguyên biển cùng với công nghệ tách chiết các hợp chất thiên nhiên trên biển phục vụ kinh tế-xã hội. Đã có số liệu đánh giá tương đối hoàn chỉnh tiềm năng nguồn lợi hải sản, khoáng sản, dầu khí trên toàn vùng biển nước ta, bao gồm cả vùng biển gần bờ và xa bờ.
Xuất bản được bộ chuyên khảo “Biển Đông” gồm 4 tập và bộ “Atlas biển Việt Nam và kế cận” gồm 60 tờ bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 – 2.000.000, tuyển 8 tập các kết quả chủ yếu của Chương trình khoa học và công nghệ biển, được coi như kết quả hoạt động điều tra khảo sát khái quát vùng biển đầu tiên của nước ta từ trước đến nay.
Đồng thời đánh giá đầy đủ hơn đa dạng sinh học biển và tiềm năng tài nguyên thiên nhiên biển Việt Nam; mở rộng và nâng cao nghiên cứu phục vụ xây dựng công trình và quản lý biển; phát triển được lực lượng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, xây dựng cơ sở hạ tầng, quan hệ quốc tế được mở rộng…
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Việt Nam còn thiếu một chiến lược tổng quát về khoáng sản năng lượng biển, chưa xây dựng được một bản đồ về tiềm năng khoáng sản năng lượng cho toàn vùng biển một cách chính xác. Chiến lược thăm dò, khai thác dầu khí chưa thật sự rõ ràng, còn phụ thuộc nhiều vào các công ty nước ngoài.
cứu sinh vật, sinh thái vùng biển sâu và đảo xa bờ còn chậm và lúng túng, thậm chí bất lực trước yêu cầu ngăn chặn sự suy thoái nguồn lợi, các hệ sinh thái. Không những vậy, việc ô nhiễm dầu do các hoạt động đánh bắt thủy hải sản trên biển bằng các máy móc, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu cũng rất đáng cảnh báo.
Theo thống kê, cứ trên 100 vụ tràn dầu do tai nạn tàu thì có đến 50% là do hoạt động trên gây ra. Nghiên cứu khoa học biển cũng có nhiều đặc thù khác với những nghiên cưu trên đất liền, nhưng không phải đó là lý do để đầu tư nghiên cứu một cách lãng phí. Tại các cuộc họp liên quan đến khoa học và công nghệ biển, rất nhiều các nhà khoa học đã phải thừa nhận tình trạng này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo