Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tại sao tình yêu của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng lại vô cùng sâu sắc mà cuối tác phẩm hai người chỉ coi nhau như bạn chứ không kết duyên cùng nhau

mn giup e lm,ba bài này vs ak tự lm nhé k copy nha
7 trả lời
Hỏi chi tiết
17.371
24
2
.^.
04/07/2017 15:44:57
tự lm nhé k copy nha :)) Bạn bảo người ta tự làm không copy thì bạn tự làm đi, đừng copy nhé :>

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
30
1
Nguyễn Thị Thu Trang
04/07/2017 15:59:24
bài 6 dù tình yêu giữa kim trọng và thúy kiều có sâu sắc đến đâu đi chăng nữa nhưng qua một khoảng thời gian dài, kiều đã mất đi sự trong trắng nên cảm thấy mình không xứng đáng với kim trọng, hơn nữa kiều là một người suy nghĩ cho người khác, kim trọng đã lấy thúy vân- em gái thúy kiều , nên kiều không muốn phá hoại hạnh phúc của em,=> duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bầy
9
0
Nguyễn Thị Thu Trang
04/07/2017 16:00:44
câu 7
Có một nhà thơ không ai là không yêu mến và kính phục đúng như lời ca ngợi của Tố Hữu: “Tiếng thơ ai động đất trời – Nghe như non nước vọng lời ngàn thu – Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du – Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày”. Đó là Nguyễn Du – người con của miền đất sông Lam, núi Hồng ở Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Thời đại Nguyễn Du sống là thời đại khổ đau, bế tắc và đầy những biến động dữ dội. Khổ đau, bế tắc bởi xã hội phong kiến Việt nửa cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX khủng hoảng trầm trọng, đời sống nhân dân thì vô cùng cực khổ, điêu đứng. Trong bầu không khí xã hội ấy, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã làm “Một phen thay đổi sơn hà”, đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê,Trịnh,Nguyễn, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh xâm lược. Cơn lốc lịch sử đã hất đổ hết lầu son gác tía, đẩy Nguyễn Du vào cuộc sống lay lắt, gian truân, vất vả. Cuộc đời phiêu bạt, từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều ( khi lưu lạc ở quê vợ, rồi quê mẹ, quê cha; khi làm quan dưới triều Nguyễn, được cử đi xứ sang Trung Quốc) đã tạo cho Nguyễn Du một kiến thức sâu rộng, một vốn sống phong phú, và niềm cảm thông sâu sắc với mọi kiếp người bị đày đọa, chịu khổ đau, thiệt thòi. Điều này, đã ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm ,nhận thức của Nguyễn Du, để ông hướng ngòi bút vào hiện thực trong hầu hết các sáng tác của mình. Bởi thế, mà Mộng Liên Đường chủ nhân từng có lời nhận xét: “…Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt ngàn đời, thì tài nào có bút lực ấy…”. Nguyễn Du đã để lại cho dân tộc một sự nghiệp văn thơ quý giá, phong phú và đồ sộ: ba tập thơ chữ Hán với 243 bài, sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là “Truyện Kiều”. Có thể nói, với những thành công về sự nghiệp, với cái tài và cái tâm, Nguyễn Du đã trở thành một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, đời đời ghi nhớ.
4
0
Nguyễn Thị Thu Trang
04/07/2017 16:07:11
chi tiết cái bóng là ngẫu nhiên vô lí vì chỉ là bé đản chưa được gặp cha nên vũ nương đã chỉ lên bóng của mình và bảo đó là cha đứa bé => ngẫu nhiên
+ chi tiết cái bóng quyết định đến số phận con người vì chỉ vì câu nói của bé đản là trương sinh không phải cha đứa bé mà cha bế đản tối mới đế( gầm ý nói cái bóng là cha của mình)=> đã đấy vũ nương tới cài chết
nếu không có chi tiết cái bóng đó thì vũ nương không phải chết 
=> dù chi tiết cái bóng là ngẫu nhiên vô lí nhưng nó lại quyết định số phận của mojt con người
=> nhờ có chi tiết cái bóng mà câu truyện mới hấp dẫn 
=> chi tiết cái bóng chính là nút thắt cũng như nút mở của câu chuyện, chính cái bóng khiến cho vũ nương phải chết nhưng cũng chính cái bóng mà nàng được giải oan
3
3
Đặng Quỳnh Trang
04/07/2017 16:32:14
Bài 6:
Tình yêu của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng lại vô cùng sâu sắc mà cuối tác phẩm hai người chỉ coi nhau như bạn chứ không kết duyên cùng nhau vì: Dù tình yêu giữa Kim Trọng và Thúy Kiều có sâu sắc đến đâu đi chăng nữa nhưng qua một khoảng thời gian dài, kiều đã mất đi sự trong trắng nên cảm thấy mình không xứng đáng với Kim Trọng, hơn nữa Kiều là một người suy nghĩ cho người khác, Kim Trọng đã lấy Thúy Vân, nên kiều không muốn phá hoại hạnh phúc của em
=> Duyên đôi lứa cũng là duyên bạn bè.
1
3
Đặng Quỳnh Trang
04/07/2017 16:36:19
Bài 7:
Xét về nội dung, qua các sáng tác của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự đề cao xúc cảm, tức đề cao “tình”. Điều quan trọng hàng đầu, là sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh (xem: Văn tế thập loại chúng sinh, Sở kiến hành, Thái Bình mại ca giả v.v.). Cái nhìn nhân đạo này khiến ông được đánh giá là “ tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong văn học cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19”. Riêng với Truyện Kiều, kiệt tác này còn “thấm đẫm tinh thần ngợi ca, trân trọng vẻ đẹp kì diệu của tình yêu lứa đôi.” Về mặt nghệ thuật, Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc, như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật , thất ngôn luật, ca, hành…nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà bằng chứng là ở Truyện Kiều, đã cho thấy thể thơ lục bát “có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể loại truyện thơ.
1
3
Đặng Quỳnh Trang
04/07/2017 16:42:17
Bài 8:
* Chi tiết cái bóng là chi tiết ngẫu nhiên vô lí vì: Bé Đản chưa được gặp cha nên Vũ Nương đã chỉ lên bóng của mình và bảo đó là cha đứa bé => ngẫu nhiên, vô lí
* Chi tiết cái bóng quyết định đến số phận con người vì: Chỉ vì câu nói của bé đản là trương sinh không phải cha đứa bé mà cha bế đản tối mới đế( hàm ý nói cái bóng là cha của mình)
=> Đấy Vũ Nương tới cài chết nếu không có chi tiết cái bóng đó thì Vũ Nương không phải chết 
=> Dù chi tiết cái bóng là ngẫu nhiên vô lí nhưng nó lại quyết định số phận của con người
=> Nhờ có chi tiết cái bóng mà câu truyện mới hấp dẫn, sinh động hơn.
=> Qua đó, chi tiết cái bóng chính là nút thắt cũng như nút mở của câu chuyện, chính cái bóng khiến cho Vũ Nương phải chết nhưng cũng chính cái bóng mà nàng được giải oan

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo