Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tại sao trong cuộc sống chúng ta phải học và đọc văn?

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
438
0
0
HoàngT_Kenz
18/08/2019 17:28:46

Văn học gắn với mỗi chúng ta từ khi mới chào đời là những câu hát ru, câu ca dao mượt mà đằm thắm. Lớn lên một chút ta học được nhhững bài văn, bài thơ ca ngợi cái đẹp của con người và thiên nhiên, nó giúp ta biết yêu cái đẹp và tẩy chay cái xấu xa, độc ác bằng những câu truuyện cổ tích. Đối với nhân loại thì văn chương là một món ăn tinh thần không thể thiếu được. Vậy nên văn chương đi suốt chiều dài lịch sử nhân loại. Trong văn học ta thấy, mỗi bài thơ, mỗi bài văn, mỗi tác phẩm đều mang trong mình những bài học sâu săc. Bài thì dạy ta về đạo đức, về hiếu nghĩa, về những tấm gương chiến đấu chói ngời của ông cha những người đi trước. Nó cho chúng ta thấy rằng sự bình yên chúng ta đang thừa hưởng không phải dễ dàng mà có được. Nó là sự hi sinh máu và mạng sống của những người đi trước để giành lại được độc lập như ngày nay. Nếu không có môn văn thì sao chúng ta biết cuộc đời làm cách mạng của Bác, của chiến sỹ trường sơn, của sự bất khuất, những anh hùng áo vải. Nó được khắc họa lại một cách rõ nét trong từng câu văn, câu thơ ấy. Nói cách khác học văn chính là cách chúng ta học làm người. Hoc để sống sao cho xứng đáng với nhữ ng người đi trước, những người hi sinh mạng sống để chúng ta có ngày hôm nay. Học văn giúp chúng ta biết đồng cảm với người khác. a thấy văn học chứa trong đó biết bao câu truyện, biết bao trang sách cuộc đời hạnh phúc có, khổ đau có, cùng quẫn cũng có. Khi cuộc dời họ đầy rẫy những tiếng kêu rên xiết, những khổ đau ai oán thì văn chương là nơi họ trút bầu tâm sự, là nơi phản ánh những trang đời đau khổ đó. Khi chúng ta đọc những lời văn như vậy ta sẽ thấy đồng cảm, cảm thông và thấu hiểu những nỗi đau đến cùng quẫn của họ. Văn học ngoài việc giúp chúng ta biết yêu thương đồng cảm nó còn giúp ta biết ghét, biết căm thù những cái ác, những thứ gieo rắc khổ đau. Điều quan trọng là nó dạy ta biết dung hòa hai sự yêu ghét với nhau, giúp chúng ta có cái nhìn bao dung, bác ái.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
HoàngT_Kenz
18/08/2019 17:29:03
​Con người chúng ta sống hành ngày không chỉ có mỗi cơ thể sinh học mà bên trong nó còn cả một thế giới tinh thần rộng lớn. Và văn học là tấm gương phản chiếu tâm hồn chúng ta, là vũ khí chống lại cái ác và là phương tiện để giúp con người nhận thức cái đẹp. Vì vậy chúng ta rất cần học môn văn.

Như chúng ta đã biết môn văn đóng một vai trò to lớn trong ngành giáo dục. Văn và toán là hai môn đuọc coi là nền tảng của những môn học khác.

Vậy có khi nào chúng ta tự hỏi vì sao chúng ta lại phải học môn văn?
Môn Văn là nền tảng cho những môn học khác.
Vâng đúng vậy, dù chúng ta học bất kỳ môn học nào khác như: Toán, Lý, Hóa,… thì đều cần đến sự hỗ trợ của môn văn. Muốn giải được bài tập ngoài những công thức ra chúng ta cần lập luận, có phần dẫn để cho người đọc, người nghe hiểu được và biết kết quả bài đó đúng hay sai.

Học Văn giúp ta biết về cội nguồn
Văn học gắn với mỗi chúng ta từ khi mới chào đời là những câu hát ru, câu ca dao mượt mà đằm thắm. Lớn lên một chút ta học được nhhững bài văn, bài thơ ca ngợi cái đẹp của con người và thiên nhiên, nó giúp ta biết yêu cái đẹp và tẩy chay cái xấu xa, độc ác bằng những câu truuyện cổ tích. Đối với nhân loại thì văn chương là một món ăn tinh thần không thể thiếu được. Vậy nên văn chương đi suốt chiều dài lịch sử nhân loại.

Trong văn học ta thấy, mỗi bài thơ, mỗi bài văn, mỗi tác phẩm đều mang trong mình những bài học sâu săc. Bài thì dạy ta về đạo đức, về hiếu nghĩa, về những tấm gương chiến đấu chói ngời của ông cha những người đi trước. Nó cho chúng ta thấy rằng sự bình yên chúng ta đang thừa hưởng không phải dễ dàng mà có được. Nó là sự hi sinh máu và mạng sống của những người đi trước để giành lại được độc lập như ngày nay.

Nếu không có môn văn thì sao chúng ta biết cuộc đời làm cách mạng của Bác, của chiến sỹ trường sơn, của sự bất khuất, những anh hùng áo vải. Nó được khắc họa lại một cách rõ nét trong từng câu văn, câu thơ ấy.

Nói cách khác học văn chính là cách chúng ta học làm người. Hoc để sống sao cho xứng đáng với những người đi trước, những người hi sinh mạng sống để chúng ta có ngày hôm nay.

Học văn giúp chúng ta biết đồng cảm với người khác.
Ta thấy văn học chứa trong đó biết bao câu truyện, biết bao trang sách cuộc đời hạnh phúc có, khổ đau có, cùng quẫn cũng có. Khi cuộc dời họ đầy rẫy những tiếng kêu rên xiết, những khổ đau ai oán thì văn chương là nơi họ trút bầu tâm sự, là nơi phản ánh những trang đời đau khổ đó.

Khi chúng ta đọc những lời văn như vậy ta sẽ thấy đồng cảm, cảm thông và thấu hiểu những nỗi đau đến cùng quẫn của họ.

Văn học ngoài việc giúp chúng ta biết yêu thương đồng cảm nó còn giúp ta biết ghét, biết căm thù những cái ác, những thứ gieo rắc khổ đau.

Điều quan trọng là nó dạy ta biết dung hòa hai sự yêu ghét với nhau, giúp chúng ta có cái nhìn bao dung, bác ái.

Giúp chúng ta suy nghĩ sáng tạo, phá cách
Môn Văn từ trước tới nay vẫn mang trong mình sự mơ mộng, sáng tạo. khi học văn ta thấy mọi thứ dường như không có giới hạn, và cũng nhờ văn học mà con mắt của ta được mở rộng, được hiểu biết nhiều và khám phá nhiều hơn. Ngoài ra học văn còn giúp chúng ta biết diễn đạt mọi thứ một cách mạch lạc.

Học văn cũng chính là học cách diễn đạt trình bày. Chúng ta diễn giải ý của mình ra cho mọi người hiểu được một cách ngắn gọn, lưu loát sẽ tốt hơn một người giỏi nhưng lối diễn đạt rườm rà, không ngắn gọn và không diễn đạt được ý của mình cho người khác hiểu, thì mọi người sẽ nhìn họ bằng con mắt khác.
0
0
HoàngT_Kenz
18/08/2019 17:30:37

Con người chúng ta sống hành ngày không chỉ có mỗi cơ thể sinh học mà bên trong nó còn cả một thế giới tinh thần rộng lớn. Và văn học là tấm gương phản chiếu tâm hồn chúng ta, là vũ khí chống lại cái ác và là phương tiện để giúp con người nhận thức cái đẹp. Vì vậy chùng ta rất cần học môn Văn.

Như chúng ta đã biết môn văn đóng một vai trò to lớn trong ngành giáo dục. Văn và toán là hai môn đuọc coi là nền tảng của những môn học khác.

Vậy có khi nào chúng ta tự hỏi vì sao chúng ta lại phải học môn văn?
Môn Văn là nền tảng cho những môn học khác.

Vâng đúng vậy, dù chúng ta học bất kỳ môn học nào khác như: Toán, Lý, Hóa,… thì đều cần đến sự hỗ trợ của môn văn. Muốn giải được bài tập ngoài những công thức ra chúng ta cần lập luận, có phần dẫn để cho người đọc, người nghe hiểu được và biết kết quả bài đó đúng hay sai.

Học Văn giúp ta biết về cội nguồn

Văn học gắn với mỗi chúng ta từ khi mới chào đời là những câu hát ru, câu ca dao mượt mà đằm thắm. Lớn lên một chút ta học được nhhững bài văn, bài thơ ca ngợi cái đẹp của con người và thiên nhiên, nó giúp ta biết yêu cái đẹp và tẩy chay cái xấu xa, độc ác bằng những câu truuyện cổ tích. Đối với nhân loại thì văn chương là một món ăn tinh thần không thể thiếu được. Vậy nên văn chương đi suốt chiều dài lịch sử nhân loại.

Trong văn học ta thấy, mỗi bài thơ, mỗi bài văn, mỗi tác phẩm đều mang trong mình những bài học sâu săc. Bài thì dạy ta về đạo đức, về hiếu nghĩa, về những tấm gương chiến đấu chói ngời của ông cha những người đi trước. Nó cho chúng ta thấy rằng sự bình yên chúng ta đang thừa hưởng không phải dễ dàng mà có được. Nó là sự hi sinh máu và mạng sống của những người đi trước để giành lại được độc lập như ngày nay.

Nếu không có môn văn thì sao chúng ta biết cuộc đời làm cách mạng của Bác, của chiến sỹ trường sơn, của sự bất khuất, những anh hùng áo vải. Nó được khắc họa lại một cách rõ nét trong từng câu văn, câu thơ ấy.

Nói cách khác học văn chính là cách chúng ta học làm người. Hoc để sống sao cho xứng đáng với những người đi trước, những người hi sinh mạng sống để chúng ta có ngày hôm nay.

Học văn giúp chúng ta biết đồng cảm với người khác.

Ta thấy văn học chứa trong đó biết bao câu truyện, biết bao trang sách cuộc đời hạnh phúc có, khổ đau có, cùng quẫn cũng có. Khi cuộc dời họ đầy rẫy những tiếng kêu rên xiết, những khổ đau ai oán thì văn chương là nơi họ trút bầu tâm sự, là nơi phản ánh những trang đời đau khổ đó.

Khi chúng ta đọc những lời văn như vậy ta sẽ thấy đồng cảm, cảm thông và thấu hiểu những nỗi đau đến cùng quẫn của họ.

Văn học ngoài việc giúp chúng ta biết yêu thương đồng cảm nó còn giúp ta biết ghét, biết căm thù những cái ác, những thứ gieo rắc khổ đau.

Điều quan trọng là nó dạy ta biết dung hòa hai sự yêu ghét với nhau, giúp chúng ta có cái nhìn bao dung, bác ái.

Giúp chúng ta suy nghĩ sáng tạo, phá cách

Môn Văn từ trước tới nay vẫn mang trong mình sự mơ mộng, sáng tạo. khi học văn ta thấy mọi thứ dường như không có giới hạn, và cũng nhờ văn học mà con mắt của ta được mở rộng, được hiểu biết nhiều và khám phá nhiều hơn. Ngoài ra học văn còn giúp chúng ta biết diễn đạt mọi thứ một cách mạch lạc.

Học văn cũng chính là học cách diễn đạt trình bày. Chúng ta diễn giải ý của mình ra cho mọi người hiểu được một cách ngắn gọn, lưu loát sẽ tốt hơn một người giỏi nhưng lối diễn đạt rườm rà, không ngắn gọn và không diễn đạt được ý của mình cho người khác hiểu, thì mọi người sẽ nhìn họ bằng con mắt khác.

0
0
(•‿•)
18/08/2019 18:21:53
Văn học là nhân học – câu nói đã đi vào tiềm thức của mọi người. Từ xưa đến nay, môn văn là một trong những bộ môn chính được giảng dạy trong nhà trường và trong các kỳ thi. Môn văn là môn học rất quan trọng rèn luyện cho chúng ta về ngôn ngữ, diễn đạt, cách trình bày một vấn đề. Trong bất kỳ một ngành nghề nào, chúng ta đều cần đến các văn bản, thông báo, bảng biểu,.. Nếu một người được cho là thông minh, có văn hóa cao mà trình bày lộn xộn, không mạch lạc, rõ ràng thì không thu hút và thuyết phục được người nghe. Học văn là để rèn luyện về nhân cách. Mỗi bài thơ, bài văn, mỗi tác phẩm văn học trong chương trình học phổ thông là một bài học đạo đức dành cho học sinh. Nếu không học văn thì làm sao học sinh hiểu được những tấm gương đạo đức đã có ý chí, nghị lực và sự quyết tâm vượt khó khăn để đưa chúng ta đến ngày tự do, hòa bình như Hồ Chí Minh,..một danh nhân văn hóa, một vị cha già có tài và có đức vẹn toàn được cả thế giới kính phục. Học văn để cảm nhận cái hay cái đẹp của nghệ thuật và ứng dụng vào thực tế đời thường. Mỗi bài thơ, câu chuyện là những gửi gắm của tác giả về nét đẹp truyển thống, văn hóa dân tộc, những hiện thực cuộc sống đời thường được đưa vào những trang thơ, câu chuyện. Qua đó, chúng ta cảm nhận được thực tế cuộc sống, hiểu biết về các văn hóa vùng miền hoặc của các dân tộc trong và ngoài nước.
0
0
๖Ɣųɱเ ༉  
18/08/2019 20:53:04

Tại sao phải học và đọc văn ?

Giặc dốt như Cụ Hồ Chí Minh nói là muốn chỉ về sự thiếu thốn mặt tinh thần, tức tri thứcvăn hóa - thuộc phần “đầu” của thể trạng con người; còn giặc đói là muốn nói đến sự thiếu thốn mặt vật chất, tức chính trịkinh tế - thuộc phần “thân” của thể trạng con người. Điều đó có nghĩa là, vật chất và tinh thần được nhìn nhận là hai mặt “đối lập” (độc lập) cơ bản trong thể trạng con người. Theo đó, học tập kiến thức các môn như tự nhiên, xã hội là để sáng tạo ra giá trị tinh thần; còn thực hành công việc bằng lao động chân tay, trí óc là để tạo ra lợi ích vật chất. Vật chất và tinh thần là hai lĩnh vực không thể thiếu đối với đời sống con người. Sinh thời, Cụ Hồ thường nói đến việc học và hành như vậy, tức vừa phải học vừa phải làm (nói và làm). Cũng như muốn đánh thắng giặc “ngoại xâm” (đế quốc, thực dân) thì phải vừa tăng gia, vừa sản xuất; còn muốn đánh thắng giặc “nội xâm” (nghèo đói, dốt nát) thì phải vừa học vừa hành. Giặc ngoại xâm là muốn nói đến kẻ đã xâm phạm vào luật pháp (biên giới) giữa “vật chất và tinh thần” của quốc gia, tức phần “cổ” của thể trạng con người; còn giặc nội xâm là muốn nói đến những kẻ đã xâm phạm vào vật chất và tinh thần của quốc gia, tức phần đầu và phần thân của thể trạng con người. Học là để nâng cao thể chất của cái đầu, tức nâng cao trình độ tri thức và văn hóa - biểu tượng ánh sáng của Mặt Trời (ban ngày); còn hành là để nâng cao thể lực của cái thân, tức nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý kinh tế xã hội - biểu tượng bóng tối của Vũ Trụ (ban đêm). Không có ngày, có đêm sẽ không có sự sống con người; tương tự, không có học và hành con người sẽ không tồn tại được. Do vậy, học vừa là nhu cầu, vừa là trách nhiệm của mỗi người sống trong xã hội. Đã là con người thì cần phải học; không học, tức thiếu cái đầu (tri thức và văn hóa), thì con người sẽ quay trở lại thành con vật, chỉ biết đi kiếm cái ăn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×