Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thế là nào Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ?

18 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
113.607
358
73
NoName.1284
23/09/2016 02:52:12
Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất trong câu, nêu người hay sự vật làm chủ sự việc. Phần lớn danh từ và đại từ giữ chức vị là chủ ngữ trong câu, các loại từ khác, đặc biệt là tính từ và động từ (gọi chung là thuật từ) cũng có khi làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, tính từ và động từ được hiểu như một danh từ. Chủ ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? Sự vật gì?, v.v..
Ví dụ:
- Tôi đang làm việc (Tôi là chủ ngữ).
- Nam đang đi học. (Nam là chủ ngữ)
- Lao động là vinh quang (Lao động là động từ, nhưng trong trường hợp này thì Lao động đóng vai trò là chủ ngữ).
- Quyển sách bạn tặng tôi rất hay (Quyển sách bạn tặng tôi là chủ ngữ, và đây là một cụm chủ - vị đóng vai trò làm chủ ngữ, quyển sách bạn: chủ ngữ/ tặng tôi: vị ngữ, quyển sách bạn tặng đóng vai trò là chủ ngữ trong câu "Quyển sách bạn/ tặng tôi rất hay").

Vị ngữ là bộ phận thứ hai trong câu, nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm, v.v... của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ.
- Vị ngữ có thể là một từ, một cụm từ, hoặc có khi là một cụm chủ - vị.
- Vị ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi: Làm gì? Như thế nào? Là gì ?, v.v..
Ví dụ:
- Con mèo con đang ngủ (đang ngủ là vị ngữ).
- Ngôi nhà đẹp quá (đẹp quá là vị ngữ)
- Chiếc bàn này gỗ còn tốt lắm (gỗ còn tốt lắm là vị ngữ, và là một cụm chủ - vị: gỗ: chủ ngữ/ còn tốt lắm: vị ngữ, ở đây cụm chủ - vị đóng vai trò là vị ngữ trong câu "Chiếc bàn này gỗ/ còn tốt lắm")

Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung cho nòng cốt câu, tức là bổ nghĩa cho cả cụm chủ vị trung tâm. Trạng ngữ thường là những từ chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn, mục đích, phương tiện, cách thức… để biểu thị các ý nghĩa tình huống: thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, kết quả, phương tiện, v.v.. Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm chủ vị.
Ví dụ:
- Thỉnh thoảng, tôi lại về thăm Ngoại. (Thỉnh thoảng là Trạng ngữ chỉ thời gian. "Tôi - lại về thăm Ngoại" là một cụm chủ – vị, được từ Thỉnh thoảng bổ nghĩa, làm rõ việc tôi về thăm Ngoại là không thường xuyên, do đó Thỉnh thoảng là trạng ngữ. Còn khi phân loại trạng ngữ thì Thỉnh thoảng là từ chỉ về thời gian nên Thỉnh thoảng trong câu trên là trạng ngữ chỉ thời gian).
- Với giọng nói từ tốn, bà kể em nghe về tuổi thơ của bà. (Với giọng nói từ tốn là trạng ngữ chỉ cách thức).
- Trước cổng trường, từng tốp các em nhỏ tíu tít ra về. (Trước cổng trường là trạng ngữ chỉ địa điểm).
- Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn luyện thật tốt. (Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ là trạng ngữ chỉ mục đích).
- Cô bé dậy thật sớm thổi giúp mẹ nồi cơm, vì muốn mẹ đỡ vất vả. (Vì muốn mẹ đỡ vất vả là trạng ngữ chỉ nguyên nhân).

Bổ ngữ là thành phần phụ đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hay tính từ đó và góp phần tạo thành Cụm động từ hay Cụm tính từ.
Ví dụ:
- Cuốn sách rất vui nhộn. (rất là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho tính từ "vui nhộn", rất vui nhộn được gọi là Cụm tính từ).
- Gió đông bắc thổi mạnh. (mạnh là bổ ngữ, làm rõ nghĩa cho động từ "thổi", thổi mạnh được gọi là Cụm động từ).

Định ngữ là thành phần phụ trong câu tiếng Việt. Nó giữ nhiệm vụ bổ nghĩa cho danh từ (cụm danh từ). Nó có thể là một từ, một ngữ hoặc một cụm Chủ - Vị.
Ví dụ:
- Chị tôi có mái tóc đen. (Đen là định ngữ, đen là từ làm rõ nghĩa cho danh từ "tóc").
- Chị tôi có mái tóc đen mượt mà. (Đen mượt mà là định ngữ, đen mượt mà là ngữ làm rõ nghĩa cho danh từ "tóc").
- Quyển sách mẹ tặng rất hay. (mẹ tặng là định ngữ, mẹ - tặng là cụm Chủ ngữ - Vị ngữ, làm rõ nghĩa cho danh từ "Quyển sách").

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
172
78
NoName.6448
26/12/2016 16:35:14
hay, được
222
103
NoName.80141
18/09/2017 16:37:38
Thế Nếu Câu: Trung Thực là đức tính tốt của con người. Chủ ngữ là gì? 
133
106
Nguyễn Anh Khoa
15/10/2017 18:59:14
còn thế nếu câu mười năm sau em lâm bệnh nặng vậy từ nào là chủ ngữ từ nào lafvij ngữ tù nào là trạng ngữ
112
56
đỗ thành vinh
10/11/2017 21:54:05
hay quá mas hay . thank you
38
141
NoName.150616
27/12/2017 15:02:15
biết hết mẹ rồi
36
159
tên gì kệ tao
27/12/2017 15:04:48
xàm vcl
25
85
LELINHVY
28/12/2017 05:12:45
CHAANG HIEU CAI QUAI GI GHI CHO RO GIUM CAI -_-.
50
24
LELINHVY
28/12/2017 05:20:16
Xác định Chủ ngữ – Vị ngữ trong câu  
1 SỐ ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH LỚP 6 CHẤT LƯỢNG CAO (Tiếng Việt)
 
---Một câu thường có hai bộ phận chính là Chủ ngữ và Vị ngữ.
Xác định thành phần trung tâm của câu tức là xác định được thành phần Chủ – Vị làm nòng cốt trong câu---
1.CHỦ NGỮ
Chủ ngữ là bộ phận thứ nhất , nêu người hay sự vật làm chủ sự việc trong câu. Chủ ngữ có thể dùng trả lời câu hỏi :Ai ? Cái gì ? Con gì ? Việc gì ? Sự vật gì ?
Phần nhiều danh từ và đại từ (xem phần nói rõ thêm *) giữ chức vụ chủ ngữ. Các loại từ khác, đặc biệt là tính từ và động từ ( gọi chung là thuật từ ) cũng có khi làm chủ ngữ. Trong trường hợp này, tính từ và động từ được hiểu như một danh từ.
VD :
– Học tập là quyền lợi và đồng thời là nghĩa vụ của mỗi chúng ta.
Học tập là động từ. Trường hợp này, được hiểu là “Việc học tập”.
– Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại.
Tốt đẹp, xấu xa là tính từ . Trường hợp này được hiểu là “cái tốt đẹp”, “cái xấu xa”.
+ Chủ ngữ có thể là một từ.
VD :
– Học sinh học tập.
+ Cũng có thể là một cụm từ.
VD:
– Tổ quốc ta giàu đẹp.
Tổ quốc ta là chủ ngữ gồm có hai từ ghép lại : Tổ quốc và ta.
Trường hợp này gọi là bộ phận chủ ngữ
+ Cũng có thể là cụm chủ vị.
VD:
– Chiếc bút bạn tặng tôi rất đẹp.
Chiếc bút bạn / tặng tôi là cụm C-V.
Trường hợp này gọi là bộ phận chủ ngữ
VỊ NGỮ
Vị ngữ là bộ phận thứ hai nêu hoạt động, trạng thái, tính chất, bản chất, đặc điểm … của người, vật, việc nêu ở chủ ngữ; có thể dùng trả lời câu hỏi : Làm gì ? Như thế nào ? Là gì ?
+ Vị ngữ có thể là một từ.
VD :
– Chim hót.
– Chim bay.
+ Vị ngữ cũng có thể là một cụm từ.
VD:
– Mấy con chiền chiện ríu rít gọi nhau trên tầu cau.
Trường hợp này gọi là bộ phận vị ngữ.
+ Cũng có thể là cụm chủ vị.
VD:
– Bông hoa này cánh còn tươi lắm.
cánh / còn tươi lắm là cụm chủ vị.
Trường hợp này gọi là bộ phận vị ngữ.
CỤM CHỦ – VỊ
Một câu có thể có nhiều chủ ngữ hoặc nhiều vị ngữ, cũng có câu vừa có nhiều chủ ngữ vừa có nhiều vị ngữ.
VD:
– Cây bầu, cây bí / nói bằng quả.
– Cây khoai, cây dong /nói bằng củ, bằng rể.
– Lớp thanh niên / ca hát, nhảy múa.
– Các thầy giáo, cô giáo / đã dìu dắt, dạy dỗ chúng em nên người.
———
(*) ĐẠI TỪ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ (hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu cho khỏi lặp lại các từ ngữ ấy.
VD:
– Chim chích bông sà xuống vườn rau. Nó tìm bắt sâu bọ.
Nó thay thế cho danh từ “Chim chích bông” . Nó là đại từ.
– Nam không ở trong lớp. Bạn ấy đi lên thư viện lấy tài liệu.
Bạn ấy thay thế cho danh từ “Nam”. Bạn ấy là đại từ.
– Tôi rất thích vẽ. Em gái tôi cũng vậy.
vậy thay thế cho động từ “thích vẽ ” , vậy là đại từ.
– Lúa gạo hay vàng bạc đều rất quý giá. Thời gian cũng thế.
thế thay thế cho tính từ “quý giá”, thế là đại từ.
(quathong.wordpress)
 
* Xác định các bộ phận trạng ngữ (nếu có),chủ ngữ và vị ngữ có trong các câu sau:
1. Trên nền cát trắng tinh,/nơi ngực cô Mai tì xuống đón đường bay của giặc,
---------TN1--------------- -------------TN2-------------------------------------------
/mọc lên /những bông hoa tím.
---VN--- ----CN-------------
2. Trưa,//nước biển// xanh lơ và khi chiều tà,//biển //đổi sang màu xanh lục.
--TN-- ---CN----- ---VN--- ----TN------ --CN-- ----VN-------------------
3. Cái cặp này //quai đã hỏng.
-----CN------- -----VN--------
(Đây là câu phức bao hàm trong đó vị ngữ có kết cấu C-V)
4. Tiếng cá quẫy tũng toẵng/ xôn xao quanh mạn thuyền.
5. Tiếng suối chảy/ róc rách.
6. Tiếng mưa rơi /lộp độp, tiếng mọi người /gọi nhau í ới.
24
35
NG ẨN DANH
20/03/2018 21:52:25
Bn có thể ns cụ thể hơn đc k? Mấy bn kia ns j kệ đi, bik rồi thì đừng xem, mắc mớ j?
22
32
..........
20/03/2018 21:54:54
Bn LELINHVY chép trên mạng nè nha, :)))))
23
33
tttttttt
20/03/2018 22:33:29
Cx hay!
24
17
NoName.261193
11/05/2018 12:25:50
hay Quá
24
16
đỗ thành vinh
01/07/2018 21:02:07
hay quá thank you mọi người
16
16
Lol fuck you
09/12/2018 12:26:05
Hay quá
14
8
Trâm ĐHNT
08/04/2019 16:30:42
Chuẩn ko cần chỉnh!!!!
10
7
Hieu
07/05/2019 23:01:55
Vỗ tay
6
6
yasuooo
08/06/2019 21:26:31
bn và đn là từ gợi tả và tt

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×