Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thế nào là phép so sánh? Có mấy kiểu so sánh? Cho ví dụ? Tìm các câu thơ có hình ảnh so sánh trong bài “Quê Hương” của Đỗ Trung Quân?

Bài 1 : a) Thế nào là phép so sánh ? Có mấy kiểu so sánh ? Cho ví dụ ?
b) Tìm các câu thơ có hình ảnh so sánh trong bài “ Quê Hương” của Đỗ Trung Quân ? Phân tích một hình ảnh mà em thấy thú vị nhất ?
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợn bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng tre
4 trả lời
Hỏi chi tiết
4.806
2
2
Trịnh Quang Đức
08/04/2019 16:27:50
Bài 1:
a) So sánh chính là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có tính tương đồng để làm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.
Có 2 kiểu so sánh :
- So sánh ngang bằng . VD : Bác Hồ như là vị cha già kính yêu của dân tộc ta.
- So sánh ko ngang bằng. VD : Tình yêu của mẹ dành cho con hơn mọi thứ tình yêu khác.
b) Các h.ảnh ss trong bài thơ QH:
Quê hương là chùm khế ngọt
Quê hương là đường đi học
Quê hương là con diều biếc
Quê hương là con đò nhỏ
Quê hương là cầu tre nhỏ
Phân tích Quê hương là con diều biếc: Quê hương xuất hiện với định nghĩa bình dị như con diều biếc chao nghiêng trên bầu trời tuổi thơ. Quê hương còn là những cánh đồng bát ngát hương lúa, là con đò nhỏ khua nước bên dòng sông thơ mộng. Những hình ảnh được nhà thơ sử dụng thật bình dị mà vô cùng tinh tế.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Trịnh Quang Đức
08/04/2019 16:29:22
Câu 3 phần b:
Trong đoạn thơ trên , tác giả đã sử dụng hình ảnh hoán dụ :
"trái tim" : chỉ tình yêu nước thương dân , yêu lí tưởng của các liệt sĩ Cách mạng
"hồn Trần Phú" : biểu thị một tấm gương , một liệt sĩ Cách mạng
" sóng xanh , cây xanh " :là hiện tượng bộ phận của núi , của biển , biểu thị sự trường tồn bất diệt
Qua đoạn thơ trên , Tố Hữu đã ca ngợi lòng yêu nước . Nhà thơ khẳng định tên tuổi và tinh thần Cách mạng của các liệt sĩ như Trần Phú - đời đời bất tử , trường tồn với đất nước thương yêu
2
1
Trịnh Quang Đức
08/04/2019 16:32:03
Bài 4:
a) Ẩn dụ là biện pháp tu từ dùng tên gọi của sự vật/hiện tượng này bằng tên của sự vật/hiện tượng khác có nét tương đồng giữa 2 đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, …) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.
Hoặc các bạn có thể hiểu nôm na là Ẩn dụ là biện pháp thay đổi tên gọi của sự vật/hiện tượng A với B, là các bạn gọi tên A nhưng ẩn B đi.
- Có tổng cộng 4 kiểu ẩn dụ mà các bạn thường gặp đó là:
1.Ẩn dụ hình thức (tức là tương đồng về hình thức)
Ví dụ:
Về thăm quê Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng
Tương đồng về hình thức là màu hồng của lửa và màu đỏ của hoa râm bụt.
2.Ẩn dụ cách thức (tức là tương đồng về cách thức)
Ví dụ:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Tương đồng về cách thức là ăn quả tương đồng với hưởng thành quả lao động, còn trồng cây tương đồng với công lao người tạo ra thành quả.
3.Ẩn dụ phẩm chất (tức là tương đồng về phẩm chất)
Ví dụ:
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Tượng đồng về phẩm chất là người cha tức đang ẩn dụ Bác Hồ, Bác đang chăm lo giấc ngủ cho các chiến sĩ như những người cha ruột đang chăm sóc cho các đứa con yêu của minh.
4.Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (tức là chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác hoặc cảm nhận bằng giác quan khác).
Ví dụ:
Giọng nói của chị ấy rất ngọt ngào
Chuyển cảm giác từ thính giác sang vị giác. Từ giọng nói nghe bằng tai qua đến ngọt ngào cảm nhận bằng miệng.
So sánh AD với SS
-Giống nhau: đều dựa trên cơ sở liên tưởng những nét tương đồng giữa các sự vật, sự việc khác nhau.
-Khác nhau:
+ So sánh thường cần đến từ so sánh hoặc dấu hiệu nhận biết phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh ( vd như dấu gạch ngang, dấu hai chấm...) So sánh có thể ngang bằng hoặc không ngang bằng.
+ Ẩn dụ không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật sự việc được nêu ra. Do vậy, ẩn dụ còn được gọi là so sánh ngầm. Phép ẩn dụ giữa các sự vật sự việc thường mang ý nghĩa ngang bằng, tương đương
1
1
Trịnh Quang Đức
08/04/2019 16:35:29
Câu 4 phần b ( tiếp)
biện pháp nổi bật là nghệ thuật ẩn dụ :
- thuyền như người con trai nhiều khát vọng
- biển là cô gái đầy bao dung...
=> thực chất là mượn hình ảnh biển và thuyền mà nói về tình cảm của mình....sự hiểu nhau của anh và em như thuyền, biển....và cả nỗi nhớ họ dành cho nhau...( kết hợp với ẩn dụ là biện pháp nhân hóa?)
từ những hình ảnh rất thực của cuộc sống, thi sĩ xuân quỳnh đã thẻ hiện được tình yêu cháy bỏng của mình qua những vẫn thơ đầy khát khao với những cung bậc khác nhau của tình yêu...một tình yêu giản dị mà cháy bỏng, cồn cào...ở đó thấy được cả chất nữ tính của thơ xuân quỳnh...
Bài 5:
a) Ở đâu có dấu giày đinh xâm lược Pháp thì nơi đó có nghĩa quân nổi dậy.
Hoán dụ lấy 1 bộ phận để chỉ toàn thể: quân xâm lược -> giày đinh xâm lược.
Hoán dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể: dấu giày đinh -> quân xâm lược

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư