Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến sự "giật mình" của nhân vật "ta" trong bài thơ Ánh trăng. Em có suy nghĩ gì về sự " giật mình" đó?

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
9.766
6
14
Hoa Từ Vũ
17/11/2017 21:42:35
Chúng ta đã từng biết đến vầng trăng nhớ cố hương của tiên thi Lý Bạch, từng rung cảm trước vẻ đẹp của ánh trăng - người bạn tri âm với người tù cộng sản HCM (Vọng nguyệt- NKTT). Và với bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy đã làm phong phú và giàu có thêm vẻ đẹp cũng như ý nghĩa của vầng trăng đã quen thuộc từ ngàn đời.
Bài thơ mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian. Cảm nghĩ trữ tình của tác giả men theo dòng tự sự này để bộc lộ . Bài thơ “Ánh trăng” là tâm sự của Nguyễn Duy, là suy ngẫm của nhà thơ trước sự đổi thay của hoàn cảnh sống, khi mà con người từ chiến tranh trở về cuộc sống hoà bình. Ba khổ cuối bài thơ “Ánh trăng” chính là một lời nói kịp thời, là hình ảnh biểu tượng ẩn chứa triết lí sâu sắc:
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn -đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
kề chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ trước hết là vầng trăng của tự nhiên. Nhưng vầng trăng còn là biểu tượng của quá khứ đầy tình cảm, khi con người trần trụi giữa thiên nhiên, hồn nhiên, không so đo, tính toán. Khi đó, tâm hồn con người rộng mở, khoáng đạt như sông, như đồng, như bể, như rừng. Toàn là những hình ảnh thiên nhiên rộng dài, hùng vĩ. Nhưng khi kháng chiến thành công thì con người nhốt mình vào cửa kính, buyn – đinh, sống riêng cho mình, cho cái cá nhân nhỏ bé. Bởi thế mà không gần gũi, không mặn mà với vầng trăng. Lúc này trăng tượng trưng cho quá khứ ân tình, cho những tình cảm lớn lao mộc mạc nhưng bất tử, sáng trong mãi mãi. Con người có thể quên quá khứ, nhưng quá khứ không bao giờ quên. Trăng cứ tròn vành vạnh cũng như quá khứ tươi đẹp không bao giờ mờ phai, không bao giờ khuyết thiếu. Chỉ có những ai mê mải với cái riêng mới có thể dửng dưng.
Sự xuất hiện trở lại của vầng trăng thật đột ngột, ở vào một thời điểm không ngờ. Tình huống mất điện đột ngột trong đêm khiến con người vốn đã quen với ánh sáng, không thể chịu nổi cảnh tối om nơi căn phòng buyn đinh hiện đại.
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn -đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ba động từ “vội, bật, tung” đặt liền nhau diễn tả sự khó chịu và hành động khẩn trương, hối hả của tác giả để đi tìm nguồn sáng. Và hình ảnh vầng trăng tròn tình cờ mà tự nhiên, đột ngột hiện ra vằng vặc giữa trời, chiếu vào căn phòng tối om kia, chiếu lên khuôn mặt đang ngửa lên nhìn trời, nhìn trăng kia. Tình huống gặp lại trăng là bước ngoặt tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong tình cảm và suy nghĩ của nhân vật trữ tình với vầng trăng. Vầng trăng đến đột ngột đã làm sáng lên cái góc tối ở con người, đánh thức sự ngủ quên trong điều kiện sống của con người đã hoàn toàn đổi khác.
Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ. Con người không còn muốn trốn chạy vầng trăng, trốn chạy cả bản thân mình được nữa.
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn. Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỉ ngày nào. Cách viết thật lạ và sâu sắc, dùng những từ không trực tiếp để diễn tả sự xúc động, cảm động chợt dâng trào trong lòng anh khi gặp lại vầng trăng. Người lính cảm thấy có cái gì “rưng rưng” tự trong tận đáy lòng và dường như nước mắt đang muốn trào ra vì xúc động trước lòng vị tha của người bạn “tri kỉ” của mình . Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào dạt. Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao. Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy ở tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm quá khứ tốt đẹp khi cuộc sống còn quá nghèo nàn, gian lao. Lúc ấy con người với thiên nhiên trăng là tri kỷ, tình nghĩa. Đối mặt với vầng trăng, bỗng người lính cảm thấy như đang xem một thước phim quay chậm về tuổi thơ của mình ngày nào, nới có “sông” và có “bể” .Chính những thước phim quay chậm ấy làm người lính trào dâng nhưng nỗi niềm và ngững giọt nước mắt tuôn ra tự nhiên, không chút gượng ép nào! Những giọt nước mắt ấy đã phần nào làm cho người lính trở nên thanh thản hơn, làm tâm hồn anh trong sáng lại. Một lần nữa những hình tượng trong tuổi thơ và chiến tranh được láy lại làm sáng tỏ những điều mà con người cảm nhận được. Cái tâm hồn ấy, cái vẻ đẹp mộc mạc ấy không bao giờ bị mất đi, nó luôn lặng lẽ sống trong tâm hồn mỗi con người và nó sẽ lên tiếng khi con người bị tổn thương. Đoạn thơ hay ở chất thơ mộc mạc, chân thành, ngôn ngữ bình dị mà thấm thía, những hình ảnh đi vào lòng người.
Vầng trăng đã thực sự thức tỉnh con người:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kề chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Khổ thơ cuối cùnh mang tính hàm súc độc đáo và đạt tới chiều sâu tư tưởng và triết lí. “Trăng tròn vành vạnh” là vẻ đẹp của trăng vẫn viên mãn, tròn đầy và không hề bị suy suyển dù cho trải qua biết bao thăng trầm. Trăng chỉ im lặng phăng phắc, trăng không nói gì cả, trăng chỉ nhìn, nhưng cái nhìn đó đủ khiến cho con người giật mình. Ở đây có sự đối lập giữa “tròn vành vạnh” và “kẻ vô tình”, giữa cái im lặng của ánh trăng với sự “giật mình” thức tỉnh của con người. Vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Hình ảnh “vầng trăng tròn vành vạnh”, ngoài nghĩa đen là vẻ đẹp tự nó và mãi mãi vĩnh hằng của cuộc sống còn có nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp của nghĩa tình quá khứ, đầy đặn, thuỷ chung, nhân hậu bao dung của thiên nhiên, của cuộc đời, con người, nhân dân, đất nước. Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc” có ý nghĩa nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt. Sự không vui, sự trách móc trong lặng im của vầng trăng là sự tự vấn lương tâm dẫn đến cái “giật mình” ở câu thơ cuối. Cái “giật mình” là cảm giác và phản xạ tâm lí có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái “giật mình” của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống. Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái hiện tại mà coi rẻ thiên nhiên. Thiên nhiên thật nghiêm khắc, lạnh lùng nhưng cũng thật ân tình, độ lượng bao dung, vầng trăng và thiên nhiên là trường tồn, bất diệt. Thì ra những bài học sâu sắc về đạo lí làm người đâu cứ phải tìm trong sách vở hay từ những khái niệm trừu tượng xa xôi. Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương soi để thấy được gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã ngủ ngon trong quên lãng.
“Ánh trăng” đã đi vào lòng người đọc bao thế hệ như một lời nhắc nhở đối với mỗi người: Nếu ai đã lỡ quên đi, đã lỡ đánh mất những giá trị tinh thần qúy giá thì hãy thức tỉnh và tìmlại những giá trị đó. còn ai chưa biết coi trọng những giá trị ấy thì hãy nâng niu những kí ức quý giá của mình ngay từ bây giờ, đừng để quá muộn. Bài thơ không chỉ hay về mắt nội dung mà cón có những nét đột phá trong nghệ thuật. Thể thơ năm chữ được vận dụng sáng tạo, các chữ đầu dòng thơ không viết hoa thể hiện những cảm xúc liền mạch của nhà thơ. Nhịp thơ biến ảo rất nhanh, giọng điệu tâm tình dã gấy ấn tượng mạnh trong lòng người đọc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
9
Trà Đặng
17/11/2017 21:46:15
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
(Ánh trăng - Nguyễn Duy)
Giật mình khi ngắm trăng. Tứ thơ kể cũng lạ. Vì xưa nay thi nhân thường ngắm trăng để chiêm ngưỡng cái vú mộng muôn đời mơn man (Nam Cao), hoặc để đồng cảm, để tức cảnh sinh tình. Từ ca dao – dân ca qua Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, đến Hồ Chí Minh… đều vậy. Bởi thế, với khổ kết bài thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy làm ta thêm một lần giật mình ngạc nhiên vì sự bất ngờ kỳ lạ của nó. Nhưng đọc kỹ cả bài thơ, lại thấy đó là một tất yếu.
Mở đầu như vậy, dẫn dắt, phát triển như thế, thắt nhút bằng tình tiết đột xuất mất điện (nguồn ánh sáng nhân tạo đang chói lòa bỗng phụt tắt) giữa phòng buyn đinh tối om, giữa thành phố Sài Gòn vừa được giải phóng, thì hành động của con người – anh lính chiến năm xưa - nhất định sẽ phải vội bật tung cửa sổ. Và hình ảnh vầng trăng tròn – người bạn tri kỷ, tri âm từng đồng hành sẻ ngọt chia bùi cùng con người suốt từ tuổi ấu thơ qua những năm dài trận mạc, đã bị hắn bỏ quên, phản bội từ năm hoà bình (1975) đến nay, bỗng đột ngột hiện ra, như một cứu tinh hết sức đúng lúc, đúng chỗ, rất rất kịp thời. Hắn tràn ngập niềm vui, sung sướng ngửa mặt đón luồng ánh sáng trong lành, dịu mát, mơn man từng milimet tế bào da thịt. Trong đầu hắn, cứ lần lượt hiện ra những cảnh trong quá khứ như cuốn phim quay chậm: này sông, này bể, này núi, này rừng… đâu đâu và khi nào cũng đều gắn bó với vầng trăng - ánh trăng thuỷ chung, tình nghĩa. Rồi cảnh cũ vụt biến mất. Chỉ còn trước mặt hắn, trước mắt hắn, đối diện đàm tâm, không thể trốn tránh: hình ảnh vầng trăng tròn vành vạnh nhận hậu, cao cả, bao dung, độ lượng cho qua: trách chi người vô tình. Hắn không dám thở nữa, không dám cúi mặt, lẩn tránh bởi ánh trăng im phăng phắc như cái nhìn hết sức nghiêm khắc của vị quan tòa công minh đang chiếu thẳng vào khuôn mặt đã bắt đầu mập ra, ánh mắt đã bắt đầu mờ đục vì cuộc sống sau mấy năm hậu chiến giữa hòn ngọc Viễn Đông này. Hắn giật mình ghê sợ cho chính hắn. Cái giật mình tự vấn lương tâm của người lính cựu vừa ra khỏi cuộc chiến tranh tàn khốc và kéo dài. Cái giật mình sám hối chưa hẳn là đã muộn. Cái giật mình bắt đầu cho sự trở lại những tình cảm sáng trong đẹp đẽ: sự thủy chung, lòng nhân hậu, biết ơn đất nước, nhân dân, thiên nhiên và quá khứ một thời, và nửa đời không thể nào quên.
Bài thơ trữ tình có dáng dấp tự sự Ánh trăng mượn một tình huống ngẫu nhiên mà tất yếu trong thiên nhiên và cuộc sống thường nhật cuối những năm 80 thế kỷ trước ở miền Nam để khái quát một quy luật tâm lý con người, xã hội từ thời chiến chuyển qua thời bình. Nhà thơ muốn nhắn nhủ đạo lý Uống nước nhớ nguồn! Lãng quên, vô tình với quá khứ là phản bội, là tội lỗi, cũng tồi tệ, đáng coi thường chẳng khác gì ăn mày dĩ vãng. Bằng thông điệp nghệ thuật, bằng cái giật mình ăn năn, bừng ngộ của nhận thức và tình cảm, Ánh trăng trở thành biểu tượng nghệ thuật cho sự dịu dàng, công tâm và nhân ái của đất nước cùng nhân dân trước lỗi lầm của không ít cá nhân con người. Đọc Ánh trăng, tôi chỉ muốn xin có những cái giật mình trước những lầm lạc, sai quấy của tôi, của bạn, để chúng ta sớm được tẩy rửa, tốt đẹp hơn trong ánh trăng hiền minh, trong vắt ngàn đời. Giật mình để nhận ra chính mình, để biết xấu hổ, để lớn lên, đẹp hơn, trong mắt người yêu, người thân và trong mắt mọi người.
Dưới Ánh trăng của Nguyễn Duy, cái giật mình nghệ thuật khởi sinh từ cái giật mình sinh - tâm lý, cuối cùng đã có thể nâng tới tầm cái giật mình triết lý nhân sinh.
***
Cảm nhận và bình luận tản mạn về 6 cái giật mình… trong thơ Việt của tôi mong được sự phủ chính, phản bịện hay bàn sâu hơn từ phiá các bạn đọc gần xa. /.
31
2
Hạ Hạ
17/11/2017 21:46:46
- Nguyên nhân dẫn tới sự giật mình đó là do ánh trăng vàng óng ánh và im lặng đến lạ thường làm cho tâm hồn của người thi sĩ cũng bị giật mình. Trăng lặng lẽ tròn một cách trong sáng vô tư, mặc cho thời gian trôi, không gian biến đổi, mặc cho bạn bè xưa ai đó quay lưng. Nhưng đó là chất thử, chất xúc tác, khơi gọi niểm xúc động, tạo sự sám hối, đánh thức lương tâm ở con người...
- Theo em, cái giật mình đó được diễn tả trong đoạn thơ thể hiện sự bừng tỉnh đáng quý, cần có để làm người. Giờ đây, con người đã tìm được con đường trở về với chính con người mình trước đây, đã tìm lại được những tháng ngày tình nghĩa đã vô tình quên lãng. Qua đoạn thơ, Nguyễn Duy cũng đã khám phá ra vẻ đẹp không bao giờ kết thúc của con người. Hành trình đi tìm những hạt ngọc ẩn dấu trong tam hồn con người không bao giờ ngơi nghỉ và việc hoàn thiện mình của chính mỗi con người cũng không phải là một sớm một chiều.
Linh Quỳnh
Thank you ????

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×