Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Theo em, trong thời đại ngày nay, vấn đề đạo đức gia đình có còn quan trọng không? Vì sao?

“ Văn học trung đại nước ta sau những vấn đề đấu tranh xã hội ,còn thường đề cập đến vấn đề đạo đức gia đình ,đặc biệt là luôn đề cao những tấm gương hiếu thảo với cha mẹ ”
Qua một số tác phẩm văn học trung đại mà em đã học trong chương trình ngữ văn 9 hãy làm sáng tỏ nội dung “ Văn học nước ta luôn đề cao những tấm gương hiếu thảo đối vơi cha mẹ ” .
Theo em ,trong thời đại ngày nay ,vấn đề đạo đức gia đình có còn quan trọng không ? Vì sao ?
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
7.214
17
3
Nguyễn Nhật Thúy ...
12/01/2019 21:50:09
Văn học cổ là tấm gương trung thực phản ánh những cuộc đấu tranh của dân tộc chống xâm lược, những cuộc đấu tranh xã hội chống áp bức bất công. Nhưng bên cạnh đó, văn học trung đại còn đề cập tới vấn đề đạo đức gia đình. Không ít tác phẩm trung đại đã nêu cao những hình ảnh cảm động, những tình cảm đẹp đẽ về mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ, giữa vợ với chồng và anh chị em với nhau. Trong đó có rất nhiều tấm gương hiếu thảo làm cảm động lòng người:
- Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ) đã thay chồng vắng nhà hết lòng phụng dưỡng mẹ chồng, chăm sóc thuốc thang chu đáo khi mẹ chồng lâm bệnh, rồi lo liệu ma chay chu đáo cho mẹ chồng khi bà qua đời nhưđối với cha mẹ đẻ mình
- Nàng Thúy Kiều (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du):
+ Trong cơn gia biến, nàng đã phải hi sinh chữ tình để làm tròn chữ hiếu quyết định bán mình cứu cha và gia đình khỏi cơn nguy biến
+ Trong suốt thời gian luư lạc, chìm nổi, khổ đau, nàng vẫn không lúc nào nguôi quên cha mẹ, bao lần xót xa, thương cha già già mẹ yếu nơi góc bể chân trời - Lục Vân Tiên (“Truyện Lục Vân Tiên” – Nguyễn Đình Chiểu) là hiện thân của nhân nghĩa nói chung, đạo hiếu nói riêng Ra kinh đô, sắp vào trường thi, nhận được tin mẹ mất, chàng liền bỏ thi về chịu tang. Vân Tiên khóc thương mẹ thành lâm bệnh, trên đường về mù cả hai mắt.
- Kiều Nguyệt Nga vì lòng lòng hiếu thảo mà thân gái dặm trường, vượt ngàn dặm xa về “lo bề nghi gia” theo lời cha dạy.
2. Vấn đề đạo đức gia đình trong thời đại ngày nay: Trong thời đại ngày nay, vấn đề đạo đức gia đình vẫn vô cùng quan trọng đồng thời lí giải được vai trò, tầm quan trọng của đạo đức gia đình cũng như tấm lòng hiếu thảo của con người trong gia đình cũng như ở ngoài xã hội:
- Đạo đức gia đình, đặc biệt là tấm lòng hiếu thảo giúp con người sống tốt hơn, đẹp hơn, có nhân nghĩa ân tình.
- Đạo đức gia đình vẫn là thước đo nhân cách.
- Nó còn là nấc thang của mỗi người để tiến tới tấm lòng trung hiếu, thể hiện lẽ sống hết mình vì nước vì dân. - Không thể có kẻ bất hiếu, sống tồi tệ trong một gia đình mà lại có thể trở thành công dân tốt, trung với nước hiếu với dân

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
4
8
Quỳnh Anh Đỗ
13/01/2019 07:04:48
Người Việt Nam, vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo và Phật giáo, coi đạo Hiếu là đạo lý cơ bản của con người, là gốc của nhân cách và là nền tảng của đạo đức xã hội. Văn học Việt Nam viết về hiếu nghĩa là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trong văn học dân gian còn lưu lại những điển tích về đạo hiếu của người Việt. Câu chuyện “Sự tích bánh chưng bánh dầy” đã nói về Lang Liêu, vị hoàng tử thứ mười tám, là người con hiếu thảo đã dâng lên vua cha thứ bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh dầy tượng trưng cho trời với ý nghĩa xem công cha nghĩa mẹ to lớn như trời cao đất rộng, che chở cho con cái sống an vui giữa đời. Do vậy mà được vua Hùng trao truyền ngôi vua. Trong khi đó, những người con khác dâng lên vua cha tiền bạc, vàng ngọc châu báu, của ngon vật lạ của đều bị đức vua từ chối. Câu chuyện đã lưu truyền từ đời này sang đời khác và bánh chưng, bánh dầy đã trở thành một sản phẩm cổ truyền thường được dâng cúng tổ tiên trong dịp Tết Nguyên Đán và các lễ hội hàng năm.
Kho tàng ca dao Việt Nam với những lời lẽ mộc mạc, dễ hiểu đã đề cao được công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ to lớn như trời biển không gì sánh nổi:
Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
“Công cha nghĩa mẹ cao dày,
Cưu mang trứng nước những ngày còn thơ.
Nuôi con khó nhọc đến giờ,
Trưởng thành con phải biết thờ song thân”
Nguyễn Trãi, vị anh hùng dân tộc vào thế kỷ thứ mười lăm, là một nhà quân sự thiên tài, nhà chính trị lỗi lạc, một nhà văn hóa vĩ đại của dân tộc. Trong tác phẩm “Gia huấn ca”, ông đã đề cao đạo đức, luân lý trong mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội. Đạo Hiếu được nhấn mạnh rất rõ:
“Dù nội ngoại bên nào cũng vậy,
Đừng tranh dành bên ấy, bên này,
Cù lao đội đức cao dày,
Phải lo hiếu kính đêm ngày khăng khăng.”
Còn nữa, phận làm con đối với cha mẹ:
“Khi ấm lạnh ta hầu săn sóc
Xem cháo cơm thay thế mọi bề
Ra vào thăm hỏi từng khi
Người đà vô sự ta thì an tâm.”
Bên lũy tre làng, còn vẳng đâu đây những lời ru ngọt ngào của mẹ đã dạy dỗ các con từ thuở còn thơ ấu:
Ru hời, ru hỡi, ru hời
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.”
Cho dù có vất vả chăm sóc cho cha mẹ già, trong thâm tâm người con ngoài việc muốn tỏ lòng biết ơn, lòng hiếu thảo với cha mẹ nhưng còn muốn giáo dục đạo Hiếu cho con cái của mình:
Nếu mình hiếu với mẹ cha,
Thì con cũng hiếu với ta khác gì
Nếu mình ăn ở vô nghì
Đừng mong con hiểu làm gì uổng công! Văn học Việt Nam về chủ đề đạo Hiếu thật nhiều lời hay, ý đẹp, ngọt ngào mà có ý nghĩa giáo dục sâu sắc với nhiều cung bậc, nhiều tiết tấu, bao la bát ngát tình đời, tình người. Ca dao có câu: “Dù ai buôn bán đâu đâu, cứ rằm tháng Bảy mưa ngâu thì về”. Rằm tháng bảy là ngày “Xá tội vong nhân”, người dân Việt Nam thường phát tâm làm lành, dâng lễ ở chùa và nhà cầu nguyện cho những người đã khuất trong gia đình. Tháng bảy âm lịch, mùa báo hiếu là dịp chúng ta nhắc nhở nhau nguồn cội sự sống, đạo lý sống và suy ngẫm về thuyết nhân quả để sống cho tròn chữ Hiếu, hợp với lòng Trời và lòng Người, xã hội an vui hạnh phúc. Đây là một nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×