LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thời đại ngày nay là thời đại đất nước ta mở rộng giao lưu với các nước khác. Theo em làm thế nào để Tiếng Việt ngày càng phong phú và giàu có hơn?

( viết dưới dạng 1 đoạn văn )
1 trả lời
Hỏi chi tiết
176
2
0
........
14/03/2019 21:52:00
Đối với đất nước ta, Tiếng Việt là tiếng nói chính thống của dân tộc Việt. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước dù đã có biết bao những biến cố, thăng trầm của lịch sử nhưng Tiếng Việt vẫn tồn tại và luôn được mỗi con người đất Việt gìn giữ và phát triển. Khi Cách mạng tháng Tám giành thắng lợi, đất nước bước sang một kỉ nguyên mới – độc lập, tự do – tiếng Việt cũng giành được địa vị xứng đáng. Nó trở thành ngôn ngữ quan trọng trong mọi hoạt động hành chính, xã hội của đất nước. Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam. Và từ đó đến nay, tiếng Việt không ngừng được hoàn thiện và ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu đi lên của xã hội và đất nước. Tuy nhiên trong xu thế hội nhập hiện nay, cùng với sự phát triển của nhiều lĩnh vực đời sống, tiếng Việt cũng có nhiều thay đổi. Đặc biệt là hiện tượng từ “lạ” xuất hiện ngày càng nhiều. Nhận xét về hiện tượng này có người cho rằng đó là sự “sáng tạo” làm giàu thêm vốn ngôn ngữ, là hiện tượng bình thường, “dễ thương” và không nên từ chối. Không thể phủ nhận một thực tế rằng, trước sự phát triển năng động của cuộc sống, tiếng Việt cũng phải mở rộng, phải phát triển vốn từ để đáp ứng nhu cầu sử dụng. Và bằng nhiều cách như vay mượn yếu tố ngôn ngữ nước ngoài hay sự sáng tạo từ những yếu tố tiếng Việt đã có, chúng ta đã tạo ra nhiều từ ngữ mới chuẩn xác, tinh tế làm cho tiếng Việt thêm giàu và đẹp. Ví dụ như “ngân hàng đề thi”, “toàn cầu hóa”, “tăng trưởng nóng”, “siêu tốc” hay “tuổi teen”.... Nhưng sự mới lạ không phải bao giờ cũng đồng nghĩa với cái tích cực, đúng đắn. Sự tăng trưởng “nóng” của tiếng Việt trong thời gian gần đây đang thể hiện những yếu tố tiêu cực. Chúng ta không thể không bất ngờ, ngạc nhiên đến băn khoăn, day dứt khi đọc được những dòng chữ “tiếng Việt” của thế hệ 8x, 9x hiện nay như “Pan co koe ko?”, “Pan dag lam j?”, “Pan nâu mam ckua?”. Không chỉ dừng lại ở việc nhắn tin qua điện thoại cho bạn bè, cho người cùng trang lứa mà nhiều khi các em còn sử dụng kiểu viết ấy để giao tiếp với cả anh chị, bố mẹ, thầy cô giáo...Ngoài ra do thói quen sử dụng nên một số học sinh đưa những từ lạ vào cả vở ghi thậm chí cả những bài kiểm tra, bài thi .... Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay, việc các em sử dụng các kí hiệu đơn giản là không sai. Nhưng điều đáng nói, các em đã nhầm lẫn khi biến nó thành những kí hiệu chung để nói và viết ở mọi lúc, mọi nơi. Có thể nói đây chính là sự “sáng tạo” tiếng Việt một cách kì quặc, quái dị, khác thường. Nó không chỉ làm cho tiếng Việt mất đi sự trong sáng mà còn là những hành động đi ngược lại với đạo lí truyền thống, với thuần phong mỹ tục, làm mất đi đặc sắc của văn hóa dân tộc. Nó chính là yếu tố góp phần không nhỏ tạo nên sự hỗn loạn, “ô nhiễm” trong đời sống ngôn ngữ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư