Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về cây tre, cây chè, cây cọ

9 trả lời
Hỏi chi tiết
3.693
1
2
Lê Ngọc Hoa
08/02/2018 19:02:14
Cây cọ là một loại cây không thể thiếu với người dân quê tôi. Nếu các bạn về miền trung du quê tôi sẽ thấy “rừng cọ, đồi chè” mát tầm mắt bởi màu xanh của rừng cọ bạt ngàn như ngàn cánh tay vẫy chào từ ngút ngàn xa như mời gọi khách lạ, như chào đón những đứa con quê hương trở về sau bao ngày bôn xa, xa cách.
Cây cọ như một đặc sản tạo ra nét riêng cho quê hương. Ngày còn nhỏ chúng tôi thường đi chăn thả trâu trên những đồi cọ, thoả sức nô đùa mà không sợ nắng, lá cọ như chiếc ô xoè bóng mát, che chở cho lũ trẻ. Nội tôi kể lại, ngày còn đánh Mĩ cây cọ cũng góp công lớn trong việc bắn máy bay của địch. Bên dưới những đồi cọ xanh rợp trời là nơi trú ẩn và mai phục của dân quân, du kích và bộ đội địa phương. Hoà bình lập lại, người dân quê tôi trở lại với cuộc sống ruộng đồng, lá cọ lại làm thành những chiếc ô che nắng cho mẹ nhổ mạ; làm thành chiếc nón lá cho ba lên nương.... Lá cọ còn có thể dùng lợp nhà rất tốt: nhà bằng lá cọ vừa bền lại rất mát. Thân cọ thẳng đứng với những chiếc bi cọ sắc nhọn như chiếc chông...
Tuy bề ngoài sù sì và gớm ghiếc nhưng bên trong lại là một món ăn đặc sản rất ngon đó là món củ ngũ cọ. Củ ngũ cọ là phần lõi gần búp cọ, nơi phình ra to nhất của thân cọ. Phải là người dân đã gắn bó với cây cọ như người dân quê tôi mới biết cách lấy được món đặc sản này. Cọ được chặt đổ rồi lấy búa bổ từng lớp bi, tách ra làm lộ lớp lõi tráng, khoét lấy phần non. Sau đó có thể ăn sống có vị giòn ngọt và rất mát, còn nếu xào lên thì lại có vị béo ngậy, bùi rất riêng. Nhưng đó là món ăn ngon nhưng rất lãng phí vì mỗi lần muốn thưởng thức món ăn này thì lại phải chặt cọ. Vì thế chỉ những khi có khách quý đến chơi, món củ ngũ cọ này mới có dịp xuất hiện. Lá cọ là một vật liệu rất tốt để đan nón. Chiếc nón được các cô thôn nữ đan rất đẹp đã có mặt trên mọi miền đất nước. Có thể nói, rừng cọ đối với người dân quê tôi như là cây tre đối với người dân Việt Nam vậy.
Nhớ lúc bé, chị em chúng tôi vẫn thường ngóng mẹ đi chợ về để đòi qua. Mỗi mùa mỗi thứ quà khác nhau nhưng đều mang mùi vị năm tháng quê nhà mà suốt cuộc đời không bao giờ tôi quên được. Cứ vào cuối tháng hai là đã có cọ ỏm rồi, mấy chị em chia nhau túi cọ mẹ mua, ăn nhồm nhoàm thật ngon. Cũng có lúc mẹ tôi mua cọ tươi về nhà tự ỏm, việc chọn cọ - nói như lũ thanh niên chúng tôi vẫn trêu nhau thì là “cả một nghệ thuật” đấy. Quả cọ ngon là quả được lấy từ cây cọ chưa bao giờ bị chặt lá, vì thường thường người ta vẫn trồng cọ lấy lá lợp nhà, làm chổi. Nếu cây cọ bị chặt lá một lần thì quả cọ sẽ còi cọc, hạt to và ăn rất chát, mất hết mùi vị đặc trưng của nó. Chọn cọ làm sao cho quả cọ dài, hạt nhỏ, lõi dày, bấm ngón tay thấy màu vàng ngậy như mỡ gà. Cọ đấy mà ỏm lên chắc chắn sẽ bùi ngon phải biết, cọ càng già ăn càng bùi, càng béo.
Ỏm cọ phải biết kĩ thuật, lấy nước giếng khơi đun nóng lên vừa phải. Om cọ từ 15 đến 20 phút, khi bóp thấy cọ mềm, nước váng nổi vàng sóng sánh như mờ gà là được. Cọ ỏm có lớp vỏ mỏng màu nâu sẫm, lõi cọ màu vàng, càng dầy càng ngon. Nếu ỏm bằng nước sôi hẳn thì thời gian nhanh hơn, khi ỏm nhớ đậy kín vung. Thường thì trước khi ỏm mang cọ rửa sạch rồi đem xóc lẫn vật sắc, nhọn như cật nứa hay mảnh chai để bong hết vỏ ngoài của cọ cho bớt chát. Khi ỏm cọ phải chú ý thời gian cho phù hợp, nếu không khéo cọ sẽ bị tóp lại, cứng chát không ăn được. Thế nên ỏm được một mẻ cọ ngon là phải khéo léo lắm, kì công lắm.
Quả cọ ngoài mang ỏm thì người dân quê tôi còn chọn những quả cùi dày, béo rồi mang cạo sạch vỏ đem làm dưa. Dưa cọ có vị mặn của muối, vị ngậy béo bùi bùi của cọ, có thể ăn cùng với cơm hoặc ăn chơi đều rất ngon. Nếu bạn đến thăm bất cứ một gia đình nào quê tôi, khi thấy trong mâm cơm bày món dưa cọ thì hãy mở lòng thưởng thức và đón nhận. Em nghĩ bạn sẽ không bao giờ quên hương vị của nó cho dù sau này được đi khắp nơi nơi, được ăn đủ thứ sơn hào hải vị đi chăng nữa. Tôi trộm nghĩ phải chăng cây cọ quê mình là thiên sứ cho vùng đất trung du đầy nắng gió này?
Nếu bạn đã từng được đi thăm rừng cọ bạt ngàn, từng nhìn thấy cọ lớn lên trên khô cằn sỏi đá, bằng cái nắng miền trung du phỏng rát chân trần thì khi đứng dưới tán cọ xanh tự lòng đã thây yêu cây cọ lắm, chứ chưa nói gì đến việc ăn thứ quả thơm bùi mọc ra từ gian khó.
Tôi nghĩ về loài cọ mà lại nghĩ đến con người nơi đây bao thế hệ vẫn không quản mưa nắng nhọc nhằn mà vươn cao, vươn xa mãi. Lòng tự nhắc nhở mình - Một người con đất Tổ phải cố gắng thật nhiều dẫu cho cuộc sống này còn biết bao nhiêu gian khó.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
12
1
Lê Ngọc Hoa
08/02/2018 19:03:09
Chè xanh là một loại cây rất gần gũi trong đời sống con người. Đã từ lâu lắm rồi, nước chè trở thành một phần không thể thiếu trong những cuộc trò chuyện của người Việt, trở thành một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc ta.
Nhiều nhà khoa học cho rằng cây chè có nguồn gốc từ vùng Đông Á và Đông Nam Á. Còn theo truyền thuyết, người đầu tiên phát hiện ra cây trà là vua Thần Nông, vào khoảng năm 2730 trước CN. Cây chè đã được khám phá và phát triển từ đó. Về sau, các tu sĩ Phật giáo trong quá trình truyền giáo đã đem cây chè sang An Độ và Nhật Bản. Dần dần, các thương gia đã đưa trà sang châu Âu và hình thành "văn hóa trà" trên khắp thế giới, mang nét đặc thù của từng dân tộc.
Cây chè chỉ có một thân chính, từ thân chính đó phân ra các cành nhánh. Người ta chia thân chè ra làm 3 loại: thân gỗ, thân nhỡ và thân bụi. Thân và cành chè tạo nên khung tán của cây chè. Trên cây chè có hai loại mầm: mầm sinh dưỡng và mầm sinh thực, mầm sinh dưỡng phát triển thành cành lá, mầm sinh thực phát triển thành nụ hoa và quả. Búp chè là đoạn non của một cành chè, gồm có tôm và hai hoặc ba lá non. Lá chè mọc cách trên cành, mỗi đốt có một lá, gân lá nổi lên rất rõ. Lá chè lúc mới mọc có màu xanh non, khi già hơn thì có màu xanh đậm. Rễ chè thuộc họ rễ cọc.
Chè là loại cây có rất nhiều công dụng. Chè thường được hái vào lúc sáng sớm, cả lá chè tươi hoặc xao khô đều có thể làm nước uống rất tốt. Uống chè giúp kích khích hệ thần kinh, giảm buồn ngủ, mát tim bổ phổi nên được rất nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra, chè còn rất hữu dụng trong việc làm giảm bệnh ung thư, huyết áp, làm đẹp da, giảm stress. Trà là thủ tục trong nhiều nghi lễ truyền thống, trà đạo là nét đẹp văn hóa ở nhiều quốc gia. Chè cũng là một mặt hàng xuất khẩu rất có giá trị. Tuy nhiên, cũng có một số lưu ý khi uống trà. Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Người ăn chay và người gầy không nên thường xuyên uống trà. Đặc biệt, chúng ta không nên uống trà lúc đói. Với những người thần kinh nhạy cảm, khó ngủ thì không nên uống trà vào buổi tối, vì chất cafein trong chè xanh sẽ gây kích thích làm mất ngủ.
Chè thường được trồng ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Khí hậu ẩm ướt và nhiều nắng ấm là hai yếu tố chính. Chè đặc biệt phù hợp với loại đất tốt, sâu chua và thóa nước nên hay được trồng nhiều ở những vùng trung du hoặc miền núi. Một số nơi trồng chè nổi tiếng ở nước ta như: Tân Cương(Thái Nguyên), Mộc Châu(Sơn La), Đà Lạt(Lâm Đồng), Pleiku(Gia Lai)... Những vùng này là nơi trồng chè cho năng suất cao trong cả nước, không những thế, nó còn thu hút khách du lịch đến thăm quan, chụp ảnh vì cảnh thiên nhiên đẹp và hùng vĩ.
Mùa hè là thời điểm tốt và thuận lợi để cây chè sinh trưởng và phát triển. Đây cũng là thời điểm cây chè ra búp nhiều nhất, vì vậy cần thu hái kịp thời cho đúng thời vụ, nếu không chè sẽ bị quá lứa dẫn đến giảm chất lượng. Chè thường được thu hoạch vào sáng sớm, lúc này, những tia nắng mặt trời mới bắt đầu ló rạng, những búp chè còn đọng nguyên sương đêm trong lành, tinh khiết của đất trời. Những đồi chè trải dài bát ngát đến tận chân trời còn tạo cảm hứng cho rất nhiều nhà văn, nhà thơ, đi vào thơ ca nhạc họa.
Cây chè đã có nguồn gốc từ lâu đời và sẽ còn nguyên giá trị dù hôm nay hay mai sau. Chè sẽ mãi đóng một vị trí đặc biệt trong cuộc sống tinh thần của người Việt.
3
1
Lê Ngọc Hoa
08/02/2018 19:03:58
Có lẽ đối với mỗi người Việt Nam, cây tre đã trở thành một phần của cuộc sống. Đặc biệt với mỗi con người ra đi từ làng quê thì hình ảnh những luỹ tre xanh đã ăn sâu vào tiềm thức, do vậy dù có đi đâu đến nơi đâu họ cũng đều nhớ về luỹ tre xanh như nhớ về kỉ niệm gắn bó, thân thương nhất. Và đó chính là niềm tự hào của họ hàng nhà tre chúng tôi.
Sự gắn bó, gần gũi của họ hàng nhà tre chúng tôi được thể hiện ở chỗ đi bất cứ nơi đâu, đồng bằng hay miền núi thì bạn cũng đều thấy chúng tôi nghiêng mình trên những con đường hay trong những cánh rừng bát ngát. Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc, nào là: Tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, rồi dang, rồi hóp và cả luỹ tre thân thuộc đầu làng...
Khác với các loài cây khác, từ khi mới bắt đầu sinh ra, chúng tôi đã thể hiện sự ngay thẳng, điều đó các bạn có thể thấy ngay khi nhìn những mầm tre mọc thẳng tắp và dù trong bất cứ môi trường nào chúng tôi cũng vẫn vươn lên để sống mạnh mẽ và xanh tốt. Thân tôi gầy guộc hình ống rỗng bên trong,màu xanh lục,đậm dần xuống gốc . Tôi bền bỉ hiên ngang chẳng dễ gì bị ngã dưới các anh mưa chị gió. Vả lại trên thân tôi có rất nhiều rất nhiều gai nhọn như những chiếc kim giúp tôi tự vệ ,bảo vệ cuộc sống của mình trước những bàn tay ác qủy dám chặt phá tôi một cách vô lí. Lá của tôi mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan rung rinh theo những cơn gió thoảng. Rễ tôi thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ .
Vào những ngày khô hạn nóng nực vô cùng. Cả nhà chúng tôi đung đưa theo gió, dang những cành tre che mát cho đàn con - những đàn con thân yêu. Đến thời kì mưa gió bão bùng,chúng tôi kết thành lũy dày kiên cố ra sức chống gió cản mưa. Chính nhờ đặc điểm này mà chúng tôi sông được ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, ở những nơi gần nước hay những nơi xa nước. Vì thế mà câu thơ này ra đời:
"Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu"...
Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, chúng tôi luôn cùng con người đấu tranh cho độc lập, tự do. Chẳng thế mà từ lâu, người Việt đã ví chúng tôi với phẩm chất quật khởi của dân tộc ngàn đời.Những ngày đất nước Việt Nam còn sơ khai, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc. Thưở đất nước còn chưa có vũ khí hiện đại như bây giờ, chúng tôi là vũ khí mạnh nhất được dùng để tiêu diệt quân thù. Và trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, chúng tôi cũng tích cực tham gia kháng chiến bằng cách góp một phần bé nhỏ cơ thể mình để làm ra những cây chông nhọn hoắt sẵn sàng tiêu diệt kẻ thù. Bởi vững vàng trong chiến đấu mà họ mà tre tôi đã được phong danh hiệu anh hùng bất khuất.
Không chỉ trong đánh giặc giữ nước, loài tre nhà chúng tôi còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi khi về thăm một thôn xóm, một bản làng nào bạn cũng sẽ thấy vòng tay của chúng tôi dang rộng, ôm trọn và toả bóng mát cho cho cả dân làng. Trong vòng tay của chúng tôi, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặp cỏ. Những trưa hè, chúng tôi thật hạnh phúc khi được ngắm những khuôn mặt trẻ thơ say nồng giấc ngủ trong tiếng võng kẽo kẹt dưới khóm tre. Hơn thế chúng tôi còn là những vật liệu để bà con dựng nhà, những ngôi nhà được làm từ tre rất mát mẻ và sạch sẽ.
Dưới bóng chúng tôi là cả một nền văn hoá lâu đời đang từng ngày được nâng niu và gìn giữ. Trong đời sống sinh hoạt, chúng tôi còn làm ra những đồ dùng thân thuộc với mỗi người: đó là đôi đũa, là chiếc chõng tre, chiếc giường tre. Đối với mỗi gia đình nông dân, tre tôi là người bạn vô cùng thân thiết. Ngoài ra cây danh, nứa, một trong những họ nhà trẻ còn giúp con người chẻ lạt buộc nhà, nứa giúp cắm sào làm giàn cho bầu bí leo quấn quýt vào nhau. Tre còn gắn với tuổi già, cho họ chiếc ống điếu hút thuốc làm vui.
Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích. Dưới những bãi đất rộng, được chúng tôi che hết ánh nắng oi ả của mùa hè, các bạn tha hồ chơi đùa thoả thích. Các bạn nữ còn trò gì thú vị hơn ngồi đánh chuyền với những que chắt bằng tre. Còn các bạn nam lại chạy nhảy reo hò theo tiếng sáo vi vút trên chiếc diều cũng được làm ra từ tre. Những cánh diều đó sẽ đem ước mơ của các bạn về nơi xa.
Tre chúng tôi còn làm nên những tiếng nhạc réo rắt từ những cây sáo tre, sáo trúc, làm vơi đi bao nỗi vất vả nhọc nhằn của người nông dân chân lấm tay bùn.
Ngày nay loài tre của chúng tôi còn vươn xa hơn nữa. Có một giáo sư là Việt Kiều sống ở Pháp đã đưa anh em chúng tôi sang trồng thử trên đất Pháp. Thế mà ở xứ lạ, chúng tôi vẫn sống vững vàng. Ngày sau, dẫu nước mình có hiện đại hơn, loài tre chúng tôi cũng vẫn sẽ ngay thẳng, thuỷ chung và can đảm để tôn lên những đức tính của người hiền - đức tính Việt Nam.
0
1
Su Bi Ka
08/02/2018 19:31:17
Những câu thơ:"Rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt", hay"Cọ xòe ô che nắng / Râm mát đường em đi"…đã in đậm trong tâm trí tôi từ thuở thiếu thời. Mỗi lần nhớ đến, tôi lại nhớ về quê tôi Phú Thọ, nhớ về miền trung du, nhớ về những đồi cọ, trở về với tuổi thơ,...
Mỗi lá cọ tròn xoe, xanh ngắt như thế này, luôn gần gũi với người dân vùng trung du, Phú Thọ.
Những câu thơ từ thuở ấu thơ ấy cứ theo tôi mỗi chặng đường dài. Dường như luôn nhắc nhở tôi về một vùng quê nghèo khó, xóm làng với những căn nhà lợp lá cọ thấp thoáng trên sườn đồi. Chỉ có những bóng cọ, đồi chè, nương sắn và những người dân thôn quê chân chất, chịu thương chịu khó,
Mỗi khi mùa hè đến, nỗi nhớ quê hương trong tôi thêm da diết. Hình ảnh bà nội với chiếc quạt được làm từ cọ cứ chầm chậm đưa theo vòng tay quạt mát và xua muỗi cho tôi vào mỗi đêm hè oi bức. Càng nhớ hơn khi mỗi sáng tinh mơ, lúc mà tôi đang còn say giấc nồng, đã nghe văng vẳng tiếng chổi cọ quét sân của mẹ…
Quê hương, tuổi thơ chưa bao giờ nguôi ngoai, quên sao được những buổi đến trường, rồi những hôm đi chăn trâu, cắt cỏ, dù bất kể trời mưa hay nắng, nhưng thấy yên tâm hơn khi có tấm lá cọ tròn xoe che trên đầu…
Cứ vào khoảng tháng 7, những cây cọ trong rừng bắt đầu ra hoa, kết trái. Đến cuối tháng 10, đầu tháng 11 quả cọ bắt đầu chín, màu vỏ xanh đậm hơi nâu nâu. Những quả cọ ngon là quả được lấy từ cây cọ chưa bao giờ bị chặt lá, vì cọ bị chặt lá một lần thì quả cọ sẽ còi cọc, hạt to và ăn rất chát, mất hết mùi vị đặc trưng của cọ.
Mỗi mùa quả cọ chín, lũ trẻ chúng tôi lại bắc thang để leo trèo, hái bằng được những quả cọ căng tròn, mang về cho vào nồi ỏm, ăn no bụng thay cơm. Quả cọ chín, lõi vàng ươm, ăn bùi và rất ngậy. Quả cọ ngoài mang ỏm thì người dân quê tôi còn chọn những quả cùi dày, béo rồi mang cạo sạch vỏ đem làm dưa. Dưa cọ có vị mặn của muối, vị ngậy béo bùi bùi của cọ.
Tôi thường về quê bằng tàu, cứ lần tàu đến đất Phú Thọ, như một phản xạ có điều kiện, tôi ngồi dậy hướng ánh nhìn ra phía hai cửa sổ ngắm miền quê yêu dấu, để lại được về với tuổi thơ qua những rừng cọ trải dài, xanh ngút mắt. Ký ức tuổi thơ trở về đầy ắp, bỗng có tiếng rao của người bán hàng rong: “Cọ ỏm đi”, khiến tôi bừng tỉnh,…
Cây cọ được trồng nhiều ở các vùng đồi núi trung du của Phú Thọ - Một nơi có nhiều đất sắn, đất cọ, đi đâu, chỗ nào cũng thấy những đồi cọ mọc lên xanh tốt và trùng điệp. Từ bao đời nay, cây cọ đã trở thành biểu tượng cho sức sống của những người dân quê, cần cù, lam lũ…
Cọ là loại cây rễ chùm như cây dừa, cây cau, cây tre. Rễ cọ bám vào đất đồi lan toả, tự kiếm tìm dinh dưỡng để nuôi cây lớn lên từng ngày. Mỗi năm cây cọ chỉ cho ra đời đúng 12 lá, ứng với 12 tháng của năm. Thân cọ đẹp khắc khổ, nhưng tất cả những thứ trên cây cọ đều phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt của con người. Cọ là thứ cây có giá trị sử dụng lớn. Lá cọ lợp nhà, chắn vách, lợp chuồng trâu, bò, chuồng gà, làm chổi, làm quạt. Búp cọ khâu nón, áo tơi, vặn thừng, đan làn xuất khẩu. Thân cọ làm cột nhà, cột điện, thân cầu khỉ, máng nước, máng lợn, chõ đồ xôi. Cuống cọ làm rui mè, lạt buộc, rào dậu hoặc thay tre đan rọ lợn, lồng gà, rồi đến mành cọ - một mặt hàng xuất khẩu được ưa chuộng…
Cây cọ sống với bao thế hệ người dân trung du quê tôi. Nó trở thành những người bạn, thân thiết và trọn vẹn nghĩa tình. Cuộc sống đổi thay từng ngày, miền quê trung du hôm nay đã vắng dần những mái nhà lá cọ. Nhưng vẫn còn đó, những đồi cọ xanh tốt, rợp tán bên mỗi con đường vào làng…
0
1
Su Bi Ka
08/02/2018 19:31:55
Cây cọ như một đặc sản tạo ra nét riêng cho quê hương. Ngày còn nhỏ chúng tôi thường đi chăn thả trâu trên những đồi cọ, thoả sức nô đùa mà không sợ nắng, lá cọ như chiếc ô xoè bóng mát, che chở cho lũ trẻ. Nội tôi kể lại, ngày còn đánh Mĩ cây cọ cũng góp công lớn trong việc bắn máy bay của địch. Bên dưới những đồi cọ xanh rợp trời là nơi trú ẩn và mai phục của dân quân, du kích và bộ đội địa phương. Hoà bình lập lại, người dân quê tôi trở lại với cuộc sống ruộng đồng, lá cọ lại làm thành những chiếc ô che nắng cho mẹ nhổ mạ; làm thành chiếc nón lá cho ba lên nương.... Lá cọ còn có thể dùng lợp nhà rất tốt: nhà bằng lá cọ vừa bền lại rất mát. Thân cọ thẳng đứng với những chiếc bi cọ sắc nhọn như chiếc chông...
Tuy bề ngoài sù sì và gớm ghiếc nhưng bên trong lại là một món ăn đặc sản rất ngon đó là món củ ngũ cọ. Củ ngũ cọ là phần lõi gần búp cọ, nơi phình ra to nhất của thân cọ. Phải là người dân đã gắn bó với cây cọ như người dân quê tôi mới biết cách lấy được món đặc sản này. Cọ được chặt đổ rồi lấy búa bổ từng lớp bi, tách ra làm lộ lớp lõi tráng, khoét lấy phần non. Sau đó có thể ăn sống có vị giòn ngọt và rất mát, còn nếu xào lên thì lại có vị béo ngậy, bùi rất riêng. Nhưng đó là món ăn ngon nhưng rất lãng phí vì mỗi lần muốn thưởng thức món ăn này thì lại phải chặt cọ. Vì thế chỉ những khi có khách quý đến chơi, món củ ngũ cọ này mới có dịp xuất hiện. Lá cọ là một vật liệu rất tốt để đan nón. Chiếc nón được các cô thôn nữ đan rất đẹp đã có mặt trên mọi miền đất nước. Có thể nói, rừng cọ đối với người dân quê tôi như là cây tre đối với người dân Việt Nam vậy.
Nhớ lúc bé, chị em chúng tôi vẫn thường ngóng mẹ đi chợ về để đòi qua. Mỗi mùa mỗi thứ quà khác nhau nhưng đều mang mùi vị năm tháng quê nhà mà suốt cuộc đời không bao giờ tôi quên được. Cứ vào cuối tháng hai là đã có cọ ỏm rồi, mấy chị em chia nhau túi cọ mẹ mua, ăn nhồm nhoàm thật ngon. Cũng có lúc mẹ tôi mua cọ tươi về nhà tự ỏm, việc chọn cọ - nói như lũ thanh niên chúng tôi vẫn trêu nhau thì là “cả một nghệ thuật” đấy. Quả cọ ngon là quả được lấy từ cây cọ chưa bao giờ bị chặt lá, vì thường thường người ta vẫn trồng cọ lấy lá lợp nhà, làm chổi. Nếu cây cọ bị chặt lá một lần thì quả cọ sẽ còi cọc, hạt to và ăn rất chát, mất hết mùi vị đặc trưng của nó. Chọn cọ làm sao cho quả cọ dài, hạt nhỏ, lõi dày, bấm ngón tay thấy màu vàng ngậy như mỡ gà. Cọ đấy mà ỏm lên chắc chắn sẽ bùi ngon phải biết, cọ càng già ăn càng bùi, càng béo.
Ỏm cọ phải biết kĩ thuật, lấy nước giếng khơi đun nóng lên vừa phải. Om cọ từ 15 đến 20 phút, khi bóp thấy cọ mềm, nước váng nổi vàng sóng sánh như mờ gà là được. Cọ ỏm có lớp vỏ mỏng màu nâu sẫm, lõi cọ màu vàng, càng dầy càng ngon. Nếu ỏm bằng nước sôi hẳn thì thời gian nhanh hơn, khi ỏm nhớ đậy kín vung. Thường thì trước khi ỏm mang cọ rửa sạch rồi đem xóc lẫn vật sắc, nhọn như cật nứa hay mảnh chai để bong hết vỏ ngoài của cọ cho bớt chát. Khi ỏm cọ phải chú ý thời gian cho phù hợp, nếu không khéo cọ sẽ bị tóp lại, cứng chát không ăn được. Thế nên ỏm được một mẻ cọ ngon là phải khéo léo lắm, kì công lắm.
Quả cọ ngoài mang ỏm thì người dân quê tôi còn chọn những quả cùi dày, béo rồi mang cạo sạch vỏ đem làm dưa. Dưa cọ có vị mặn của muối, vị ngậy béo bùi bùi của cọ, có thể ăn cùng với cơm hoặc ăn chơi đều rất ngon. Nếu bạn đến thăm bất cứ một gia đình nào quê tôi, khi thấy trong mâm cơm bày món dưa cọ thì hãy mở lòng thưởng thức và đón nhận. Em nghĩ bạn sẽ không bao giờ quên hương vị của nó cho dù sau này được đi khắp nơi nơi, được ăn đủ thứ sơn hào hải vị đi chăng nữa. Tôi trộm nghĩ phải chăng cây cọ quê mình là thiên sứ cho vùng đất trung du đầy nắng gió này?
Nếu bạn đã từng được đi thăm rừng cọ bạt ngàn, từng nhìn thấy cọ lớn lên trên khô cằn sỏi đá, bằng cái nắng miền trung du phỏng rát chân trần thì khi đứng dưới tán cọ xanh tự lòng đã thây yêu cây cọ lắm, chứ chưa nói gì đến việc ăn thứ quả thơm bùi mọc ra từ gian khó.
Tôi nghĩ về loài cọ mà lại nghĩ đến con người nơi đây bao thế hệ vẫn không quản mưa nắng nhọc nhằn mà vươn cao, vươn xa mãi. Lòng tự nhắc nhở mình - Một người con đất Tổ phải cố gắng thật nhiều dẫu cho cuộc sống này còn biết bao nhiêu gian khó.
1
1
Su Bi Ka
08/02/2018 19:32:26
Quê tôi ở vùng trung du Vĩnh Phúc. Từ thuở bé chúng tôi đã gắn bó thân thiết với cây cọ. Lớp học dưới tán lá cọ xanh. Chúng tôi ngồi tập viết những chữ cái đầu tiên trong lớp học lợp bằng lá cọ. Cây cọ cho lá lợp nhà, cho chổi quét sân, cho thân làm cống ao, máng nước, củi đun. Ngay cả cái cuống lá cọ hai cạnh gai góc như răng cưa cũng dùng làm mành che, chiếu trải.
Cọ là loài cây của người nghèo. Quê tôi ngày trước nghèo lắm. Xóm làng với những căn nhà lợp lá cọ thấp lụp xụp. Lá cọ dùng lợp mái nhà vừa kín, vừa bền, vừa mát. Những thân cây cọ già còn được chẻ ra làm rui mè rất bền. Ngày hè nóng nực, chiếc quạt lá cọ phành phạch suốt đêm. Cơn mưa rào bất ngờ ập xuống chỉ cần bẻ một tàu lá cọ che lên đầu là khỏi ướt. Quả cọ ỏm chín tới ăn thơm ngậy, nhớ mãi. Khi giặc Mỹ đem bom đánh phá miền Bắc, trường học sơ tán khỏi thị trấn, lớp của chúng tôi nửa chìm nửa nổi trong rừng cọ. Xưởng sửa chữa xe tăng, súng pháo của bộ đội cũng nằm dưới tán lá cọ xanh. Chúng tôi đến trường, những người chiến sĩ hành quân ra trận từ miền đất trung du chỉ cần một tàu lá cọ trên lưng là thành vòng ngụy trang vừa che mắt giặc, vừa che mưa nắng.
Tôi còn nhớ nhà tôi ngày ấy có sáu mẫu rừng lá cọ, gồm hai khoảnh gần nhau do chính tay bố tôi trồng. Ông thường kể cho tôi nghe chuyện khai phá đất đai, "đâm" (tức là trồng) từng cây cọ con và chăm sóc như thế nào để có được hai khoảnh rừng ấy. Cây cọ như cũng biết thương người nông dân nghèo. Tự nó bám rễ vào đất đồi cằn khô mà vươn lên. Cọ là loại cây rễ chùm như cây dừa, cây cau, cây tre. Rễ cọ bám vào đất đồi lan toả, kiếm tìm từng chút dinh dưỡng để nuôi cây lớn lên từng ngày, nuôi lá tốt xanh cho con người lợp nhà, chằm nón. Nhưng cây cọ khác với cây tre. Dưới tán cây tre đất đai bị hút kiệt chất màu mỡ đến xơ xác, cỏ không mọc nổi. Còn dưới tán cây cọ vẫn có thể trồng sắn, trồng chè. Cọ là loại cây của tự nhiên, phục vụ con người một cách tự nhiên với những thứ con người khai thác được của cây mà nó vốn có. Cây cọ không phải thuần dưỡng, cải tạo và không cần chăm sóc gì. Mỗi năm một lần người ta dùng con dao quắm có cán dài (quê tôi gọi là dao phát rừng) phát quang những khóm guột, bụi tế, những cây sim, cây mua dưới gốc cọ. Những cây ấy sẽ khô mục trở thành phân bón cho cọ.
Bố tôi rất quý hai khoảnh rừng lá cọ của nhà mình. Không kể khi thu hoạch lá cọ, hầu như độ vài ngày ông lại vác con dao cán dài lên vai đi thăm rừng, sờ vỗ từng gốc cây thân thiết như những người bạn. Những năm đầu thập kỷ sáu mươi của thế kỷ trước, phong trào hợp tác xã ra đời, sáu mẫu rừng lá cọ nhà tôi được "công hữu hóa", trở thành tài sản chung của tập thể. Dù không còn là tài sản riêng của mình nhưng bố tôi vẫn cứ giữ thói quen đi "thăm rừng" như trước. Hình như ông chưa quen được ngay với cái khái niệm "sở hữu tập thể" đối với hai mảnh rừng trồng cọ của mình. Ông rất bực mỗi khi thăm rừng thấy những cây cọ bị khai thác triệt để cả lá già, lá non, chỉ còn để lại mỗi cái búp. Ông là người suốt đời vất vả lam lũ, từ khi lên sáu, lên bảy mồ côi cha mẹ cho đến lúc qua đời ở tuổi 101. Ông không hiểu thế nào là quy trình quang hợp, trao đổi chất của cây cối. Nhưng ông hiểu cây muốn tồn tại, xanh tốt thì phải có lá. Mỗi khi cùng tôi lên rừng cọ ông thường dặn: "Chặt lá cọ dao phải sắc, phải chặt từ trong ra ngoài, một nhát là đứt cuống lá". Ông rất ghét đám thanh niên trong đội sản xuất khi khai thác lá cọ cho hợp tác xã thường tiện tay chém từ ngoài vào trong vừa dễ, vừa mạnh, vừa nhanh nhưng lưỡi dao thường làm đứt cả những cuống lá non của cây.
Cây cọ sống với bao thế hệ người dân trung du quê tôi như những người bạn, thân thiết và trọn vẹn nghĩa tình.
Bây giờ thì quê tôi ít thấy những mái nhà còn lợp lá cọ. Làng quê bây giờ cũng nhà ống, mái bằng, mái ngói, cao tầng. Cây cọ hình như thu hẹp dần chức năng hơn nhưng không phải là vô dụng. Lá cọ được làm đồ thủ công mỹ nghệ. Mành cọ thành hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, khi giàu có, khá giả hơn là có những người xem thường hoặc nhạt tình với những thứ đã từng gắn bó, sẻ chia với mình khi khốn khó, bần hàn. Về quê, tôi gặp nhiều người chặt bỏ cây cọ để trồng loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn hoặc bán cho những khu du lịch sinh thái, công viên, nhà nghỉ ở dưới xuôi trồng làm cây cảnh. Họ dùng máy xúc, cần cẩu có gầu ngoạm múc lên cả những cây cọ cao đến năm, sáu mét, xếp lên xe tải nặng chở về xuôi. Những cây cọ có cả hàng chục năm, thậm chí cả trăm năm gắn bó với đồi rừng miền trung du nay được đưa về Hà Nội, đứng trơ trọi bên đường phố. Những tàu lá cọ xòe ra ngơ ngác giữa chốn thị thành. Nhưng phần lớn những cây cọ bị bứng khỏi rừng, bị xẻ tách khỏi đồng loại của chúng "di cư" về xuôi cũng đều bị chết. Tôi đã từng thấy tại một khu nhà ở, biệt thự cao cấp bên đường Bắc Thăng Long - Nội Bài người ta đưa từ rừng về hàng trăm cây cọ trồng chi chít, tạo thành cảnh quan rất đẹp. Họ còn cẩn thận đào cả đất nơi những cây cọ vẫn sống đem theo về đổ vào gốc cho cây đỡ nhớ rừng và dần thích nghi với môi trường mới. Nhưng tất cả những cây cọ ấy đều sống lay lắt một thời gian rồi chết lụi dần. Người ta phải trồng thay thế bằng chủng loại khác là cây sữa và cây keo lá chàm.
Có thể rồi cây cọ quê tôi sẽ mất dần giá trị sử dụng khi đất nước tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Song, trong niềm vui mỗi khi thấy ở miền quê trung du những ngôi nhà cao tầng, ngói đỏ vượt lên lũy tre làng thì tôi vẫn không bao giờ quên và luôn yêu quý hình ảnh "rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt" của quê hương.
0
0
Su Bi Ka
08/02/2018 19:35:24
thuyết minh về cây tre Việt Nam
Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…” “Tre xanh, xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…” Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”. Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống. Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập_ Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…” Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí. Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre. Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước_tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên ường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam. Hà nội tre không còn nhiều (Lăng Bác thì có tre ngà )Giờ mở rộng Hà nội tre lại bát ngát các vùng quê ôm làng ôm xóm.Chiều về khói rơm không còn quấn quýt bên tre,(vì đun than, đun ga ),nhưng tôi vẫn thấy cây tre vươn thẳng gắn bó với thôn quê dẫu bao năm đổi thay từng ngày lên phố.

Bài làm 2 : Thuyết minh về cây Tre
trong đời sống nhân dân Việt nam Cây tre gắn bó với người nông dân Việt Nam từ hàng nghìn năm rồi. Hình ảnh làng quê Việt Nam từ xưa gắn liền với luỹ tre làng – những bụi tre gai ken dày chắn gió bão thiên tai và che chắn cho mỗi làng Việt trước trộm đạo, giặc cướp và kẻ xâm lược. Cây tre đã đi vào văn hoá Việt Nam như một hình ảnh bình dị mà đầy sức sống, dẻo dai chống chịu thiên tai, gió bão và giặc ngoại xâm. Thế nhưng những năm gần đây, có một thực tế đáng buồn là loại cây đa dạng, thiết thực trong mọi mặt đời sống này đã bị coi nhẹ, bị chặt phá, bị thoái hoá… bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Về tính năng, không thể kể hết tính đắc dụng của tre đối với người dân Việt Nam: làm nhà cửa (vì kèo, lanh tô, phên liếp, vách tường…), làm vô số vật dụng: cái cần câu, cái vó cất tôm cất tép, cái đó, bè mảng, cái cầu ao và cả những cái cầu bắc qua những con mương, con kênh nhỏ; làm chông, làm tên bắn chống giặt ngoại xâm… Tre từng được sử dụng phổ biến để làm đồ gia dụng: bàn ghế, giường chõng, các loại vật dụng sinh hoạt từ cái đòn gánh và đôi quang (thứ vật liệu đa dụng để gánh mọi thứ ra đồng và gánh lúa từ đồng về nhà, chưa kể còn được dùng như một thứ “tủ lạnh” thông thoáng để bảo quản thức ăn và chống chó, mèo, chuột hữu hiệu) đến cái khung cửi, cái xa quay sợi, cái rổ, cái rá, cái dần, cái sàng gạo, cái rế đựng nồi, cái gáo múc nước, cái bừa, cái cào, cái ách khoác lên cổ con trâu cày đến con dao cật nứa cắt rốn lúc chào đời, cái quạt nan, đôi đũa, cái tăm… nhiều thứ vật dụng làm bằng tre còn được dùng đến ngày nay. Đấy là còn chưa nói tới các loại vật dụng của nhà nông, cũng như nhiều loại vũ khí thời xưa của cha ông ta đều có phần cán, phần tay cầm làm bằng một loại cây nào đó thuộc họ tre. Cây gậy tầm vông thời đánh Pháp xâm lược là một chứng tích đã đi vào lịch sử. Cây nêu dựng lên trước cửa nhà vào dịp năm mới thời xưa để trừ ma quỷ, cái ống đựng bút và quản bút lông của các nhà nho mà những năm gần đây về nơi thôn dã ta còn thấy, đến những cánh diều mà hôm nay con trẻ còn chơi… tất cả đều làm từ tre. Vật dụng ngày càng có vẻ thuận tiện hơn, có vẻ đẹp đẽ hơn đã đẩy chúng ta xa rời thứ cây nhiều lợi ích như thế. Thậm chí có một thời ấu trĩ, người ta đã chặt đi những bụi tre gai quanh làng với lý do là chúng làm đất bạc màu.Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở. Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…” “Tre xanh, xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…” Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”. Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống. Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre (theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập_ Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…” Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí. Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre. Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước_tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên ường, bất khuất của người Việt Nam.

Bài làm 3 : Thuyết minh về cây Tre Việt Nam
Từ bao đời nay, cây tre là người bạn gắn bó và gần gũi với người dân Việt Nam. Tre đã cống hiến tất cả sự sống cho con người nên ta phải yêu quý và bảo vệ cây tre Việt Nam. Tre là một loại cây khẳng khiu, có nhiều công dụng. Lá tre thường được người miền Nam lấy để gói bánh tro vào dịp lễ giết sâu bọ. Lạt tre dùng để cột bánh. Thân tre được dùng để làm đũa. Các thợ thủ công cũng đã tận dụng thân tre để đan thành giỏ tre, rổ tre. Nhân dân ta thường đong dầu, đong nước mắm khi mua bán bằng ống tre. Thời cách mạng, bộ đội Việt Nam dùng ông tre để đựng nước, nấu cơm. Trong quán ăn ở vùng nông thôn, người ta cũng chẻ thân tre để làm ống tăm cho khách sử dụng sau bữa ăn. Thân tre chẻ nhỏ để nhóm bếp rất đượm lửa. Tre có một số loại thông dụng như: tre gai, tre xanh, tre ngà, tre rừng… Bên cạnh đó, nó còn có anh em bà con như: lồ ô, trúc, tầm vông… Tre xanh lúc còn sống có màu xanh mượt, đốt dài và bóng nhẵn, đường kính của thân tre trưởng thành khoảng từ 6 – 8cm. Cao không đến 10m. Tre gai kích thước ốm và thấp hơn, lá cũng mỏng manh hơn nhưng ở mỗi đốt tre mọc ra rất nhiều nhánh gai, sắc, nông dân thường trồng thành hàng rào chống trộm. Tre ngà là loại tre có thân sọc vàng xen lẫn với sọc xanh rất đẹp. Người ta thường trồng làm cảnh. Tre rừng, mọc hoang trong rừng nên thường không tươi tốt lắm. Ngược lại, lồ ô là loại tre rừng khổng lồ, bề ngang và bề cao của nó gấp hai, ba lần tre xanh. Nó mọc thành từng bụi, từng hàng như rừng trong vùng đất hoang. Người ta đốn lấy gỗ làm nhà tranh, nhà sàn rất chắc chắn. Lồ ô to lớn bao nhiêu thì trúc lại mảnh mai, yếu ớt bấy nhiêu vì thân rỗng và kích thước nhỏ bé. Có hai loại trúc là trúc xanh và trúc vàng. Gần đây nước ta có nhập thêm một ít trúc kiểng gọi là trúc Nhật. Những cây kiểng này có hình dáng đặc biệt, thân màu vàng óng, lá xanh mượt mà rất được mọi người ưa chuộng, trồng làm cảnh và thường bày ở mái hiên, phòng khách. Hình ảnh cây tre dã đi vào ca dao, thơ văn và ca từ. Chẳng hạn như: "Rễ siêng chẳng ngại đất nghèo Tre bao nhiễu lá bấy nhiêu cần cù Nghiêng mình trong gió tre đu Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành…" (NGUYỄN DUY) Ông bà ta có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn tre tốt: "Trồng tre, trồng trúc, trồng dừa Muốn nên cơ nghiệp thì chừa lang vân" Người ta còn sử dụng tre già hay tre non vào những việc khác nhau: "Tháng tám tre non làm nhà Tháng năm tre già làm lạt" Người thợ mộc còn so sánh độ bền của tre như sau: "Tre già là bà gỗ lim" Ngoài ra, ông bà ta còn nhìn cây tre để nghe ngóng về thời tiết: “Lá tre trôi lộc, mùa rét xộc đến”. Và từ đó người xưa còn rút ra một quy luật sống của thiên nhiên và con người: “Tre già, măng mọc” tre chẻ ra làm nuộc lạt, trở thành, một thứ không thể thiếu ở nhiều chỗ: khi gói bánh, bó rau hoặc lợp nhà. Ca dao cũng nhắc đến nuộc lạt: “Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”. Ai từng đọc truyện Thánh Gióng hẳn không quên bụi tre Đằng Ngà khi Thánh Gióng nhổ tre đánh tan giặc ngoại xâm: “Chẻ tre nghe Gióng”. Tre không những đi vào thơ văn mà măng tre còn là một thực phẩm chế biến đa dạng. Các món ăn từ măng tre: măng tươi, măng khô, bún măng vịt, măng xào thịt ba rọi, thịt kho măng, măng luộc chấm mắm tôm, măng chua… Bún măng vịt là món ăn được nấu với vịt non, béo, măng tươi hoặc khô đã được luộc và thay nước nhiều lần, khi ăn người ta cho bún, một ít hành răm và rau sống vào nữa, trở thành một món ăn vừa thơm vừa béo với nước dùng ngọt dịu. Măng tươi đã luộc kĩ, có màu vàng chanh, được xắt miếng xào chung với thịt ba rọi trở thành một món ăn dân dã và rất ngon nếu có thêm một vài lát ớt đỏ thì lại càng hấp dẫn. Thịt heo kho măng cũng là một món ăn “bắt mắt”, nấu nhanh và để được vài ngày, tiết kiệm được thời gian nấu nướng mà khi chan vào chén cơm nóng thì cũng rất ngon miệng. Măng luộc phải chọn măng trúc non, vào mùa mưa. Sau khi luộc nhiều lần, ta xắt mỏng rồi chấm với mắm tôm hoặc nước mắm ngon ăn kèm với cơm như một món rau. Nó sẽ có một vị vừa ròn vừa mát, kèm theo một vị ngọt dịu của măng tươi. Nói tóm lại thì cây tre luôn là người bạn đồng hành và nó đóng góp tất cả lợi ích của bản thân mình cho con người Việt Nam. Hiện nay cuộc sống ngày càng hiện đại và có nhiều đồ dùng là bằng nhựa, inox xuất hiện. Nhưng người ta vẫn có khuynh hướng quay về với thiên nhiên. Bằng chứng là những bộ salon làm bằng mây và tre rất được ưa chuộng và trở thành một món hàng xuất khẩu đắt giá. Ngày nay, nhiều người đã bỏ trồng lúa hoặc cây khoai, đốn cây tre để có chỗ xây nhà lầu, nhưng nếu một lúc nào dó, nước ta không còn một bóng tre thì đời sống sẽ khó khán và buồn tẻ biết mấy!
-------------- HẾT ----------------
3
0
Su Bi Ka
08/02/2018 19:36:04
Chè xanh là một loại cây rất gần gũi trong đời sống con người. Đã từ lâu lắm rồi, nước chè trở thành một phần không thể thiếu trong những cuộc trò chuyện của người Việt, trở thành một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc ta.
Nhiều nhà khoa học cho rằng cây chè có nguồn gốc từ vùng Đông Á và Đông Nam Á. Còn theo truyền thuyết, người đầu tiên phát hiện ra cây trà là vua Thần Nông, vào khoảng năm 2730 trước CN. Cây chè đã được khám phá và phát triển từ đó. Về sau, các tu sĩ Phật giáo trong quá trình truyền giáo đã đem cây chè sang An Độ và Nhật Bản. Dần dần, các thương gia đã đưa trà sang châu Âu và hình thành "văn hóa trà" trên khắp thế giới, mang nét đặc thù của từng dân tộc.
Cây chè chỉ có một thân chính, từ thân chính đó phân ra các cành nhánh. Người ta chia thân chè ra làm 3 loại: thân gỗ, thân nhỡ và thân bụi. Thân và cành chè tạo nên khung tán của cây chè. Trên cây chè có hai loại mầm: mầm sinh dưỡng và mầm sinh thực, mầm sinh dưỡng phát triển thành cành lá, mầm sinh thực phát triển thành nụ hoa và quả. Búp chè là đoạn non của một cành chè, gồm có tôm và hai hoặc ba lá non. Lá chè mọc cách trên cành, mỗi đốt có một lá, gân lá nổi lên rất rõ. Lá chè lúc mới mọc có màu xanh non, khi già hơn thì có màu xanh đậm. Rễ chè thuộc họ rễ cọc.
Chè là loại cây có rất nhiều công dụng. Chè thường được hái vào lúc sáng sớm, cả lá chè tươi hoặc xao khô đều có thể làm nước uống rất tốt. Uống chè giúp kích khích hệ thần kinh, giảm buồn ngủ, mát tim bổ phổi nên được rất nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra, chè còn rất hữu dụng trong việc làm giảm bệnh ung thư, huyết áp, làm đẹp da, giảm stress. Trà là thủ tục trong nhiều nghi lễ truyền thống, trà đạo là nét đẹp văn hóa ở nhiều quốc gia. Chè cũng là một mặt hàng xuất khẩu rất có giá trị. Tuy nhiên, cũng có một số lưu ý khi uống trà. Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Người ăn chay và người gầy không nên thường xuyên uống trà. Đặc biệt, chúng ta không nên uống trà lúc đói. Với những người thần kinh nhạy cảm, khó ngủ thì không nên uống trà vào buổi tối, vì chất cafein trong chè xanh sẽ gây kích thích làm mất ngủ.
Chè thường được trồng ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Khí hậu ẩm ướt và nhiều nắng ấm là hai yếu tố chính. Chè đặc biệt phù hợp với loại đất tốt, sâu chua và thóa nước nên hay được trồng nhiều ở những vùng trung du hoặc miền núi. Một số nơi trồng chè nổi tiếng ở nước ta như: Tân Cương(Thái Nguyên), Mộc Châu(Sơn La), Đà Lạt(Lâm Đồng), Pleiku(Gia Lai)... Những vùng này là nơi trồng chè cho năng suất cao trong cả nước, không những thế, nó còn thu hút khách du lịch đến thăm quan, chụp ảnh vì cảnh thiên nhiên đẹp và hùng vĩ.
Mùa hè là thời điểm tốt và thuận lợi để cây chè sinh trưởng và phát triển. Đây cũng là thời điểm cây chè ra búp nhiều nhất, vì vậy cần thu hái kịp thời cho đúng thời vụ, nếu không chè sẽ bị quá lứa dẫn đến giảm chất lượng. Chè thường được thu hoạch vào sáng sớm, lúc này, những tia nắng mặt trời mới bắt đầu ló rạng, những búp chè còn đọng nguyên sương đêm trong lành, tinh khiết của đất trời. Những đồi chè trải dài bát ngát đến tận chân trời còn tạo cảm hứng cho rất nhiều nhà văn, nhà thơ, đi vào thơ ca nhạc họa.
Cây chè đã có nguồn gốc từ lâu đời và sẽ còn nguyên giá trị dù hôm nay hay mai sau. Chè sẽ mãi đóng một vị trí đặc biệt trong cuộc sống tinh thần của người Việt.
1
2
Ngọc Huyền
08/02/2018 20:14:41
DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ CÂY CHÈ
1. MỞ BÀI
Giới thiệu về cây chè
2. THÂN BÀI
Nguồn gốc: Đông Á và Đông Nam Á
Đặc điểm:
  • Thân và cành:
  • Chỉ có một thân chính và phân ra các cành
  • Có 3 loại thân: thân gỗ, thân bán gỗ, thân bụi

Mầm: mầm sinh dưỡng phát triển thành cành lá, mầm sinh thực phát triển thành nụ hoa và quả
Búp chè: là đoạn non của một cành chè, gồm có tôm và hai, ba lá non
Lá chè: mỗi đốt có một lá, có gân rất rõ
Rễ chè: rễ cọc
Công dụng của chè:
  • Kích thích hệ thần kinh, chống buồn ngủ
  • Uống chè mát tim, phổi, dùng làm nước giải khát
  • Làm giảm bệnh ung thư, huyết áp, giảm stress, làm đẹp da
  • Trà đạo là nét đẹp văn hóa
  • Là mặt hàng xuất khẩu

Cách trồng và thu hoạch chè: trồng ở nơi đất chua, khí hậu nhiệt đới, hái chè lúc sáng sớm
Một số nơi trồng chè nổi tiếng: Tân Cương(Thái Nguyên), Mộc Châu(Sơn La), Đà Lạt, Bảo Lộc(Lâm Đồng), Pleiku(Gia Lai)...
3. KẾT BÀI
Khẳng định lại vai trò và ý nghĩa của cây chè
Chè xanh là một loại cây rất gần gũi trong đời sống con người. Đã từ lâu lắm rồi, nước chè trở thành một phần không thể thiếu trong những cuộc trò chuyện của người Việt, trở thành một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của dân tộc ta.
Nhiều nhà khoa học cho rằng cây chè có nguồn gốc từ vùng Đông Á và Đông Nam Á. Còn theo truyền thuyết, người đầu tiên phát hiện ra cây trà là vua Thần Nông, vào khoảng năm 2730 trước CN. Cây chè đã được khám phá và phát triển từ đó. Về sau, các tu sĩ Phật giáo trong quá trình truyền giáo đã đem cây chè sang An Độ và Nhật Bản. Dần dần, các thương gia đã đưa trà sang châu Âu và hình thành "văn hóa trà" trên khắp thế giới, mang nét đặc thù của từng dân tộc.
Cây chè chỉ có một thân chính, từ thân chính đó phân ra các cành nhánh. Người ta chia thân chè ra làm 3 loại: thân gỗ, thân nhỡ và thân bụi. Thân và cành chè tạo nên khung tán của cây chè. Trên cây chè có hai loại mầm: mầm sinh dưỡng và mầm sinh thực, mầm sinh dưỡng phát triển thành cành lá, mầm sinh thực phát triển thành nụ hoa và quả. Búp chè là đoạn non của một cành chè, gồm có tôm và hai hoặc ba lá non. Lá chè mọc cách trên cành, mỗi đốt có một lá, gân lá nổi lên rất rõ. Lá chè lúc mới mọc có màu xanh non, khi già hơn thì có màu xanh đậm. Rễ chè thuộc họ rễ cọc.
Chè là loại cây có rất nhiều công dụng. Chè thường được hái vào lúc sáng sớm, cả lá chè tươi hoặc xao khô đều có thể làm nước uống rất tốt. Uống chè giúp kích khích hệ thần kinh, giảm buồn ngủ, mát tim bổ phổi nên được rất nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra, chè còn rất hữu dụng trong việc làm giảm bệnh ung thư, huyết áp, làm đẹp da, giảm stress. Trà là thủ tục trong nhiều nghi lễ truyền thống, trà đạo là nét đẹp văn hóa ở nhiều quốc gia. Chè cũng là một mặt hàng xuất khẩu rất có giá trị. Tuy nhiên, cũng có một số lưu ý khi uống trà. Người cao tuổi chỉ nên uống trà ở mức độ vừa phải. Người ăn chay và người gầy không nên thường xuyên uống trà. Đặc biệt, chúng ta không nên uống trà lúc đói. Với những người thần kinh nhạy cảm, khó ngủ thì không nên uống trà vào buổi tối, vì chất cafein trong chè xanh sẽ gây kích thích làm mất ngủ.
Chè thường được trồng ở vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Khí hậu ẩm ướt và nhiều nắng ấm là hai yếu tố chính. Chè đặc biệt phù hợp với loại đất tốt, sâu chua và thóa nước nên hay được trồng nhiều ở những vùng trung du hoặc miền núi. Một số nơi trồng chè nổi tiếng ở nước ta như: Tân Cương(Thái Nguyên), Mộc Châu(Sơn La), Đà Lạt(Lâm Đồng), Pleiku(Gia Lai)... Những vùng này là nơi trồng chè cho năng suất cao trong cả nước, không những thế, nó còn thu hút khách du lịch đến thăm quan, chụp ảnh vì cảnh thiên nhiên đẹp và hùng vĩ.
Mùa hè là thời điểm tốt và thuận lợi để cây chè sinh trưởng và phát triển. Đây cũng là thời điểm cây chè ra búp nhiều nhất, vì vậy cần thu hái kịp thời cho đúng thời vụ, nếu không chè sẽ bị quá lứa dẫn đến giảm chất lượng. Chè thường được thu hoạch vào sáng sớm, lúc này, những tia nắng mặt trời mới bắt đầu ló rạng, những búp chè còn đọng nguyên sương đêm trong lành, tinh khiết của đất trời. Những đồi chè trải dài bát ngát đến tận chân trời còn tạo cảm hứng cho rất nhiều nhà văn, nhà thơ, đi vào thơ ca nhạc họa.
Cây chè đã có nguồn gốc từ lâu đời và sẽ còn nguyên giá trị dù hôm nay hay mai sau. Chè sẽ mãi đóng một vị trí đặc biệt trong cuộc sống tinh thần của người Việt.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư