Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh về một phương pháp cách làm

3 trả lời
Hỏi chi tiết
416
4
0
Nguyễn Trần Thành ...
03/02/2019 12:14:09
* Vật liệu
- 1 con vịt 1,5 kg
- 1 miếng gừng 50 gr
- 3 thìa (muỗng) súp rượu trắng
- Hành ta, tỏi, tiêu, muối, đường, bột ngọt, dấm
- 2 thìa cà phê dầu mè
- 1 quả dừa xiêm
- 2 thìa súp tương hột
- 1 vắt me chín to
- 1 muỗng súp bột năng
- 100gr xà lách xoong
- 2 quả cà chua, 2 quả ớt, hành lá
- 1 củ cà rốt, 1 củ cải trắng
- 2 chiếc bánh mì
*Cách làm
Giai đoạn 1: Chuẩn bị
1. Hành ta, tỏi: băm nhỏ
2. Vịt: làm sạch, moi dưới bụng lấy bộ lòng ra. Gừng giã nhỏ, hoà với rượu, vắt lấy nước, tẩm vào vịt, để độ 1/2 giờ để vịt bớt tanh, rửa sạch, để ráo, ướp vào vịt: hành tỏi băm nhỏ + 1 chút tiêu + muối + đường + bột ngọt + dầu mè cho vừa ăn, cho vịt vào chảo mỡ đã khử tỏi, rán (chiên) vàng, chặt miếng vừa ăn.
3. Tương ớt: băm nhỏ
4. Me chín: cho nước nóng vào, tán cho me ra chất chua.
5. Cà chua, ớt, hành lá: tỉa hoa
6. Cà rốt, củ cải trắng: tỉa hoa, ngâm dấm và đường.
Giai đoạn hai: nấu vịt
- Cho vịt đã chiên vàng vào xoong, chế nước dừa vào cho ngập, bắc lên bếp, nấu cho vịt mềm.
- Bắc chảo mỡ nóng, phi thơm hành tỏi, cho tương hột và nước me vào, nêm chút đường + bột ngọt + tiêu cho vừa ăn, cho vào vịt đang hầm, nấu tiếp cho vịt thật mềm là được, nêm lại cho vừa ăn. Bột năng hoà nước cho vào cho nước nấu được sanh sánh, nhắc xuống.
Giai đoạn 3: Trình bày
Xếp vịt ra đĩa cho ra hình dáng con vịt, miệng vịt cho ngậm ớt, đùi vịt quấn giấy cắt tua, giữa để cà chua + ớt tỉa hoa, xung quanh để xà lách xoong và cà rốt + củ cải trắng tỉa hoa cho xen kẽ, dùng nóng với bánh mì.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
4
Quỳnh Anh Đỗ
03/02/2019 13:32:08

Thuyết minh về cách làm bánh chưng
Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Là loại bánh duy nhất có lịch sử lâu đời trong ẩm thực truyền thống Việt Nam còn được sử sách nhắc lại, bánh chưng có vị trí đặc biệt trong tâm thức của cộng đồng người Việt và nguồn gốc của nó về truyền thuyết liên quan đến hoàng tử Lang Liêu vào đời vua Hùng thứ 6.

Sự tích trên muốn nhắc nhở con cháu về truyền thống của dân tộc; là lời giải thích ý nghĩa cũng như nguồn cội của Bánh Chưng, Bánh Giầy trong văn hóa, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước.

Theo quan niệm phổ biến hiện nay, cùng với bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa. Bánh có màu xanh lá cây, hình vuông, được coi là đặc trưng cho đất trong tín ngưỡng của người Việt cổ và các dân tộc khác trong khu vực châu Á.

Tuy nhiên, theo Giáo sư Trần Quốc Vượng, bánh chưng nguyên thủy có hình tròn và dài, giống như bánh tét, [đồng thời bánh chưng và bánh giầy tượng trưng cho nam và nữ trong tín ngưỡng phồn thực Việt Nam. Bánh tét, thay thế vị trí của bánh chưng vào các dịp Tết trong cộng đồng người Việt ở miền nam Việt Nam, theo Trần Quốc Vượng là dạng nguyên thủy của bánh chưng.

Gói và nấu bánh chưng, ngồi canh nồi bánh chưng trên bếp lửa đã trở thành một tập quán, văn hóa sống trong các gia đình người Việt mỗi dịp tết đến xuân về. Khi sêu tết nhau tặng bánh chưng thì người Việt có lệ tặng một cặp bánh chứ không tặng một cái lẻ.

Cách làm bánh chưng xanh ngày tết

Nguyên liệu

+ Nếp: 650 gram
+ Đậu xanh không vỏ: 400 gram
+ Thịt ba rọi hoặc thịt heo nửa nạc nửa mỡ: 300 gram
+ Lá chuối, lá dong.

Đây là lượng nguyên liệu dùng để làm 3 chiếc bánh chưng kích thước 14cm, dày 4cm. Tùy vào kích cỡ và số lượng chiếc bánh mà bạn muốn làm bao nhiêu thì sẽ chia theo tỉ lệ thích hợp.

Cách làm bánh

Chuẩn bị

Trước khi làm bánh chưng, bạn sẽ phải tiến hành ngâm nếp trước. Tốt nhất bạn nên ngâm nếp qua đêm, hoặc chí ít cũng phải được 4 tiếng. Bạn cũng nên ngâm nếp chung với lá chuối hoặc lá dứa để nếp có màu xanh, đồng thời cũng giúp nếp thơm hơn. Đậu xanh không vỏ cũng nên ngâm trong 4 tiếng hoặc để qua đêm.

Thực hiện

Sau khi đã ngâm nếp xong, bạn đổ nếp ra rổ và để cho ráo nước. Rắc 1 – 2 muỗng muối vào và dùng tay trộn đều nếp. Đậu xanh cũng tiến hành tương tự. Bạn đổ đậu ra cho ráo nước rồi trộn với muối và tiêu. Tiếp đến, bạn ướp thịt với muối, tiêu và đường.

Gói bánh

Để gói bánh vuông vức và đẹp không phải là chuyện dễ. Để thuận tiện hơn, bạn nên chuẩn bị cho mình một chiếc khung hình vuông để làm khuôn. Tiếp theo, bạn cắt ra 4 miếng lá chuối. Xếp lá chuối bằng cách gấp mép dưới lên, gấp mép bên trái qua để tạo đường nếp cho lá. Tiến hành thao tác tương tự cho 3 miếng lá chuối còn lại. Sau đó đặt 4 miếng lá chuối xuống dưới khuôn rồi đổ nếp lên.

Bạn rải đều nếp ở 4 góc khuôn và để lõm ở giữa. Cho đậu xanh vào đó rồi để thịt lên rồi lại đến đậu xanh. Cuối cùng, bạn rải nếp lên phủ lại. Cố gắng làm sao để lượng nếp và đậu xanh ở trên và dưới đồng đều nhau.

Cuối cùng, bạn gói bánh và dùng dây buộc lại. Bạn cũng nên nhớ không buộc quá chặt vì trong quá trình nấu trong nồi bánh sẽ còn nở ra nữa.

Luộc bánh

Bạn cho chiếc bánh mà mình mới gói vào nồi và đổ nước ngập bánh. Thời gian để luộc một chiếc bánh cỡ nhỏ là khoảng 5 tiếng, với chiếc bánh lớn thì sẽ cần nhiều thời gian hơn. Còn nếu dùng nồi áp suất, thời gian luộc của bạn sẽ rút ngắn xuống bớt, chỉ còn 1 tiếng. Bạn cũng cần chuẩn bị thêm một nồi nước sôi để khi nước trong nồi luộc cạn thì châm thêm nước vào kịp thời. Khi luộc bánh được nửa thời gian thì trở bánh lại.

Sau khi bánh chín thì vớt bánh ra rồi cho ngay vào nồi nước lạnh ngâm trong 20 phút. Sau đó để bánh ráo nước rồi dùng vật hơi nặng đè lên bánh để ép nước ra. Ép trong vòng 5 – 8 tiếng là được.

Những năm gần đây, cứ đến tết dù ở thành phố hay quê, các gia đình nhỏ lại hối hả mua lá dong, gạo nếp… về gói bánh chưng. Tuy tốn công tốn sức, nhưng bù lại, cả gia đình có thêm tinh thần vui vẻ đón tết, con cái hiểu được truyền thống dân tộc, truyền thống cha ông.

0
4
❤•Rїї⁀ᶜᵘᵗᵉ
03/02/2019 15:11:03
THUYẾT MINH CÁCH NẤU CANH RAU NGÓT VỚI THỊT LỢN NẠC:
(1) Nguyên liệu đủ cho 2 bát:
- Rau ngót: 300 g (2 mớ);
- Thịt lợn nạc thăn: 150 g;
- Nước mắm, mì chính, muối.
(2) Cách làm:
- Rau ngót chọn loại lá nhỏ, tươi, non, tuốt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch, vò hơi giập.
- Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng mỏng (hoặc băm nhỏ)
- Cho thịt vào nước lã, đun sôi, hớt bọt, nêm nước mắm, muối vừa ăn, cho rau vào đun sôi khoảng 2 phút, cho chút mì chính rồi bắc ra ngay.
(3) Yêu cầu thành phẩm:
- Trạng thái: Rau chín mềm, tỉ lệ nước – cái là 1 – 1;
- Màu sắc: Rau xanh, nước trong;
- Mùi vị: canh thơm mùi đặc trưng của nguyên liệu, độ ngọt cao, vị vừa ăn.
(Theo Hai trăm món ăn dân tộc)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo