Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ Ông đồ

1 trả lời
Hỏi chi tiết
2.285
0
1
Quỳnh Anh Đỗ
03/02/2019 07:49:17
Giá trị của một bài thơ không phải được quyết định bằng giá trị của nó ở hiện tại mà là em xét khả năng dư vang của nó đến quá khứ và tương lai. Một bài thơ có thể gom góp hết giá trị của một quá khứ huy hoàng và gửi nó đến tương lai thì là một bài thơ đáng được mãi in sâu trong lòng người. Và "với bài thơ ông đồ Vũ Đình Liên đã chạm được vào những rung cảm tâm linh của giống nòi nên nó còn tha thiết mãi".

Trước tiên, bài thơ “Ông đồ” đã chạm được vào những rung cảm tâm linh của giống nòi với cảm xúc luyến lưu xót xa cho những giá trị truyền thống dân tộc đang bị mai một:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Hoa đào là loài hoa biểu tượng cho mùa xuân ở miền Bắc. Hoa đào nở gợi nhắc ta về một không khí tết, một ngày đầu xuân mà mỗi năm đều có theo quy luật muôn đời của tạo hóa. Trong khung cảnh thiên nhiên ấy, ông đồ xuất hiện là biểu tượng của một phong tục truyền thống đó là tục cho chữ ngày tết. Vào mỗi dịp tết đến xuân về, mọi người đều có thói quen đi xin câu đối đỏ, chữ Nho viết trên giấy đỏ với mong ước về một năm mới bình an. Khi ấy, ông đồ là một nhân vật rất được trọng vọng:

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”
Công việc của ông chính là công việc sáng tạo của một người nghệ sĩ, chữ mà ông viết ra được ví như là phượng múa rồng bay vừa đẹp, vừa cao quý. Viết những dòng này với giọng thơ giàu cảm hứng, ta có thể cảm nhận đươc tình cảm của nhà thơ đối với phong tục này. Nhưng chuyện ấy không giữ được mãi mãi:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...
Đoạn thơ thứ ba giọng thơ chùng lại có lẽ đó là do tâm trạng của người người viết đang chùng lại. Câu hỏi tu từ “người thuê viết nay đâu như xoáy sâu vào lòng người đọc, câu nghi vấn của nhà thơ đâu chỉ đơn thuần là đang hỏi về những người thuê viết. Sự tấp nập của những người thuê viết chữ khi xưa chính là hiện thân của tình cảm của con người với một thời đại trọng đạo Nho truyền thống nói chung và những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc nói chung, nay đã vắng bóng, tức là con người đã không còn thiết tha với truyền thống dân tộc, liệu có phải là sự đau lòng ám chỉ về sự mai một của những giá trị văn hóa truyền thống ngày nào. Biện pháp nhân hóa “giấy đỏ buồn”- “mực sầu” đã cụ thể hóa nỗi sầu nơi con người, phải chăng, với từ “buồn”, từ “sầu”, nhà thơ như để người đọc cảm nhận được rằng, vì người đời đã thờ ơ nên giấy cũng “buồn” mà trở nên không còn tươi như trước, mực vì sầu mà cũng không buồn nhấc mình, cứ đọng lại trong nghiêng. Nỗi buồn của ông đồ hay là của nhà thơ đã thấu sang cảnh vật? Chữ cao quý là dùng để cho, vậy mà ông đồ phải bán chữ đã là dấu hiệu của sự suy đồi về giá trị văn hóa, ấy vậy mà thậm chí khi đem ra bán, cũng không còn ai mua, đó là một điều hết sức chua xót cho một nền văn hóa Nho học cổ truyền.
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Một ông đồ năm xưa được trọng vọng, được ngưỡng mộ là thế mà nay như một người bị gạt ra khỏi lề xã hội. Ông vẫn như năm nào, trung thành với cây bút “vẫn ngồi đấy” chỉ có điều rằng nhân tình đã đổi thay, không còn ai chú ý đến ông, sư tồn tại của ông không hề có dấu vết. Có lẽ nỗi buồn đã tới mức có chiếc lá vàng rơi trên trang giấy cũng không còn buồn nhặt, mà có lẽ đó là lá vàng của một mùa thu sắp tàn của thời đại Nho Học. Vào cái thời buổi gió Á mưa Âu tấp nập thổi vào mảnh đất quê hương, con người dường như để bản thân bị luồng gió độc ấy cuốn đi mà bỏ rơi những giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc khiến cho chúng ngày một tàn phai mai một, khi ấy cả hồn dân tộc nhuốm một màu buồn sầu lê thê như những đoạn mưa bụi không bao giờ dứt.
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Câu hỏi “Hồn ở đâu bây giờ” cứ vậy mà văng vẳng trong tâm thức người đọc. Câu hỏi như chứa cả sự đau đớn của tác giả khi nhìn thấy sự đổi thay của lòng người, sự mai một dần của các giá trị văn hóa truyền thống đồng thời đó là lời chiêu hồn đất nước, gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự một đi không trở lại của các giá trị truyền thống.

Bài thơ đã đặt ra một vấn đề muôn thủa đó là làm thế nào trước sự đổi thay của thời cuộc, ta vẫn giữ được tâm hồn dân tộc? Và câu hỏi ấy còn giá trị mãi về sau, nó chạm đến tâm linh hồn cốt dân tộc và vì vậy, tác phẩm sẽ sống trong lòng người đọc mãi mãi.

"Ông đồ" sẽ còn mãi chỗ đứng trong lòng độc giả và trong cả nền văn học nước nhà bây giờ và mãi mãi về sau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo