Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm câu tục ngữ trái nghĩa vs các câu tục ngữ sau: "Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối"

Tìm câu tục ngữ trái nghĩa vs các câu tục ngữ sau:
1.Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
2. Tấc đất, tấc vàng
3. Nhất thì, nhì thục
4. Tháng 7 kiến bò, chỉ lo lại lụt
5. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ
6. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
7. Đói cho sạch, rách cho thơm
8. Một mặt người bằng 10 mặt của
9.     Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
6.684
6
41
Dawn
18/01/2018 21:13:02
1. "Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng, ngày tháng 10 chưa cười đã tối". Từ trong thực tế hiện tượng "Ngày dài, đêm ngắn" (tháng 5) và "Ngày ngắn đêm dài" (tháng 10) do ảnh hưởng sự tự quay quanh trục của Trái Đất và chuyển động của TĐ quanh Mặt Trời nên sinh ra hiện tượng ngày đêm chênh lệch giữa 2 nửa cầu và các mùa. - Vào tháng 6 (tháng 5 âm lịch): Do trục TĐ nghiêng và hướng nghiêng ko đổi, ánh sáng Mt chỉ chiếu đc một nửa TĐ (do TĐ hình cầu), nửa cầu Bắc ngả về phía MT nó được chiếu sáng nhiều hơn nửa cầu Nam nân các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm (ngày dài, đêm ngắn).Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó đêm tháng 5 ngắn, đúng với câu nói của nhân dân ta:"Đêm tháng 5 chưa nằm đã sáng" - Vào tháng 12( tháng 10 âm lịch): Vào mùa đông, do nửa cầu Bắc chếch xa MT nên các địa điểm trên nửa cầu Bắc có ngày ngắn đêm dài. Nước ta nằm ở nửa cầu Bắc do đó ngày ở tháng 10 ngắn đúng với lời nói " Ngày tháng 10 chưa cười đã tối".

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
22
Dawn
18/01/2018 21:15:33
2. Câu tục ngữ được hiểu theo một cách khái quát hơn. Đất ở đây là đất đai, vàng ở đây là tiền là những cái mà con người ta dùng nó để sinh sống. nhưng có đất vẫn sinh sống được vì đất có thể trồng trọt, có thể làm ra được nhiều thứ khác nữa để bán ra vàng. ở đây muốn khẵng định không chỉ có vàng mới có thể sinh sống được mà đất vẫn có thể sinh sống và làm ra được vàng.
Ông cha ta nhằm khẳng định giá trị của đất, nó là một thứ có thể làm nên tất cả. nhiều người cho rằng có vàng là có thể có tất cả nhưng đó là một quan niệm sai hoàn toàn. Đất vẫn làm ra vàng và làm ra được nhiều thứ khác chứ không riêng gì vàng mới có thể có. Đất đó là một vật vô giá được ông cha ta ví như vàng và có thể hơn vàng.
Có nhiều người ỷ lại mình có vàng nên bỏ đất trống, không trồng trọt gì cả, đến một ngày khi ăn hết vàng đi thì không còn gì để mà sinh sống. đến lúc đó mới nhận ra được sự quý giá của đất. khi vỡ ra thì đã quá muộn vì đất bây giờ là một bãi đất hoang, chai đi. Vì không có người chăm sóc.
Có thể nói đây à một bài học dành cho những người chỉ biết quan tâm đến những vật chất,ăn sung mặt sướng mà không nghĩ đến hậu quả sau này của mình. Qua câu tục ngữ, ông cha ta muốn khẳng định giá trị của đất có thể làm ra tất cả nhưng vàng thì không thể. Vì vậy khi có phải biết tôn trọng những gì mình có, đừng bỏ lãng phí nó một cách vô nghĩa.
2
16
Dawn
18/01/2018 21:17:37
4. Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt
Nhân dân ta không chỉ tỉ mỉ trong công việc mà còn tỉ mỉ trong cách nhìn trời, nhìn đời. Vì tỉ mỉ cho nên nhân dân ta có thể nhìn thấy con vật mà đoán được hiện tượng của thiên nhiên. Câu tục ngữ: “Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt” chính là minh chứng cho sự tỉ mỉ và óc quan sát của nhân dân ta.
Trong các tháng trong năm, tháng bảy là tháng bắt đầu với những cơn bão lớn, khi bão lớn thì lượng nước sẽ dâng lên và có thể gây ra lụt. Bình thường mùa đông chúng ta không thể nào bắt gặp hình ảnh những con kiến đi tha mồi nhưng tháng bảy kiến hành quân đầy đường. Vì sao lại thế? Tháng bảy nước lên, đàn kiến phải lo bò đi kiếm ăn để ăn trong những ngày tháng bão lụt, hay nó cũng kiếm những vật liệu xây tổ để đảm bảo tổ của mình trong mùa thiên nhiên dữ dội ấy. Trông hành động của kiến mà con người có thể đoán được trời sẽ mưa bão hay không.
Tóm lại câu tục ngữ cho thấy được sự trí tuệ dân gian của ông cha ta. Chỉ bằng một câu tục ngữ ngắn gọn mà có thể nói lên được cả một dự đoán về thời tiết. Cũng chính bằng kinh nghiệm ấy nhân dân ta đã phòng ngừa được bão lũ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×