Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm hiểu về mạch kể chúng tôi trong bài Hai cây phong

giúp mk vs mk đang cần gấp, cảm ơn nhiều
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
7.338
4
3
Phương Dung
08/10/2017 09:02:32
Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, hãy xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai Cây Phong. Nhân vật người kể chuyện có vị trí như thế nào ở từng mạch kể ấy ? Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng « tôi » quan trọng hơn ?

- Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, ta thấy có hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau. + Trong mạch kể xưng « tôi » là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu là họa sĩ. Chúng ta có thể nghĩ rằng người kể chuyện ở đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp. Tuy nhiên, không phải nhất thiết bao giờ người kể chuyện cũng là tác giả. + Trong mạch kể xưng « chúng tôi » vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại nhân danh là « cả bọn con trai » ngày trước, và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai. Như vậy, văn bản Hai cây phong có hai mạch kể lồng vào nhau, bao trùm lên nhau. Tuy nhiên « tôi » có ở cả hai mạch kể. Từ đó rút ra mạch kể của người kể chuyện xưng « tôi » trong văn bản là quan trọng hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
11
6
Bông
08/10/2017 09:07:04
- Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, ta thấy có hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau.
+ Trong mạch kể xưng « tôi » là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu là họa sĩ. Chúng ta có thể nghĩ rằng người kể chuyện ở đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp. Tuy nhiên, không phải nhất thiết bao giờ người kể chuyện cũng là tác giả.
+ Trong mạch kể xưng « chúng tôi » vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại nhân danh là « cả bọn con trai » ngày trước, và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai.
Như vậy, văn bản Hai cây phong có hai mạch kể lồng vào nhau, bao trùm lên nhau. Tuy nhiên « tôi » có ở cả hai mạch kể. Từ đó rút ra mạch kể của người kể chuyện xưng « tôi » trong văn bản là quan trọng hơn.
Trong mạch kể của người kể chuyện xưng « chúng tôi » có hai đoạn :
+ Đoạn trên nói đến hai cây phong trên đồi cao, vào năm học cuối cùng của bọn trẻ chạy ào ào lên phá tổ chim trong dịp nghỉ hè.
+ Đoạn dưới nói đến « thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng » mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi cao trên cành cao.
Như vậy, tuy hai cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên của thời thơ ấu, nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho người kể và bọn trẻ ngất ngây.
Trong mạch kể của người kể chuyện xưng « tôi », hai cây phong chiếm một vị trí « độc tôn » lôi cuốn và gây xúc động sâu sắc cho mạch kể.
Trong mạch kể xen lẫn này, hai cây phong là phác thảo của một họa sĩ với các « mắt mấu », « các cành cao ngất », cao đến ngang tầm cánh chim bay  « với bóng râm mát rượi.
Ngòi bút của người họa sĩ ở đoạn sau. Đó là bức tranh thiên nhiên như biểu hiện trươc mắt một « chân trời xa thẳm », « thảo nguyên hoang vu » « dòng sông lấp lánh như những sợi chỉ bạc », càng làm tăng thêm chất quyến rũ của mảnh đất.
Trong bức tranh ngôn từ này, hai cây phong còn được tả bằng trí tượng trượng và bằng tâm hồn người nghệ sĩ nên nó sống động như hai con người và không chỉ thông qua quan sát của người hoaj sĩ và cái nhìn, cái cảm nhận của đứa con quê hương, vì hai cây phong được nhân cách hóa cao độ nên hết sức sinh động.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×