Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm được biểu hiện trong các thành phần sau như thế nào?
1, Khí hậu ...
- Tính chất nhiệt đợi:
+ Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.
+ Tổng bức xạ lớn, bức xạ dương quanh năm khiến cho nhiệt độ trung bình năm cao. Nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 20 độ C. Tổng số giờ nắng tùy noi từ 1400-3000 giờ/ năm.
- Lượng mưa, độ ẩm lớn:
+ Lượng mưa lớn, lượng mưa trung bình năm từ 1500-2000mm, ở sườn đón gió biển và và các khối núi cao có thể lên đến 3500-4000mm.
+ Độ ẩm không khí cao, trên 80% cân bằng ẩm luôn dương.
- Gió mùa:
Có 2 mùa gió chính là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Gió Tín phong chỉ hoạt động xen kẽ gió mùa và chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa gió.
*Gió mùa mùa đông: (gió mùa ĐB)
-Từ tháng XI đến tháng IV
-Nguồn gốc: cao áp lạnh Sibia
-Hướng gió Đông Bắc.
-Phạm vi: miền Bắc (d.Bạch Mã trở ra)
* Đặc điểm:
+Nửa đầu mùa đông: lạnh, khô
+Nửa sau mùa đông: lạnh, ẩm, có mưa phùn (vùng ĐBSH,BTB).
Riêng từ Đà Nẵng trở vào, gió tín phong BBC thổi theo hướng ĐB gây mưa vùng ven biển miền Trung, còn Nam Bộ và Tây Nguyên là mùa khô.
*Gió mùa mùa hạ: (gió mùa TN)
-Từ tháng V đến tháng X
-Hướng gió Tây Nam.
+Đầu mùa hạ: khối khí nhiệt đới Bắc Ấn Độ Dương thổi vào gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, riêng ven biển Trung Bộ và phần nam của Tây Bắc có hoạt động của gió Lào khô, nóng.
+Giữa và cuối mùa hạ: gió tín phong từ Nam Bán Cầu di chuyển và đổi hướng thành gió Tây Nam, gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Cùng với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.
Riêng Bắc Bộ gió này thổi theo hướng ĐN (do ảnh hưởng áp thấp Bắc Bộ).
2, Đất đai ...
- Đất feralit là loại đất chính của nước ta.
- Quá trình feralit là quá trình đặc trưng cho khí hậu nhiệt đới.
TRong điều kiện nhiệt ẩm cao, quá tình phong hóa diễn ra với cường độ mạnh, tạo ra một lớp đất dày. Mưa nhiều làm rửa trôi các chất bazo dễ tan làm đất chua, đồng thời có sự tích tụ oxi sắt và ooxxit nhôm tạo ra màu đỏ vàng. Vì thế gọi loại đất đó là feralit đỏ vàng.
- Dễ bị suy thoái do bị rửa trôi, biến thành đá ong.
3, Sông ngòi ...
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc,
+ Trên toàn lãnh thở có hơn 2360 con sông có chiều dài trên 10km. Dọc bờ biển cứ 20km gặp một cửa sông.
Sông ngòi nước ta nhiều nhưng phân lớn là sông nhỏ.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù ssa.
+ Tổng lượng nước là 839 tỉ m3/ năm (trong đó 60 % lượng nước nhận ngoài lãnh thổ)
+ Tổng lượng phù sa hàng năm do sông ngòi ở nước ta là 200 triệu tấn.
- Chế độ nước theo mùa:
Mùa lũ tương ứng với mùa mưa và mùa cạn tương ứng với mùa khô.
Chế độ mua thất thường làm chế độ dòng chảy cũng thất thương.
4, Địa hình ...
- Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi.
- Địa hình xâm thực - bồi tụ là kiểu địa hình đặc trưng
- Ở vùng đồi núi địa hình dốc, mùa khô đất đá bị phong hóa dữ dội, mùa mưa đất đá dễ bị cuốn trôi, bồi tụ ở vùng đồng bằng.
- Địa hình bị cắt xẻ dữ dội trở nên hiểm trở, tạo nhiều cảnh quan đặc biệt.
5, Sinh vật ...
- Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xnah, còn lại là rất ít.
- Hiện nay phổ biến lá rừng thứ sinh với các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa biến djang khác nhau:
rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá tới xa van, bụi gai hạn nhiệt đới.
- Thành phần các loài nhiệt đới chiếm ưu thế.
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta.