Tình hình kinh tế Việt Nam:
- Phụ thuộc vào nền kinh tế của Pháp nên chịu hậu quả nặng nề, nông nghiệp và công nghiệp suy sụp, xuất nhập khẩu đình đốn, hàng hóa khan hiếm, đắt đỏ.
Tình hình xã hội Việt Nam:
- Công nhân không có việc làm, số người thất nghiệp ngày càng một đông, số người còn việc làm thì tiền lương giảm
- Nông dân tiếp tục bị bần cùng hóa và phá sản trên quy mô lớn, ruộng đất nhanh chóng bị địa chủ thâu tóm.
- Các tầng lớp tiểu tư sản thành thị điêu đứng, nhà buôn phải đóng cửa, viên chức bị sa thải, học sinh ra trường không có việc làm.
- Số đông tư sản dân tộc cũng rơi vào cảnh điêu đứng, gieo neo, sập tiệm, phải đóng cửa hàng
-tình hình thế giới: 1929 - 1933 đối với các nước tư bản:
* Cuộc khủng hoảng này đã diễn ra ở tất cả các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tài chính (riêng Pháp cuộc khủng hoảng kéo dài đến năm 1936). Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất và trầm trọng nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản.
* Sản xuất công nghiệp: sản xuất công nghiệp của thế giới trung bình giảm 38 % (riêng Mĩ giảm 46%), Đức chịu tốc độ âm 47%, riêng ở Mĩ đã có 13 vạn công ty bị phá sản.
* Tài chính: hàng nghìn nhà băng bị đóng cửa (riêng ở Mĩ 10 vạn công ngân hàng phá sản chiếm 40% tổng số ngân hàng của thế giới.)
* Nông nghiệp: Hàng triệu ha cây trồng đã bị phá (riêng ở Mĩ có 75% nông trại đã bị phá sản), người ta đã giết hàng triệu con gia súc và đổ xuống biển hàng trăm triệu lít sữa.
* Cuộc khủng hoảng kinh tế đã đẩy nền kinh tế tư bản bước vào tình trạng tiêu điều và gây nên những hậu quả cực kì nghiêm trọng: • Hàng chục triệu công nhân bị thất nghiệp,...