LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trả lời câu hỏi Sử 12 Bài 21 trang 165 - Bài 21: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)

1 trả lời
Hỏi chi tiết
455
0
0
Phạm Văn Bắc
07/04/2018 14:16:54

Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)

Trả lời câu hỏi Sử 12 Bài 21 trang 165

(trang 165 sgk Lịch Sử 12): - Phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm của nhân dân ta ở miền Nam đã diễn ra như thế nào trong những năm đầu sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954?

Trả lời:

- Cách mạng miền Nam chuyển từ đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơnevơ năm 1954, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.

- Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam vừa đòi Mĩ-Diệm thi hành Hiệp định Giơnevơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, vừa chống khủng bố, đàn áp, chống chiến dịch “tố cộng, diệt cộng”, chống trò hề “trưng cầu dân ý”, “bầu cử quốc hội” của Ngô Đình Diệm.

- Tháng 8 - 1954, “phong trào hòa bình” của trí thức và tầng lớp nhân dân ở Sài Gòn - Chợ Lớn diễn ra sôi nổi.

- Mĩ - Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển và lan rộng khắp các thành phố và nông thôn, lôi cuốn đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia.

(trang 165 sgk Lịch Sử 12): - Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) ở miền Nam đã nổ ra trong hoàn cảnh như thế nào? Nêu diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào

Trả lời:

* Hoàn cảnh:

- Giai đoạn 1957 - 1960, cách mạng miền Nam gặp muôn vàn khó khăn, tổn thất.

- Tháng 5 - 1957, Ngô Đình Diệm ban hành đạo luật đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật, ra Luật 10/59, công khai chém giết, làm cho hàng vạn cán bộ, đảng viên bị giết hại, hàng chục vạn đồng bào yêu nước bị tù đày.

- Tháng 1 - 1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành trung ương Đảng đã quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm.

* Diễn biến:

- Phong trào nổi dậy từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương: Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận), Trà Bồng (Quảng Ngãi), rồi lan ra khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.

- Tháng 1 - 1960, phong trào nổ ra ở ba xã điểm là Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh (Mỏ Cày - Bến Tre), rồi lan nhanh ra các tỉnh, huyện khác.

- Quần chúng nổi dậy giải tán chính quyền địch, thành lập Ủy ban nhân dân tự quản, thành lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân cày nghèo.

* Kết quả:

- Phong trào lan rộng khắp các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Bộ. Tính đến cuối năm 1960, ta đã làm chủ 600/1298 xã ở Nam Bộ, 904/3 829 thôn ở vùng núi các tỉnh Trung Trung Bộ, 3 200/ 5 721 thôn ở Tây Nguyên.

* Ý nghĩa:

- Phong trào “Đồng khởi” giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

- Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20 - 20 - 1960)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Lịch sử Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư