Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày đạ diểm của khí hậu xích đạo ẩm. Trình bày vị trí đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa

1. Trình bày đạ diểm của khí hậu xích đạo ẩm
2. Trình bày vị trí đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa 
3. Trình bày tác động tiêu cực về việc gia tăng dân số với tài nguyên môi trường? Biện pháp nhằm hạn chế tăng dân số
4. Em hãy cho biết nguyên nhân, hậu quả việc khai thác rừng bừa bãi? Cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên rừng
7 trả lời
Hỏi chi tiết
4.721
22
7
Phương Dung
28/09/2017 20:38:44
1. Trình bày đạ diểm của khí hậu xích đạo ẩm
Đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm: 

- Nhiệt độ cao quanh năm trung bình trên 25 độ C 

- Lượng mưa nhiều quanh năm (từ 1500mm đến 2500mm) 

- Độ ẩm cao trên 80% 

=> Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều quanh năm

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
10
13
Phương Dung
28/09/2017 20:44:07
​2. Trình bày vị trí đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa
- Khí hậu nhiệt đới:
+ Nằm trong khoảng 5 độ Bắc đến chí tuyến khoảng 2 bán cầu  
+ Đăc điểm khí hậu: Nóng quanh năm, trong năm có một thời khí hậu từ 3 → 9 tháng, càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng kéo dài, biên độ nhiệt càng cao lớn  
+ Nhiệt độ TB trên 20 độ C trong năm có 2 lần nhiệt độ tăng cao 
+ Mùa mưa tập trung vào một mùa. Lương mưa TB từ 500mm → 1500mm

- Nhiệt đới gió mùa
+ Nhiệt dộ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió.
+ Thời tiết diễn biến thất thường
13
7
Yuo
30/09/2017 13:40:32

1 trình bày đạ diểm của khí hậu xích đạo ẩm
Vị trí: chủ yếu từ 5-độ Bắc đến 5-độ Nam.

'Khí hậu: là môi trường nóng và ẩm quanh năm. Nhiệt độ trung bình từ 25 độ-C đến 28-độ-C, nắng,nóng quanh năm; càng gần Xich đạo mưa càng nhiều. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất với tháng thấp nhất là 3-độ-C; nhưng sự chênh lệch giữa ngày và đêm có khi lên đến 10-độ-C. Độ ẩm không khí cao, trung bình trên 80% nên không khí rất ẩm ướt. Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho sâu bệnh và mầm bệnh phát triển mạnh mẽ gây hại cho cây trồng, vật nuôi.

+ lượng mưa TB từ 1500-2500 mm/năm

+lượng mưa TB từ 170-250 mm/tháng

Sinh thái: nhiệt độ và lượng mưa cao tạo điều kiện thuận lợi cho cây cối phát triển rậm rạp. Cây xanh tươi tốt quanh năm, tạo thành nhiều tầng từ mặt đất lên đến 40 - 50m(cành vượt tán). Có các tầng cây chính gồm: Tầng cây vượt tán; Tầng cây gỗ cao; Tầng cây gỗ cao trung bình; Tầng cây bụi; Tầng cây cỏ quyết. Có rất nhiều loài chim thú sống ở đây. Trong rừng có các loài cây dây leo thân gỗ, phong lan, tầm gửi,.... Ven cửa sông, ven biển, đầm lầy có rừng ngập mặn.

8
9
Yuo
30/09/2017 13:41:51
3 Trình bày tác động tiêu cực về việc gia tăng dân số với tài nguyên môi trường?
Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới biểu hiện ở các khía cạnh sau:
Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp, v.v...
Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước công nghiệp hoá và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở các nước công nghiệp hoá. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa đô thị và nông thôn, giữa các nước phát triển công nghiệp và các nước kém phát triển dẫn đến sự di dân ở mọi hình thức.
Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các thành phố lớn - siêu đô thị làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh không đáp ứng kịp cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước tăng lên. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã hội trong đô thị ngày càng khó khăn.
Gia tăng dân số đang gây sức ép nặng nề tới môi trường toàn cầu. Diện tích trái đất hầu như không thay đổi nhưng số dân thì tăng gấp nhiều lần. Dân số tăng nhanh làm cho môi trường không đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con người. Muốn tồn tại, con người buộc phải phá rừng để mở rộng diện tích canh tác và chăn nuôi gia súc. Từ năm 1950 - 1993, diện tích canh tác theo đầu người đã giảm từ 0,23 ha xuống 0,13 ha. Để khắc phục sự hạn chế về diện tích, người ta phải tăng năng suất cây trồng bằng thủy lợi và phân bón. Nhưng ngày nay diện tích canh tác, diện tích thuỷ lợi hoá và lượng phân bón tính theo đầu người cũng giảm và xu thế này còn tiếp diễn chừng nào số dân còn tiếp tục tăng.
Năm 1996 lượng cá đánh bắt đạt 93 triệu tấn đến năm 1999, con số này chỉ còn lại 86 triệu tấn. Do lượng đánh bắt giảm nên nuôi trồng thủy sản phát triển và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, rừng ngập mặn bị tàn phá, các hệ động thực vật bị suy thoái.
Tại hầu hết các châu lục, các đồng cỏ bị khai thác kiệt quệ. ở những nơi mà số lượng bò và cừu vượt quá mức thì đồng cỏ dần biến thành đất hoang. Hiện tượng này đã xảy ra ở các nước có nền kinh tế chăn nuôi tại châu Phi và Trung á. Đất chăn nuôi bị suy thoái làm cho nhiều người mất việc làm, buộc phải đổ về các thành thị hoặc sống bằng lương thực cứu trợ.
Đô thị hoá với tốc độ nhanh cũng gây ra những vấn đề môi trường nan giải. Năm 1999, số dân thành thị trên toàn thế giới là 2,8 tỷ người, gấp 4 lần so với năm 1950. Hiện nay, có tới một nửa dân số thế giới sống ở thành thị, những thách thức về môi trường bắt nguồn một phần từ các đô thị. Chính các thành phố đã sản sinh ra 75% lượng CO2 trên toàn cầu vì sử dụng nhiên liệu hoá thạch và tiêu thụ 3/4 lượng gỗ công nghiệp thế giới. Tốc độ đô thị hoá nhanh, những vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí và nước đang trở nên tồi tệ ở những nơi Chính phủ không đủ năng lực xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng về giao thông, nước và xử lý rác thải. Hiện nay có 220 triệu người trong các thành phố thuộc các nước đang phát triển đang trong tình trạng thiếu nước sạch và 1,1 tỷ người đang sống ngột ngạt trong bầu không khí bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, chất lượng đất cũng giảm rõ rệt, diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm tới 30% diện tích tự nhiên. Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp bị ô nhiễm môi trường đặc biệt tại các thành phố, thị xã. Lượng chất thải tăng cùng với sự gia tăng dân số.
12
6
Yuo
30/09/2017 13:44:17
4.
+ Gây ra thiên tai
+ Làm giảm diện tích rừng
+ Làm suy giảm lượng oxi
+ lớp đất màu mỡ bị rửa tôi,
+ khí hậu thay đổi,
+ thường xuyên có lũ lụt, hạn hán xảy ra,
+ đất bị xói mòn trở nên bạc màu,
+ động vật quý hiểm giảm dần, một số loại đã tuyệt chủng và có nguy cơ bị tuyệt chủng.
5
5
Lò Thị Khoai
09/10/2017 15:08:51
*MT xích đạo ẩm:
Nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ luôn trên > 20 độ C.
Mưa nhiều quanh năm.
Lượng mưa trung bình từ 1500-2500 mm/năm.
Độ ẩm cao (> 80%)
Biên độ thấp.
*MT nhiệt đới gió mùa:
- Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa:
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20°c, nhưng thay đổi theo mùa: một mùa có nhiệt độ cao (trên 29°c vào cuối mùa) và một mùa có nhiệt độ thấp hơn.
+ Lượng mưa trung bình năm trên l000mm, nhưng thay đổi theo mùa: một mùa mưa nhiều, chiếm 70 — 95% lượng mưa cả năm và một mùa mưa ít.
- Thời tiết diễn biến thất thường: mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn; lượng mưa có năm ít, năm nhiều dễ gây ra hạn hán, lũ lụt.

 
2
9
NoName.94587
18/10/2017 21:01:29
ereewre like đi

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư