Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày diễn biến của nhiễm sắc thể của quá trình nguyên phân và giảm phân. Nêu ý nghĩa của 2 quá trình này? Nêu khái niệm về lai phân tích và lấy ví dụ?

Câu 1 : Trình bày diễn biến của Nhiễm Sắc Thể của quá trình NGUYÊN PHÂN và GIẢM PHÂN . Nêu ý nghĩa của 2 quá trình này ?
Câu 2 : Nêu khái niệm về lai phân tích và lấy ví dụ ?
Câu 3 : Nêu đặc điểm cấu trúc của phân tử ADN, ARN ? Trình bày quá trình tổng hợp ADN, ARN , Prôtêin
Câu 4 : Nêu mối quan hệ giữa gen và tính trạng ?
Câu 5 : Tính đa dạng và đặc thù của ADN thể hiện ở những đặc điểm nào ?
Câu 6 : Nêu đặc điểm khác nhau cơ bản giữa ADN VÀ ARN ?
7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
9.217
34
13
Quỳnh Anh Đỗ
08/11/2017 19:04:02
Câu 1: NGUYÊN PHÂN: 
1. Kì trung gian: 
- Trung thể tách đôi mỗi nửa tiến về 1 cực của tế bào. 
- Xảy ra quá trình nhân đôi AND, làm 2n NST đơn → 2n NST kép. 
2. Kì trước: 
- 2n NST kép bắt đầu đóng xoắn. 
- Màng nhân và nhân con dần dần biến mất, thoi vô sắc phân hóa rõ đầu 2 cực tế bào. 
3. Kì giữa: 
- 2n NST tiếp tục đóng xoắn đạt đến mức tối đa ở cuối kì, lúc này quân sát NST rõ nhất, có dạng đặc trưng cho loài. 
- Sau đó 2n NST kép tập trung 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. 
4. Kì sau: 
- Mỗi NST kép trong bộ 2n đều tách thành 2 NST đơn, mỗi NST phân li về 1 cực tế bào. 
- Sau đó các NST bắt đầu tháo xoắn. 
5. Kì cuối: 
- Các NST đơn tiếp tục tháo xoắn đến mức tối đa ở cuối kì. 
- Thoi vô sắc biến mất, màng nhân và nhân con xuất hiên trở lại. 
- Ở tb Động vật: màng tế bào mẹ co lại chia tb thành 2 tb con; ở tb Thực vật: giữa tb mẹ hình thành 1 vách ngăn chia tb thành 2 tb con.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
0
Quỳnh Anh Đỗ
08/11/2017 19:05:18
Câu 2: <> lấy cơ sở từ thí nghiệm của Menden, phép lai phân tích được hình thành và sử dụng rộng rãi. 
<> phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. 
+ Nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp . 
+ Nếu kết quả phép lai phân tính theo tỉ lệ 1 : 1 thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp 
<> ví dụ như: 
(1) P : hoa đỏ x hoa trắng 
KG : AA x aa 
GP: A ; a 
F1 : Aa => 100% hoa đỏ <=> đồng tính 
=> kiểu gen cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp. 
(2) P : hoa đỏ x hoa trắng 
KG : Aa x aa 
GP:a, A ; a 
F1: 1Aa : 1aa <=> phân tính 
=>kiểu gen cá thể mang tính trạng trội là dị hợp. 
(2) là phép lai phân tích.
2
0
Quỳnh Anh Đỗ
08/11/2017 19:07:05
Câu 3: - Đều là các axit Nucleic có cấu trúc đa phân, đơn phân là các Nucleotit 
- Đều được cấu tạo từ các nguyên tố hóa học : C, H, O, N, P 
- Đều có bốn loại Nucleotit trong đó có ba loại Nu giống nhau là A, G, X 
- Giữa các đơn phân đều có liên kết hóa học nối lại thành mạch 
- Đều có chức năng trong quá trình tổng hợp protein đề truyền đạt thông tin di truyền 

Cấu tạo: 

- ADN 
+ Có hai mạch xoắn đều quanh một trục 
+ Phân tử ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn phân tử ARN 
+ Nu ADN có 4 loại A, T, G, X 

- ARN 
+ Có cấu trúc gồm một mạch đơn 
+ Có khối lượng và kích thước nhỏ hơn ADN 
+ Nu ARN có 4 loại A, U, G, X 

Chức năng: 
- ADN : 
+ ADN có chức năng tái sinh và sao mã 
+ ADN chứa thông tin qui định cấu trúc các loại protein cho cơ thể 

- ARN: 
+ ARN không có chức năng tái sinh và sao mã 
+ Trực tiếp tổng hợp protein 
mARN truyền thông tin qui định cấu trúc protein từ nhân ra tế bào chất 
tARN chở a.a tương ứng đến riboxom và giải mã trên phân tử mARN tổng hợp protein cho tế bào 
rARN là thành phần cấu tạo nên riboxom.
2
0
Quỳnh Anh Đỗ
08/11/2017 19:12:38
Câu 4: ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân , bao gồm hàng trăm đơn phân là axit amin. Có hơn 20 loài a.a khác nhau , do đó cách sắp xếp khác nhau của hơn 20 loài a.a này đã tạo nên tính đa dạng của protein.
Còn tính đặc thù của ADN được quy định bởi thành phần , số lượng và trình tự sắp xếp của các a.a. Ngoài ra tính đặc thù còn được thể hiện qua cấu trúc không gian của nó( cấu trúc ko gian gồm bậc 1, 2, 3 ,4)
2
0
Huyền Thu
08/11/2017 19:13:32
Câu 6:
* Khác nhau 

- ADN 
+ Có hai mạch xoắn đều quanh một trục 
+ Phân tử ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn phân tử ARN 
+ Nu ADN có 4 loại A, T, G, X 

- ARN 
+ Có cấu trúc gồm một mạch đơn 
+ Có khối lượng và kích thước nhỏ hơn ADN 
+ Nu ARN có 4 loại A, U, G, X
2
0
Quỳnh Anh Đỗ
08/11/2017 19:14:26
Câu 5: Phân biệt ADN và ARN : 
* Giống nhau : 
- Đều cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P 
- Đều thuộc loại đại phân tử và cấu tạo theo nguyên tắc đa phân 
- Đều có 4 loại nuclêôtit 
- Đều có chức năng di truyền 
* Khác nhau : 
ADN 
- Gồm 2 mạch đơn song song xoắn đều 
- Nuclêôtit là A, T, X, G 
- Có kích thước và khối lượng lớn 
- Chức năng là lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền 
ARN 
- Gồm 1 mạch đơn 
- Nuclêôtit là A, U, X, G 
- Có kích thước và khối lượng nhỏ 
- Chức năng là tổng hợp protein.
2
0

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×