LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày giá trị nội dung, nghệ thuật của Truyện Kiều

4 trả lời
Hỏi chi tiết
3.023
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
29/05/2019 10:46:31
Bài 3:
Truyện Kiều kể về cuộc đời truân chuyên của người con gái tài sắc Thuý Kiều. Thuý Kiều là một cô gái sinh trưởng trong gia đình họ Vương có ba chị em: Thuý Kiều, Thuý Vân và Vương Quan. Kiều là người con gái tài năng và nhan sắc thuộc bậc trên người. Nàng còn là người con hiếu nghĩa. Trong hội đạp thanh, Kiều gặp Kim Trọng, họ đã yêu nhau sau đó đính ước. Khi Kim Trọng về Liêu Dương hộ tang chú, gia đình Kiều gặp tai biến, Kiều phải bán mình chuộc cha. Mã Giám sinh mua Kiều về Làm Tri. Tú Bà lập mưu biến nàng thành gái lầu xanh. Thúc Sinh chuộc Kiều và cưới nàng làm vợ lẽ. Nàng lại bị Hoạn Thư – vợ Thúc Sinh sai lính đến bắt về làm hoa nô và bày trò đánh ghen. Nàng trốn khỏi nhà Thúc Sinh. Nhưng lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh phải vào lầu xanh lần thứ hai. Tại đây, Kiều gặp Từ Hải – một anh hùng “đội trời, đạp đất”, chàng chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, giúp Kiều báo ân, báo oán. Kiều lại mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị chết đứng. Kiềubị ép lấy viên thổ quan. Nhục nhã, đau đớn, nàng nhảy xuống sông Tiền Đường tự tử, được sư Giác Duyên cứu và đi tu. Kim Trọng trở lại sau nửa năm, chàng kết duyên với Thuý Vân theo lời trao duyên của Kiều. Sau này, Kim Trọng và Vương Quan đã bỏ nhiều công sức tìm Thúy Kiều. Rất may họ đã gặp lại Thuý Kiều, Kiều được đoàn tụ với gia đình và Kim Trọng sau mười lăm năm lưu lạc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
29/05/2019 10:52:59
Bài 5:
Chân dung của Vân được tác giả miêu tả( câu bị động) một cách khá toàn vẹn trong bốn câu thơ từ khuôn mặt, nét mày, làn da, mái tóc đến nụ cười, tiếng nói. Vân có khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như vầng trăng, có đôi lông mày sắc nét như con ngài, có miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngà ngọc và mái tóc của nàng đen hơn mây, làn da của nàng trắng hơn tuyết, sắc đẹp của Vân sánh với những nét kiều diễm, sáng trong của những báu vật tinh khôi đất trời. Tất cả toát lên vẻ đẹp trung hậu, êm dịu, đoan trang, quí phái. Vân đẹp hơn những gì mĩ lệ của thiên nhiên nhưng tạo sự hoà hợp, êm dịu "mây thua", "tuyết nhường". Với vẻ đẹp như thế, Vân sẽ có một cuộc đời bình lặng, suôn sẻ và một tính cách thông dung, điềm đạm. Qua bức chân dung này, Nguyễn Du đã gửi tới những thông điệp về tương lai, cuộc đời chính bởi vậy mà bức chân dung Thúy Vân là chân dung mang tính cách số phận.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
29/05/2019 10:59:07
Bài 6:
4. Gía trị của tác phẩm Truyện Kiều không chỉ ở nội dung hiện thực, tư tưởng nhân đạo mà còn ở nghệ thuật đặc sắc của một cây bút tài hoa bậc thầy. Một trong yếu tố làm nên nghệ thuật tả người của Nguyễn Du . Đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” có thể coi là đoạn thơ tiêu biểu cho nghệ thuật ấy. Nét nổi bật trong nghệ thuật tả người của Nguyễn Du là ông đã vận dụng biện pháp ước lệ tượng trưng một cách tài tình, đầy sáng tạo, khiến nhân vật hiện lên thật đậm nét, sinh động có hồn. Để tả từng nhân vật, Tố Như tiên sinh chọn Thúy Vân trước. Ông rất kĩ lưỡng trong việc lựa chọn từ ngữ và hình ảnh để miêu tả. Thúy Vân hiện lên với vẻ ddejp trang trọng, đài cát. Cũng dùng bút pháp ước lệ như đã tả Thúy Vân, nhưng ngòi bút thiên tài của Tố Như không hề lặp lại một cách vụng về như một người thợ tầm thường. ông không tả tỉ mỉ nào khuôn mặt, nụ cười, tiếng nói, mái tóc , làn da mà chỉ phác thảo vài nét cốt nêu bật cái thần thái trong bức chân dung: “làn thu thủy, nét xuân sơn”. Hình ảnh ẩn dụ đó rất ấn tượng và gợi nhiều liên tưởng: từ dung nhan đến tâm hồn Kiều đang ở độ trong veo như nước mùa thu, không chút gợn , đang dạt dào sức sống thanh xuân như màu xanh của dáng núi mùa xuân. Cả vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời như hội tụ ở đây. Cái nhan sắc đến độ “nghiêng nước nghiêng thành” ấy lại kèm theo cái tài “so bề tài sắc lại là phần hơn” nên nó cao quá vượt lên cái khuôn khổ mà xã hội phong kiến có thể chấp nhận được, khiến “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Với Thúy Vân thì thiên nhiên “thua, nhường” vốn chỉ là sự hơn ém không tranh chấp, còn với Kiều thì “ghen , hờn” mới thực sự biểu hiện được cả lòng đố kị sâu cay của tạo hóa. Bởi vậy, tả bức chân dung “sắc sảo mặn mà” của Kiều, Nguyễn Du như dự báo trước tấm bi kịch “hồng nha bạc phận” của nàng sau này, vì ngay từ đầu tác giả đã khẳng định: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”.Đoạn thơ chị em Thúy Kiều sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của con người, khắc họa rõ nét chân dung chị em Thúy Kiều. Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn nơi Nguyễn Du.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
29/05/2019 11:05:26
Bài 7:
5. Khác với Thúy Vân, Thúy kiều có vẻ đẹp sắc sảo mặn mà về cả tài lẫn sắc. Qủa đúng là như vậy. Gợi tả vẻ đẹp của Kiều, tác giả vẫn dùng những hình tượng nghệ thuật ước lệ “thu thuỷ” (nước mùa thu), “xuân sơn” (núi mùa xuân), hoa, liễu. Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi, tạo một ấn tượng chung về vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế. Vẻ đẹp ấy được gợi tả qua đôi mắt Kiều, bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Đó là một đôi mắt biết nói và có sức rung cảm lòng người. Hình ảnh ước lệ “làn thu thuỷ” – làn nước mùa thu gợn sóng gợi lên thật sống động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt. Còn hình ảnh ước lệ “nét xuân sơn” – nét núi mùa xuân lại gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung. Không chỉ mang một vẻ đẹp “nghiêng nước, nghiêng thành”, Kiều còn là một cô gái thông minh và rất mực tài hoa( câu ghép đẳng lập). Đặc tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng: Cung đàn “bạc mệnh” mà Kiều tự sáng tác nghe thật da diết buồn thương, ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc – tài – tình. Tác giả dùng thành ngữ “nghiêng nước, nghiêng thành” để cực tả giai nhân, đồng thời là lời ngợi ca nhân vật. Chân dung của Thuý Kiều cũng là chân dung mang tính cách số phận. Vẻ đẹp của Kiều làm cho tạo hoá phải ghen ghét, phải đố kị “hoa ghen, liễu hờn” nên số phận nàng sẽ éo le, đau khổ. Như vậy, chỉ bằng mấy câu thơ trong đoạn trích, Nguyễn Du đã không chỉ miêu tả được nhân vật mà còn dự báo được trước số phận của nhân vật; không những truyền cho người đọc tình cảm yêu mến nhân vật mà còn truyền cả nỗi lo âu phấp phỏng về tương lai số phận nhân vật.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư