Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày hiểu biết của em về câu tục ngữ "Cái nết đánh chết cái đẹp"

3 trả lời
Hỏi chi tiết
905
0
0
Ori
08/05/2019 21:08:59
Ca dao tục ngữ là sự thể hiện rõ nét nhất những đúc rút trong cuộc sống từ ngàn đời xưa. Để nói sự quan trọng của đức tính ẩn chứa bên trong con người. Câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp” đã thể hiện rõ giữa hình thức và phẩm chất cái nào quan trọng hơn, cái nào sẽ được đề cao hơn.
“Cái nết đánh chết cái đẹp” được hiểu là cuộc nội tranh giữa sắc đẹp và tính nết. “Cái nết” nói đến tính nết, đức hạnh của con người, đó ám chỉ người con gái. “Cái nết” còn được hiểu là tính nết của con người. “Cái đẹp” nói đến vẻ bề ngoài, hình thức bên ngoài của con người. Khi “cái nết” và “cái đẹp” đặt trong chỉnh thể: “Cái nết đánh chết cái đẹp” có thể hiểu theo hai cách, một là cái nết của người con gái (nết xấu) làm hại cho người con gái đẹp, cái nết khiến người khác phải sợ, tránh xa. Ví dụ như, một cô gái rất xinh đẹp, nhưng có thói quen lười tắm rửa khiến mọi người tránh xa. Lúc này, có thể hiểu theo nghĩa thứ nhất. Cách hiểu thứ hai, “cái nết” là những đức tính tốt của con người. Đặt trong câu tục ngữ này, “cái nết đánh chết cái đẹp” có thể hiểu là ở một chỉnh thể, người ta sẽ quan tâm đến tính nết, tính cách,cách biểu đạt còn vẻ bề ngoài không quan trọng. Cách hiểu này gần với câu ca dao:
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người”
Thiết nghĩ, trong xã hội hiện nay, không chỉ ở đồ vật, đẹp – xấu hình thức và chất lượng trong nội dung, con người cũng được đánh giá theo tiêu chí “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Có thể hiểu rộng hơn, cái nết và cái đẹp tuy song song tồn tại nhưng chúng luôn được đánh giá ở giá trị sử dụng.
Câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp” chứa một triết lý sâu sắc về cách nhìn nhận con người. song, suy nghĩ một cách biện chứng thì cái đẹp bao hàm cả “cái nết” tạo nên một bản thể đồng nhất. một người hoàn chỉnh sẽ được tạo nên từ “cái nết” và “cái đẹp” đó là sự dung hòa, sự thúc đẩy một trong bên trong để cá nhân hoàn thiện.
Trong mỗi người, cái nết và cái đẹp luôn dung hòa và tương hỗ trong cuộc sống. “Cái nết đánh chết cái đẹp” cho thấy cách nhìn từ bên ngoài vào. Cái nết và cái đẹp như hai mặt của tờ tiền tạo nên giá trị nguyên vẹn của đồng tiền. Con người cũng vậy, cái nết và cái đẹp là hai tiêu chí mà con người hướng đến trong cuộc sống. Đôi lúc cuộc đấu tranh mạnh mẽ khi cái tôi bản thể bên trong con người trỗi dậy.
Cái nết và cái đẹp là hai tiêu chí quan trọng trong cuộc sống. con người cần luôn trau dồi để từ một cá nhân tốt trong xã hội có thể nhân lên hàng nghìn cá nhân tốt. Thiết nghĩ, trong cuộc sống nếu dung hòa giữa cái nết và cái đẹp là cách tốt nhất giúp con người hoàn thiện bản thân
Trong cuộc đấu tranh ấy, nếu “cái nết” giành phần thắng trong cuộc tranh đấu, con người sẽ dẹp bỏ vẻ bề ngoài tồn tại và tự hoàn chỉnh mình. Trong chiến thắng ấy, con người tự đắc ngủ quên trong chiến thắng mà luôn không biết mình là ai, trong cuộc đời mình tồn tại như thế nào. Ngược lại, trong cuộc chiến ấy nếu cái còn lại thắng, cuộc sống lại đi vào vết xe trước đó. Thế nên, dù đẹp hay nết theo tôi, việc dung hòa chúng là quan trọng hơn.
Trong xã hội, có người tốt, kẻ xấu, không có ai là hoàn chỉnh cả. Thế nên, con người trong cuộc sống cần biết phát huy những mặt mạnh và yếu của bản thân. Con người luôn hướng mình đến sự hoàn hảo, hào nhập giữa cái nết và cái đẹp giúp con người trở nên hoàn thiện hơn. Cuộc đấu tranh giữa “cái đẹp” và “cái nết” trong hơi thở cuộc sống vẫn diễn ra dù cho mục đích của con người là luôn hướng về tương lai. Cuộc tranh đấu sẽ không có hồi kết cho đến khi cái tôi bản thể tự mãn về một trong hai hoặc cả hai cùng tồn tại.
Câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp” ẩn sâu bên trong là triết lý sống, Nết và đẹp đều rất quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống. Dung hòa giữa hai đức tính “nết” và “đẹp” giúp con người hoàn hảo hơn so với việc tanh cãi xem cái nào đúng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
09/05/2019 07:59:27
Trong cuộc sống này không có ai là hoàn hảo về mọi mặt như hình thức cũng như tính cách, nhưng một người có đức tính thật thà, chăm chỉ, ngoan ngoãn nhưng hình thức không được như những người có nhan sắc vẫn được xem trọng hơn. Tuy nhiên trong cuộc sống này mỗi người đều có mục tiêu riêng cho mình, mong muốn hoàn thiện bản thân. Ông cha ta có câu: “cái nết đánh chết cái đẹp” đều có nguyên do của nó.
Câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp” có ý muốn nhắn nhủ chúng ta rằng, hãy sống sao cho đẹp đời, đừng ăn nói hàm hồ, tính cách ngang bướng, không xem ai ra gì, kiêu căng, ngạo mạn thì cuối cùng dù bạn có đẹp tới đâu cũng không ai quan tâm tới bạn đâu. Theo cách hiểu này thì “cái nết”: phẩm chất đạo đức, tính cách của con người. “Cái đẹp”: hình thức bên ngoài của con người. “ Đánh chết”: không có nghĩa là làm mất, mà là sự hơn hẳn. Ý cả câu: Phẩm chất đạo đức, tính cách con người hơn hẳn hình thức bên ngoài.
Câu tục này của ông cha ta đã để lại cho thế hệ con cháu với mong muốn đưa ra những lời răn dạy giúp con người vươn tới cái chân, thiện, mỹ và tầm cao của giá trị sống. Trong số đó, những câu ca dao, tục ngữ nói về phẩm chất và đức hạnh luôn là thiết yếu nhất, bởi lẽ phẩn chất và đức hạnh là chuẩn mực cao nhất trong nhân cách của con người.
Vấn đề mà câu tục ngữ đề cập đến toàn đúng: Phẩm chất, tính cách làm nên giá trị của con người. Chúng ta cần phải hiểu một cách linh hoạt rằng: Không coi thường vẻ đẹp hình thức của con người. Có khi hình thức bên ngoài phản ánh phẩm chất bên trong: ăn mặc lôi thôi, luộm thuộm phản ánh tính cách cẩu thả…Thế nhưng, chúng ta cần nhớ rằng: Phẩm chất, tính cách của con người là quan trọng. Vẻ đẹp hình thức tôn lên vẻ đẹp phẩm chất, tính cách của con người. Con người cần hoàn thiện cả về vẻ đẹp phẩm chất, tính cách và vẻ đẹp hình thức (vẻ đẹp hoàn hảo của con người là cả phẩm chất bên trong và hình thức bên ngoại Nhìn nhận, đánh giá con người không nên chỉ qua hình thức bên ngoài mà quan trọng là phẩm chất, tính cách.
Điển hình như trong học tập hay trong công việc, bạn đừng đánh giá con người ở trang phục đắt tiền, sang trọng mà ở kết quả học tập, ở hiệu quả công việc. Những người có phẩm chất đạo đức tốt luôn được mọi người yêu quý.
Tạo hóa rất công bằng họ đã tạo ra con người không thập toàn với ý muốn để con người đi theo hai trường phái đối lập: có nết và chẳng ưa nhìn; có sắc và luôn lúng sâu vào những hoa mĩ về ngoài. Nhưng con người vẫn có thể bừng tỉnh khỏi những “hố sâu không đáy” và vươn lên với chính bản thân mình để hướng ý thức, đạo đức của mình vươn tới chân, thiện, mỹ.
Câu tục ngữ: “Cái nết đánh chết cái đẹp”có ý nghĩa khuyên chúng ta hãy: Có cái nhìn đúng về con người trong cuộc sống. Đồng thời tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, đồng thời không coi nhẹ biểu hiện hình thức bên ngoài.
Nói một cách khách quan thì câu nói không hoàn toàn đúng nhưng không hề sai chút nào. Tuy nhiên, khi đưa ra câu tục ngữ này người ta chỉ nói đúng về một phương diện, khía cạnh nào đó. Nếu xét tổng thể thì có vẻ như câu nói ấy đã bị sai lệch về mặt bản chất. Mỗi con người đều có mặt tốt và mặt xấu ở trong lòng. Vậy ta phải biết làm cho phần tốt nảy nở như hoa mùa xuân và phẩn xấu bị mất dần đi.
Tóm lại dù có như thế nào đi chăng nữa, chỉ cần có niềm tin vào cuộc sống, có ý muốn hoàn thiện bản thân về mọi mặt thì dù bạn có xấu như thế nào nhưng ăn nói nhẹ nhàng, lịch sử, ăn mặc gọn gàng thì người ta chắc chắn cũng sẽ tôn trọng mình. Còn những ai mà tự nghĩ mình đẹp rồi, trang sức phụ kiện đầy người nhưng ăn nói thô lỗ, hổng hách không xem ai ra gì. Giống như câu nói của Hồ chủ tịch “Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
0
0
Nhok Phượng Núi
09/05/2019 09:03:22
Khi nói về nhan sắc và đức hạnh trong mối quan hệ của con người, thìcha ông ta trước đã có câu tục ngữ đặc sắc và ngắn gọn đó chính là "Cái nết đánh chết cái đẹp". Chúng ta cũng phải cần hiểu và cũng như có những đánh giá những quan niệm thế nào cho đúng về câu tục ngữ này.
Đầu tiên ta phải hiểu được câu nói đó có ý nghĩa gì? “Cái nết” ở đây chính là tính nết cũng như đức hạnh hay còn là những tư tưởng tình cảm của con người. Còn trong câu tục ngữ này cái nết như chỉ về những điều thật tốt đẹp thì mới có thể “đánh chết cái đẹp” được. Ta phải hiểu linh hoạt “đánh chết” có nghĩa là hơn hẳn rất nhiều cái đẹp. Còn “cái đẹp” được hiểu là hình thức, vẻ bề ngoài của con người. Cả câu tục ngữ được hiểu đơn giản như sau: Con người chúng ta bao giờ tính nết cũng sẽ hơn hẳn vẻ bề ngoài, nên khi người ta đánh giá con người thường không chỉ dựa vào vẻ bề ngoài phán xét, quan trọng hơn đó phải là tính cách người đó như thế nào.
Qủa thật ta như thấy được câu tục ngữ bao hàm một nghĩa rộng, nó nêu lên một bài học, một nhận xét sấu sắc. Đạo đức được xem là cái gốc của con người. Một con người mà không có đạo đức thì chính là con người không có nhân cách. Còn cả đức hạnh được coi trọng hơn nhan sắc, vẻ bên ngoài rất nhiều.
Câu tục ngữ ông cha dạy rất đúng. Bởi con người luôn được đánh giá ở hai mặt đó chính là tâm hồn và vẻ bề ngoài. Khi một con người có vẻ đẹp tâm hồn tức là họ luôn luôn giúp đỡ những người xung quanh, học như luôn chia sẻ với mọi người xung quanh. Người có “cái nết” đó chính là người có cách ứng nhân xử thế tốt, họ cũng sẽ nhận được những sự quý mến của mọi người.
Ngược lại nếu như con người dù có đẹp về nhan sắc, áo quần có sang trọng, trang điểm son phấn xinh tươi nhưng cái nết lại xấu. Điều này cũng có nghĩa là lười biếng, thô lỗ, tục tằn trong giao tiếp, đó có cả những sự ích kỉ, tham lam, bất hiếu với cha mẹ, bất nghĩa với nhân dân,… thì dường như tất sẽ bị mọi người cười chê, xa lánh. Ta như thấy được chính sắc đẹp của người ấy như cũng chẳng mang lại danh giá gì cả, mọi người sẽ xa lánh những người có những đức tính không tốt.
Không chỉ nói về con người mà đồ vật cũng vậy, hình thức choáng lộn bên ngoài không thể nào che đậy được thực chất bên trong. Giá trị sử dụng của đồ vật là ở sự lâu bền, tiện lợi, tính hiệu quả của nó đối với cuộc sống của con người, đâu phải ở chỗ nước sơn, nước mạ bóng lộn. Qua đó mỗi người chúng ta càng thấy ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ đặc sắc đó chính là "Cái nết đánh chết cái đẹp".
Câu tục ngữ như chất chứa biết bao điều trên còn chứa đựng một triết lí sâu sắc đó chính là nội dung quyết định hình thức, nội dung quan trọng hơn hình thức. Vì thế nhân dân ta mới có câu tục ngữ tương tự:
"Tốt gỗ hơn tốt nước sơn,
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người"
Hoặc là câu:
"Tốt danh hơn lành áo"
Tuy nhiên chúng ta cũng phải xem xét lại câu nói này trong thời đại hiện nay. Mặc dù nó là đúng đắn nhưng vẫn có nhiều điều cần phải được xem xét. Khi một người mà có ngoại hình không được đẹp thì dù lương thiện cũng như tài năng như thế nào cũng khó có thể tiến xa được. Cho nên con người ngày càng phải biết hoàn thiện mình hơn nữa, không chỉ đẹp về hình thức mà cũng phải học hỏi thêm nhiều kiến thức. Không thể nói được những người không may mắn có một diện mạo kém đẹp thì cũng đừng buồn vì chỉ khi bạn thực sự cố gắng học tập và hình thành cho mình lối sống đẹp thì những khiếm khuyết của bạn sẽ được bù đắp xứng đáng.
Có thể nhận thấy được cái nết, cái đẹp của người học sinh là vẻ đẹp hình thức và tâm hồn, nó dường như cũng chính là đức trí, thể, mĩ được biểu hiện ở gương mặt sáng ngời. Đó còn chính là thể lực tốt, chăm học, chăm làm ngoan ngoãn, Lễ phép, biết kính thầy mến bạn, giàu tình thương và nhiều mơ ước. Khi có được tâm hồn đẹp, trí tuệ đẹp, nhan sắc đẹp là cái đẹp hoàn thiện đáng yêu và trân trọng.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư