LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày hiểu biết của em về tác giả và hoàn cảnh ra đời của Hịch tướng sĩ

6 trả lời
Hỏi chi tiết
4.318
0
2
Nguyễn Mai
21/03/2018 22:13:47
Câu 1
Trần Quốc Tuấn (1231 - 1300), tức Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc. Năm 1285 và năm 1287, quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân ra trận, và cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang. Đời Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp (nay là xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương) rồi mất ở đây. Nhân dân tôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều nơi trên đất nước.
Nửa cuối thế kỉ XIII, chỉ trong ba mươi năm (1257 - 1287), giặc Mông - Nguyên đã ba lần kéo quân sang xâm lược nước ta. Lúc bấy giờ thế giặc rất mạnh, muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân. Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc.
Để kêu gọi lòng dân, người viết có thể dùng nhiều cách khác nhau. Có khi chỉ cần nêu lên thực trạng, khơi gợi truyền thống yêu nước, căm thù giặc... Trong bài hịch này, Trần Quốc Tuấn đã sử dụng một giọng điệu, cách viết rất phong phú. Khi thì ông lấy tấm gương của người đời xưa, khi thì dùng cách "khích tướng", có khi lại an ủi, vỗ về đối với đối tượng... Đó chính là cái hay, cái độc đáo của tác phẩm này.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Mai
21/03/2018 22:14:46
câu 2
Hịch là một thể văn thư cổ mà các tướng lĩnh, vua chúa hoặc người thủ lĩnh một tổ chức, một phong trào dùng để kêu gọi cổ vũ mọi người hăng hái chiến đấu tiêu diệt kẻ thù. Như vậy, hịch không phải là thể văn đươc sử dụng thông dụng trong thời bình như chiếu, phú, tấu, sớ... về hình thức, hịch thường được viết theo lối văn tứ lục, cũng có khi viết bằng văn xuôi hay thơ lục bát. Một bài hịch thường được cấu trúc theo ba phần chính: Phần đầu nêu lên một nguyên lí đạo đức hay chính trị làm cơ sở tư tưởng, lí luận; phần giữa nêu thực trạng đáng chú ý (thường là kể tội kẻ thù); phần cuối nêu giải pháp và lời kêu gọi chiến đấu.
0
0
Nguyễn Mai
21/03/2018 22:17:56
câu 3
Là 1 đoạn văn thể hiện được sự căm phẫn đến tột cùng của Trần Quốc Tuấn.
+ Lo lắng.
+ Đau xót
+ Căm phẫn
Biểu hiện: tới bữa quên ăn, nửa đêm vô gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
=> những điều đó có thể xuất hiện với 1 người đang có những tình cảm thường ngày đc ư! Nó chỉ được biểu hiện rõ ràng với 1 con người đang căm phẫn, sôi sục, uất ức.
Uất ức vì "chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. "
- Và cuối đoạn văn là 1 lời có thể nói là tuyên thệ của Trần Quốc Tuấn, càng cho thấy rõ chí khí và lòng yêu nước của ông: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng.- Với những động từ mạnh như: "đau như cắt", "xả thịt , lột da, uống máu" , "xác này gói trong da ngựa".... được sử dụng đúng lúc và đúng thời điểm, làm cho ý nghĩa của nó càng sâu sắc hơn.
=> Một đoạn văn hay và sâu sắc thể hiện tình yêu nước mãnh liệt, căm thù quân giặc sâu sắc và chí khí bản lĩnh của Trần Quốc Tuấn
0
0
Nguyễn Mai
21/03/2018 22:22:27
Câu 4
Sau khi tố cáo tội ác củạ giặc, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ lòng yêu nước, căm thù giặc của mình, có thể xem đây là đoạn văn hay nhất của bài hịch: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng." Nỗi đau trước cảnh nước mất nhà tan được diễn tả thống thiết: quên ăn, mất ngủ, lòng đau như dao cắt, nước mắt đầm đìa.những điều đó có thể xuất hiện với 1 người đang có những tình cảm thường ngày đc ư! Nó chỉ được biểu hiện rõ ràng với 1 con người đang căm phẫn, sôi sục, uất ức. Uất hận trào dâng đến cực điểm khi tác giả bộc lộ thái độ của mình đối với kẻ thù: chỉ căm tức chưa được xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Vị tướng đã tự xác định một tinh thần hi sinh hết mình cho đất nước: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. Qua đoạn văn này, hình tượng người anh hùng yêu nước, sẵn sàng xả thân vì đất nước được khắc hoạ rõ nét. Những lời tâm huyết, gan ruột của vị tướng có sức lay động mạnh mẽ, truyền cho tướng sĩ tinh thần yêu nước nồng nàn, lòng căm thù giặc sục sôi và một thái độ xả thân, chấp nhận hi sinh vì non sông xã tắc.
0
0
Nguyễn Thành Trương
22/03/2018 07:08:53
Mai Nguyễn làm chi dài vậy với lại Trần Quốc Tuấn sinh năm 1931 nhưng chưa xác định rõ cần để như thế này (1931? - 1300) SGk cũng ghi vậy đấy nhé!  
0
0

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư