Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày những cảm nhận của em về hình ảnh người lính

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.285
2
1
Ngoc Hai
01/08/2017 09:39:53
Trước hết nước ta là một quốc gia nằm ven biểm, lãnh thổ bằng đất liền và biển đảo là lãnh hải được coi là nơi thiêng liêng, bởi nơi đây là nơi có tiềm năng, nguồn lực lớn để phát triển ngư nghiệp, khai khoáng, vận tải biển… Từ xa xưa, ông cha ta đã đổ bao mồ hôi xương máu để xác lập chủ quyền lãnh hải, trinh phục biển cả để phục vụ cuộc sống. Vậy ngày nay, ai là người có trách nhiệm bảo vệ nó? là tất cả chúng ta – trách nhiệm chung của mọi người. Xong nhiệm vụ lớn lao cao cả thiêng liêng thuộc về người chiến sĩ. Bởi để bảo vệ biển đảo quê hương các anh phải sống trong điều kiện khó khăn, xa đất liền, thiếu lương thực, thiếu sách báo… xa nhà , xa gia đình và xa người thân dài ngày, luôn sống trong lỗi nhớ nhà da diết. Cuộc sống đã khó khăn gian khổ nhưng nhiệm vụ của họ càng nặng lề hơn và nguy hiểm hơn bảo vệ biển đảo vì lợi ích kinh tế to lớn. Có nhiều kẻ thù nhòm ngó, chúng được trang bị những vũ khí tối tân hiện đại, hiện nay chúng đã có dã tâm chiếm biển đảo quê hương. Tuy nhiều khó khăn nhưng không làm mềm đi ý chí bảo vệ biển đảo của Tổ quốc của người dân nhất là ngư dân trên biển cả. Đất nước ta đã được vẹn toàn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, ngày ngày đã được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển cả, chính là nhờ phần lớn công sức và sự hi sinh thầm lặng của các anh, hình ảnh các anh – những người chiến sĩ bảo vệ biển đảo là hình ảnh hào hùng ẩn chứa vẻ đẹp về sự hi sinh.

Vậy chúng ta là những học sinh – tương lai của đất nước cần phải làm gì để góp phần bảo vệ biển đảo tiếp bước các anh. Trước hết chúng ta cần xác định vị trí vai trò của biển đảo đói với Tổ Quốc, hãy ra sức học tập để trở thành người chiến sĩ hạ quân tương lai để góp phần xây dựng bảo vệ biển đảo Tổ Quốc.

” Không xa đâu Trường Sa nơi vẫn gần em và Trường Sa luôn bên em…” lấy lời kết của bài hát thay cho lời biết ơn sâu sắc của người dân Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ học sinh nói riêng. Chúng em luôn tự hào, yêu quý các anh-  những người chiến sĩ bảo vệ biên đảo của Tổ Quốc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Đặng Quỳnh Trang
01/08/2017 12:37:09
Không biết bắt đầu từ thuở nào có một quy luật hình thành là ở một thể chế chính trị, đều thành lập một lực lượng để bảo vệ mình, lực lượng đó được gọi là quân đội. Quân đội sinh ra từ chế độ và nó cũng vẽ nên những chân dung của chế độ. Chế độ tốt sẽ xây dựng nên một quân đội tốt. Quân đội tốt sẽ không dung dưỡng một chế độ xấu. Từ hơn hai nghìn năm về trước, người lính Việt Nam với chiếc áo trấn thủ, mang gươm giáo ngàn xưa để gồng gánh trên vai những nhiệm vụ giết thù diệt loạn, bảo quốc an dân, giữ gìn cơ nghiệp của tiền nhân. Trải qua bao thăng trầm của đất nước, hình ảnh của người lính thay đổi qua bao thời thế, nhưng trách nhiệm không hề thay đổi. 

Người thanh niên tuổi trẻ Việt Nam từ khi bước vào quân trường, khoác vội bộ đồ trận, lưng mang vác ba lô cho tới khi anh đứng nghiêm trước quốc kỳ, với lời tuyên thệ " Vị quốc, vong thân" " thà quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh". Người thanh niên tuổi trẻ đã trở thành người lính. Anh trưởng thành hơn bóng dáng của quê hương. Người lính với chiếc nón tai bèo xanh màu lá cây tròn tròn như nửa vầng trăng in rõ bóng trên nền trời xanh lơ. Anh đã bước ra, tay ôm súng và chân mang giày trận, anh giẫm mòn khắp miền đất nước đi canh giữ cho quê hương. 

Bắt đầu từ thập niên Năm Mươi, khi kẻ thù phương Tây là đế quốc Mỹ vi phạm Hiệp định đã xâm lược Miền Nam Việt Nam, với xe tăng súng cối, với máy bay tàu chiến hiện đại, với hải lục không quân và tiềm lực quân sự hùng mạnh, với những chủ thuyết ngoại lai, với những xích cồng nô lệ, đã toan tính nhuộm đỏ quê hương Miền Nam yêu dấu của Tổ Quốc, thì từ đó, người lính đã hiện diện trong tuyến đầu lửa đạn, từ vỉ tuyến 17 chia đôi đất nước. Anh mang vác hành trang, chiếc ba lô nặng cồng kềnh từ Bắc vào Nam để chận bước quân thù ở muôm nẻo, để giải phóng Miền Nam . 

Đất nước hai mươi năm chiến tranh (1955 - 1975), hai mươi năm dài người lính hầu như không ngủ ngon giấc. Hai mươi năm có tới mấy ngàn ngày để anh đi từ sáng tinh mơ, chân giẫm ướt ngọn sương mai trên cỏ. Hai mươi năm có tới mấy ngàn đêm, bóng anh mịt mờ trong núi rừng lạnh giá. Hai mươi năm, anh nghe tiếng máy bay và tiếng súng đại bác vang trời không nghỉ. 

Tiếng mưa bom đạn réo bên mình. Tiếng xe tăng của địch nghiền nát đường quê hương. Hai mươi năm, anh đã đem sinh mạng của mình đặt trên đường bay của đạn pháo. Đã đem hy vọng cuộc đời đặt trên khẩu súng thân quen. Hay đã đem tình yêu và nỗi nhớ đặt trên đầu điếu thuốc. Hai mươi năm chiến tranh có bao ngày anh được ngủ yên trên chiếc giường ngay ngắn. Có bao đêm anh mơ được trọn giấc bình yên. Hay anh đã sống thân quen với đời gian khổ và đánh bạn với gian nguy. 

Anh, với đầu đội súng và vai mang ba lô, lội qua những vũng sình lầy nước ngang tầm ngực. Anh đã đi qua những địa danh xa lạ: từ chiến khu "D" , Ấp Bắc, địa đạo Cổ Chi, rừng sát Cần Giờ, hay anh đã vượt dãy đường trường sơn đi cứu nước. Anh đi từ Miền Trung cho đến mũi Cà Mau, từ mặt trận giải phóng Bình Long, An Lộc, Bình Giả, Đồng Xòai, hay hành quân ở Tây Nguyên điệp trùng đồi núi, nơi giơ bàn tay cũng không thấy được bàn tay. Hay anh truy địch ở bờ sông Thạch Hãn lừng lững sương mai, hay anh truy địch đánh tàu giặc ở Sông Đốc, Tam Giang sóng vỗ kêu gào hay ở Cổ Thành xứ Huế mù sương. Hay dài dọc xuống Miền Nam với rừng Tràm U Minh bạt ngàn xanh thẳm hay rừng Đước Năm Căn để làm căn cứ địa chống quân thù, đến Đồng Tháp Mười anh đã nghe muỗi vo ve như sáo thổi. 

Anh đã đến những nơi mà anh không tưởng, anh đi diệt địch và anh đã hy sinh ngã xuống ở địa danh chẳng quen dấu chân anh. Người lính nằm xuống ở Miền Nam xanh tươi ngọn mạ, ở những vùng trầm se rét miền Đông, hay ở Miền Trung với mùa hè đỏ lửa. 

Từ mặt trận Ấp Bắc, Đồng Xoài, Bình Giả... cho tới mặt trận Tống Lê Chân, An Lộc, Bình Long, người lính đã căng rộng tấm poncho để che kín bầu trời Miền Nam được yên ấm tự do. Nối gót tiền nhân, người lính, mỗi người lính đã đem 3,8 lít máu tươi, tưới cho thắm tươi hoa lá ruộng đồng, đã đem mỗi một 206 lóng xương trong thân thể của mình cắm trăm nẻo đường quê hương muôn ngã, để cho non sông ta liền một dãy, đất nước Việt Nam được hòan tòan độc lập, dân tộc Việt Nam đuợc tự do, ấm no và hạnh phúc theo di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư