Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày những hiểu biết của em về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427). Trình bày tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa nuóc ta thời Lê Sơ?

  1. Trình bày những hiểu biết của em về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
  2. Trình bày tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa nuóc ta thời Lê Sơ? Nêu hiểu biết của em về 1 danh nhân văn học xuất sắc của dân tộc thời Lê Sơ
  3. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nuóc thời Lê Sơ,em hãy trình bày những suy nghĩ và cảm nhận về vua Lê Thánh Tông
  4. Tình hình chính trị , kinh tê,văn hóa nuóc ta từ thế kỉ XVI -> thế kỉ XVIII
  5. Trình bày các giai đoạn của phong trào Tây Sơn?Kết quả,ý nghĩa của phong trào Tây Sơn
  6. Trình bày những công lao của Quang TRung, nguyễn huệ đối với lịch sử dân tộc
  7. Nhận xét chính về tình hình chính trị,kinh tế,văn hóa nuóc ta nửa đầu thế kỉ XIX
8 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
7.899
6
5
Trinh Le
26/04/2017 20:01:16
Câu 6:
1) Diệt các tập đoàn phong kiến phản động,cát cứ lãnh thổ Nguyễn,Trịnh,Lê,tạo tiền đề cơ bản cho việc thống nhất sơn hà 
2) Thành công rực rỡ trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền,đánh tan quân xâm lược Xiêm,Thanh 
3) Đổi mới về giáo dục,dùng chữ Nôm trong hành chính để đề cao văn hóa dân tộc,đúc tiền mới,mở cửa khẩu để phát triển thương mại

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
14
6
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
26/04/2017 20:05:33
1
Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) là cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Minh xâm lược về nước do Lê Lợi lãnh đạo và kết thúc bằng việc giành lại độc lập cho nước Đại Việt và sự thành lập nhà Hậu Lê.

Khởi nghĩa Lam Sơn gồm ba giai đoạn lớn: hoạt động ở vùng núi Thanh Hoá (1418-1423), tiến vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427).

Bối cảnh
Khởi nghĩa Lam Sơn nổ ra trong bối cảnh rất khó khăn. Nhiều cuộc nổi dậy chống Minh, điển hình là nhà Hậu Trần, đã bị dẹp một cách tàn khốc. Liên tiếp 2 vua nhà Hồ, một vua nhà Hậu Trần bị bắt về bắc, vua Trùng Quang và các tướng đều tử tiết. Trương Phụ tàn sát những người lính theo quân khởi nghĩa và cả dân thường rất tàn bạo (chặt đầu, đốt xác, cuốn ruột vào cây...) để khủng bố tinh thần người Việt. Mặt khác, các tướng nhà Minh như Hoàng Phúc, Trương Phụ đã thiết lập bộ máy cai trị và huy động được một lực lượng người Việt giúp việc khá đắc lực như Mạc Thúy, Lương Nhữ Hốt, Trần Phong... Tinh thần chống đối của người Việt lúc đó đã lắng xuống khá nhiều so với thời nhà Hồ mới mất. Một lớp nhân tài nổi lên chống đối trước đây đã bị tiêu diệt hoặc vô hiệu hoá. Một số cuộc khởi nghĩa chống Minh vẫn hoạt động nhưng lẻ tẻ và không có khả năng mở rộng.

Trong bối cảnh đó, Lê Lợi đã đứng lên khởi nghĩa ở Lam Sơn, đúng như Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô đại cáo:

Vừa khi cờ nghĩa dấy lên 
Chính lúc quân thù đang mạnh 
... Tuấn kiệt như sao buổi sớm 
Nhân tài như lá mùa thu 


​Hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa (1418-1423)
Mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Sát, Lưu Nhân Chú... tất cả 50 tướng văn và tướng võ chính thức phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn[1] (trong đó 19 người đã từng tham gia hội thề Lũng Nhai, năm 1416), xưng là Bình Định Vương, kêu gọi dân Việt đồng lòng đứng lên đánh quân xâm lược nhà Minh cứu nước. Địa danh Lam Sơn nay thuộc huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa.

Thời kỳ hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa là giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khởi nghĩa. Trong thời gian đầu, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ và hay bị quân Minh đánh bại.

Bị quân Minh vây đánh nhiều trận, quân Lam Sơn khốn đốn ba lần phải rút chạy lên núi Chí Linh những năm 1418, 1419, 1422 và một lần cố thủ ở Sách Khôi năm 1422. Một lần bị địch vây gắt ở núi Chí Linh (có sách ghi năm 1418, có sách ghi năm 1419), quân sĩ hết lương, người em họ Lê Lợi là Lê Lai theo gương Kỷ Tín nhà Tây Hán phải đóng giả làm Lê Lợi, dẫn quân ra ngoài nhử quân Minh. Quân Minh tưởng là bắt được chúa Lam Sơn nên lơi lỏng phòng bị, Lê Lợi và các tướng lĩnh thừa cơ mở đường khác chạy thoát. Lê Lai bị địch giải về Đông Quan và bị giết. (Xem thêm bài Lê Lai)

Ngoài quân Minh, Lê Lợi và quân Lam Sơn còn phải đối phó với một bộ phận các tù trưởng miền núi tại địa phương theo nhà Minh và quân nước Ai Lao (Lào) bị xúi giục hùa theo. Dù gặp nhiều khó khăn, quân Lam Sơn mấy lần đánh bại quân Ai Lao có lực lượng đông hơn. Tuy nhiên do lực lượng chưa đủ mạnh nên Lê Lợi thường cùng quân Lam Sơn phải ẩn náu trong rừng núi, nhiều lần phải ăn rau củ và măng tre lâu ngày; có lần ông phải giết cả voi và ngựa chiến của mình để cho tướng sĩ ăn.

Trước tình thế hiểm nghèo, Lê Lợi phải xin giảng hòa với quân Minh năm 1422. Đến năm 1423, khi thực lực được củng cố, lại thấy quân Minh bắt giữ sứ giả, Lê Lợi liền tuyệt giao cắt đứt giảng hoà.
4
2
Trinh Le
26/04/2017 20:05:54
Câu 3:
Lê Thánh Tông (1442 - 1497)
- Lê Thánh Tông không những là một vị vua anh minh, một tài năng xuất sắc trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn, nổi tiếng tài ba của dân tộc ta ở thế kỉ XV. Ông đã để lại một di sản thơ văn phong phú, đồ sộ.
Cuối thế kỉ XV, ông sáng lập ra Hội Tao đàn và làm chủ soái. Hội Tao đàn ra đời đánh dấu bước phát triển cao về văn chương đương thời.
Thơ văn của ông chứa đựng tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sâu sắc. Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị như : Quỳnh uyển cửu ca, Châu cơ thắng thưởng, Chinh tây kỉ hành, Minh lương cẩm tú, Văn minh cổ xuý, CỔ tâm bách vịnh..., tất cả khoảng trên 300 bài (bằng chữ Hán), Hồng Đức quốc âm thi tập (bằng chữ Nôm).
3
3
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
26/04/2017 20:06:33
5
Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong :
+ Năm 1771. cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, năm 1773 đánh chiếm Quy Nhơn.
+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn.
- Lạt đổ chính quyền Trịnh - Lê :
+ Năm 1786, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền chúa Trịnh.
+ Năm 1788, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền vua Lê.
- Như vây chỉ sau 17 năm (1771 - 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
2
2
Trần Thị Huyền Trang
26/04/2017 20:11:22
Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long). Nhà Nguyễn thành lập, đóng đô ở Phú Xuân (Huế).

* Tổ chức bộ máy nhà nước

-Chính quyền Trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê.

-Thời Gia Long chia nước ta làm 3 vùng: Bắc Thành, Gia Định Thành và các Trực doanh (Trung Bộ) do triều đình trực tiếp cai quản.Chính quyền trung ương cai quản cả nước, mỗi thành có một tổng trấntrông coi từ Ninh Bình trở ra Bắc là BắcThành, từ Bình Thuận trở vào Nam làGia Định Thành. Chính quyền Trung ương quản lý trực tiếp từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Còn lại hai khu tự trị Tổng trấn có toàn quyền. Đó là giải pháp tình thế của vua Gia Long trong bối cảnh lúc đầu mới lên ngôi.

-Năm 1831 - 1832 Minh Mạng thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia cả nước là 30 tỉnh và một Phủ Thừa Thiên. Đứng đầu là tổng đốc ,tuần phủ hoạt động theo sự điều hành của triều đình.

Sự phân chia của Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa lý, dân cư, phong tục tập quán địa phương phù hợp với phạm vi quản lý của một tỉnh. Là cơ sở để phân chia các tỉnh như ngày nay. Vì vậy cải cách của Minh Mạng được đánh giá rất cao.

-Tuyển chọn quan lại: thông qua giáo dục, khoa cử.

-Luật pháp ban hànhHoàng triều luật lệ ( Hoàng triều luật lệ , Luật Gia Long)với 400 điều hà khắc, qui định chặt chẽ bảo vệ nhà nướcvà trật tự phong kiến..

*Quân đội:được tổ chức quy củ trang bị đầy đủ song lạc hậu, thô sơ.

* Ngoại giao

-Thần phục nhà Thanh (Trung Quốc).

-Bắt Lào, Cam-pu-chia thần phục.

-Với phương Tây "đóng cửa, không chấp nhận việc đặt quan hệ ngoại giao của họ".

* Nhận xét

Lần đầu tiên trong lịch sử, một triều đại phong kiến cai quản một lãnh thổ rộng lớnthống nhất như ngày nay.

+Nhà Nguyễn thành lập vào lúc chế độ phong kiến Việt Nam đã bước vào giai đoạn suy vong.

+ Trên thế giới chủ nghĩa tư bản đang phát triển, đẩy mạnh nhòm ngó, xâm lược thuộc địa, một số nước đã bị xâm lược.

Nhìn chung bộ máy Nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê sơ, có cải cách chút ít. Song những cải cách của nhà Nguyễn nhằm tập trung quyền hành vào tay vua. Vì vậy nhà nước thời Nguyễn cũng chuyên chế như thời Lê sơ.

II. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn

* Nông nghiệp

-Nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân điền, song do diện tích đất công ít (20% tổng diện tích đất), đối tượng được hưởng nhiều, vì vậy tác dụng không lớn.

-Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức, nhà nước và nhân dân cùng khai hoang.

-Nhà nước còn bỏ tiền, huy động nhân dân sửa, đắp đê điều.

-Trong nhân dân, kinh tế tiểu nông cá thể vẫn duy trì như cũ.

* Nhà Nguyễn đã có những biện pháp phát triển nông nghiệp, song đó chỉ là những biện pháp truyền thống, lúc này không có hiệu quả cao.Nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp thuần phong kiến, rất lạc hậu.

* Thủ công nghiệp

-Thủ công nghiệp nhà nước:

+Tổ chứcquy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng, sản xuất tiền, vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, làm gạch ngói (nghề cũ).

+Thợ quan xưởng đã đóng tàu thủy - được tiếp cận với kỹ thuật chạy bằng máy hơi nước.

-Trong nhân dân: nghề thủ công truyền thống được duy trì nhưng không phát triển như trước.

* Thương nghiệp

+Nội dung phát triển chậm chạp do chính sách thuế khóa phức tạp của Nhà nước.

+Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, buôn bán với các nước láng giềngnhư Trung Hoa, Xiêm, Mã lai.

+Dè dặt với phương Tây, tàu thuyền các nước phương Tây chỉ được ra vào cảng Đà Nẵng.

+Cho nên đô thị tàn lụi dần.

* Nhận xét

Thủ công nghiệp không có điều kiện tiếp cận kỹ thuật của các nước tiên tiến, vì vậy so với nền công nghiệp phương Tây, thủ công nghiệp nước ta lạc hậu hơn nhiều.

III. Tình hình văn hóa - giáo dục

-Tôn giáo:độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên chúa giáo ,tín ngưỡngdân gian tiếp tục phát triển …

-Giáo dục:giáo dục Nho học được củng cố , Nhà Nguyễn tổ chức khoa thiHương đầu tiên năm 1807;khoa thi Hội đầu tiên năm 1822 song không bằng các thế kỷ trước.

-Văn học:văn học chữ Nôm phát triển. Tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan.

-Sử học :Quốc sử quán thành lập nhiều bộ sử lớn được biên soạn: Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú , Lịch triều tạp kỷ của Ngô cao Lãng , Gia Định thành thông chícủa Trịnh Hoài Đức ..

-Kiến trúc: kinh đô Huế, lăng tẩm, thành lũy ở các tỉnh, cột cờ ở Hà Nội

-Nghệ thuật dân gian: tiếp tục phát triển.
0
3
Trinh Le
26/04/2017 20:11:25
7) Nhận xét chính về tình hình chính trị,kinh tế,văn hóa nuóc ta nửa đầu thế kỉ XIX

I. Xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước, chính sách ngoại giao

Câu 2:

* Chính trị
+ Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ :

-Lê LợilênngôiHòang đế khôi phục lại nước Đại Việt .

-Vua nắm mọi quyền hành , giúp vua có 6 bộ (là Lại, Hộ, lễ, Binh, Hình, Công), đứng đầu mỗi bộ có quan Thượng thư , bên cạnh bộ có Hàn Lâm Viện(côngvăn),Quốc sử viện (biênsoạn lịch sử),Ngự sử đài (kiểm tra ).

-VuaLê Thánh Tông bỏ chức tướng quốc ,đại tổng quản ,hành khiển ; trực tiếp làm tổng chỉ huy quân đội , cấm các quan lập quân đội riêng .

-Vua Lê Thánh Tông chia cả nước ra làm 13 đạo thừa tuyêndo 3 ty cai quản là Đô ty ( quân sự ), Hiến ty (xử án ), Thừa ty ( hành chánh ); dưới cóphủ , huyện, châu ( miền núi ), xã .

+ Tổ chức quân đội thời Lê sơ

-Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông “.

-Có 2 bộ phận chính là:quân ở triều đình và quân ở địa phương .

-Bao gồmbộ binh , thủy binh, tượng binh , kỵ binh ; vũ khí có dao, kiếm, giáo , mác , cung , tên,hỏa đồng, hỏa pháo.

-Quân đội thời Lêcó điểm khác với thời Trầnlà không có quân đội của cácvương hầu, quý tộc. Vuatrực tiếpnắm quyền chỉ huy quân đội

-Tổ chức giống thờiLý , Trần theo chế độ “Ngụ binh ư nông “; kháclà không có quân đội của vương hầu, quý tộc , vua trực tiếp chỉ huy quân đội .

+.Luật pháp:

-Vua Lê Thánh Tôngcho soạn bộ luật Hồng Đức ( Quốc triều hình luật) : bảo vệ vua, hòang tộc , quan lại, giai cấp thống trị ….bảo vệ chủ quyền quốc gia

- Có điểm tiến bộbảo vệ quyền lợi của phụ nữ và phát triển kinh tế .

*TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI .

+ Kinh tế :

Nông nghiệp :

-Cho 25 vạn lính về quê làm ruộng .Kêu gọi nhân dân phiêu tánvề quê làm ruộng .

-Đặt cơ quan chuyên trách nông nghiệp như Khuyến nông sứ , Hà đê sứ , Đồn điền sứ .Chia ruộng đất theo phép quân điền .

-Cấm giết trâu bò , cấm điều phu vào lúc gặt , cấy .

Nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển .

Công thương nghiệp :

-Nghề thủ công truyền thống phát triển như kéo tơ, dệt lụa , làm đồ gốm, rèn sắt , nhiều làng thủ công ra đời . Thăng Long có 36 phường thủ công .

Các làng thủ công chuyên nghiệp , và phường thủ công chuyên nghiệpra đời như đồgốm Bát Tràng ;đúc đồngở Đại Bái ; rèn sắtở Văn Chàng ; dệt vải lụaở Nghi Tâm ; làm giấy ởYên Thái; phường Hàng Đào nhuộm điều .

-Xưởng thủ công nhà nước gọi là Bách tácsản xuất đồ dùng cho nhà vua , vũ khí . đóng thuyền , đúc tiền đồng .

-Buôn bán: khuyến khíchlập chợ mới, buôn bán với người nước ngòai ở Vân Đồn , Vạn Ninh ( Quảng Ninh ), Hội Thống ( Nghệ An), Lạng Sơn , Tuyên Quang

-Với chính sách và biện pháp tích cực của nhà nước , nhân dân cần cù lao động , nên kinh tế phục hồi và phát triển.
+Xã hội:

Thời Lê sơ có 2 giai cấp chính là :

+ Phong kiếngồm vua, quan , địa chủ .

+ Giai cấp nông dân chiếm đại đa sốcó rất ít hoặc không có ruông đất .

+ Các tầng lớp khác như thương nhân ,thợthủ công , nô tì …, nhà nước hạn chế nuôi nô tì , nên nô tì trong xã hội giảm dần và bị xóa bỏ .

* TÌNH HÌNH VĂN HÓA , GIÁODỤC THỜI LÊ SƠ .

+ Giáo dục và khoa cử .

Nhà Lê rất quan tâm đến giáo dục , đào tạo nhân tài thể hiện ở :

- Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long ; mở trường các lộ ; mọi người đều có thể học và đi thi .

- Tuyển chọn người có tài , có đạođức để làm thày giáo

- Học đạo nho, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn.

- Mở khoa thi để chọn người tàiralàm quan .

- Đỗ tiếnsĩ được vua ban mũ , áo , phẩm tước , vinh quy bái tổ , khắc tên vào bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám .)

- Cách lấy rộng rãi, cách chọn người công bằng .

+Văn học , khoa học , nghệ thuật :

a. Văn học:có nội dung yêunước, thể hiên niềm tự hào dântộc, khí phách anh hùng

*Vănthơ chữ Hán:

+Nguyễn Trãi có QuânTrung Từ Mệnh Tập ;Bình Ngô Đại Cáo

+Lê Thánh Tông vớiQuỳnh Uyển cửu ca.

*Văn thơ chữ Nôm :

+ Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi .

+ Hồng Đức Quốc Am thi tập của Lê Thánh Tông .

b. Khoa học :

-Sử học :Đại Việtsử kí( 10 quyển ) của Lê văn Hưu ;Đại Việt Sử KýToànThưcủa Ngô Sĩ Liên, Lam Sơn thực lục của Ngô Sĩ Liên, Hòang Triều Quan Chế .

-Địa lý :Hồng Đức bản đồ của Lê Thánh Tông; Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi, An Nam hình thăng đồ …..

-Y học :Bản thảo thực vật toátyếu của Phan Phu Tiên .

-Tóan học :Đại Thành tóan pháp của Lương Thế Vinh; Lập thành tóan pháp của Vũ Hữu

c. Nghệ thuật :

-Sân khấucóca , múa , nhạc, chèo.

-Lương Thế Vinhsoạn bộ Hỉ phường phả lục. Nêu nguyên tắchát múa .

d.Kiến trúc:cung điện Lam Kinh… phong cách đồ sộ , kỹ thuật điêu luyện .

Rồng đá Điện Kính Thiênđược xây thời Lê Thánh Tông

* MỘT SỐ DANH NHÂN VĂN HÓA XUẤT SẮC CỦA DÂN TỘC

+ Nguyễn Trãi ( 1380- 1442 )

-Nguyễn Trãi là nhà chính trị, nhà quân sự, danh nhân văn hóa thế giới, tác phẩmQuân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Phúnúi Chí Linh, Quốc âm thi tập, Dư địa chí .

-Ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân.

+ Lê Thánh Tông( 1442 – 1497 ) :

-Là một hòang đế anh minh,tài giỏi về kinh tế , chính trị, quân sự, nhà văn, nhà thơ .

-Sáng lập hội Tao Đàn , đánh dấu bước phát triển cao văn chương đương thời .Hội Tao Đàn do lê Thánh Tông sáng lập gồm 28 hội viêngọi là “Tao Đàn nhị thập bát tú “; là hội thơ và bình thơ , là câu lạc bộgiải trí của vua và 1 số cận thần

-Thơvănyêu nước , yêu dântộc .

-Vănthơ chữ Hán : Quỳnhuyển cửu ca , Châu cơ thắng thưởng .

-Văn thơ chữ Nômcó Hồng Đức Quốc Âmthi tập.

+ Ngô Sĩ Liên( thế kỷ XV ).

Nhà sử học , giữ chứcHàn Lâm Viện: Đại Việt Sử ký toàn thư ; Lam Sơn Thực lục.
0
0
Trần Anh
19/02/2022 16:10:02
Câu 6:
1) Diệt các tập đoàn phong kiến phản động,cát cứ lãnh thổ Nguyễn,Trịnh,Lê,tạo tiền đề cơ bản cho việc thống nhất sơn hà 
2) Thành công rực rỡ trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền,đánh tan quân xâm lược Xiêm,Thanh 

3) Đổi mới về giáo dục,dùng chữ Nôm trong hành chính để đề cao văn hóa dân tộc,đúc tiền mới,mở cửa khẩu để phát triển thương mại
1
0
NguyễnNhư
01/01/2024 20:52:16
7.

Ý nghĩa: cuộc cách mạng KH-KT có ý nghĩa vô cùng to lớn như cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hoá văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường,những thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống của con người

Tác động tích cực
​·  Cho phép con người có những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mực sống và chất lượng của con người với những tiện nghi sinh hoạt mới
·  Đưa tới những thay đổi về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, nhưng trong dịch vụ lại tăng nhất là các nước phát triển cao

Tác động tiêu cực
· Chế tạo vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và huỷ diệt sự sống
·  Nạn ô nhiễm môi trường
·   Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn giao thông ; những dịch bệnh mới cùng những đe doạ về đạo đức xã hội và an ninh đối với con người

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×