Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày nội dung các quy luật di truyền của Menđen? Nêu phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen?

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.790
0
0
Vân Cốc
18/12/2018 20:15:15
1. Đối tượng nghiên cứu: Đậu Hà Lan
- Là loại cây quen thuộc của địa phương.
- Cấu tạo hoa đặc biệt dẫn tới cây có khả năng tự thụ phấn cao độ, giúp cho Menđen chủ động trong các phép lai, dễ tạo dòng thuần.
2. Phương pháp nghiên cứu của Menđen
Có 2 phương pháp:
a. Lai phân tích
- Là phép lai giữa cơ thể cần kiểm tra KG (AA, Aa) với cơ thể mang tính trạng lặn (aa).
b. Phương pháp phân tích cơ thể lai
- Tạo các dòng thuần về 1 hoặc vài tính trạng
- Lai các cặp bố mẹ thuần chủng về một hoặc vài tính trạng, theo dõi kết quả ở thế hệ con cháu.
- Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
- Thực nghiệm kiểm chứng kết quả.
3. Điểm mới trong phương pháp của Menđen
Menđen không phải là người đầu tiên băn khoăn về hiện tượng di truyền ở sinh vật. Nhưng ông là người đầu tiên thành công trong nghiên cứu. Sở dĩ như vậy vì phương pháp nghiên cứu của ông có những điểm mới sau:
- Tạo dòng thuần chủng: Trước khi nghiên cứu ông đã tạo các dòng đậu thuần chủng hoàn toàn thủ công. Đó là cho các cây đậu dạng bố, mẹ (hướng tính trạng dự định nghiên cứu) tự thụ phấn liên tục để thu được dòng thuần.
- Xem xét từng cặp tính trạng tương phản: Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản rồi theo dõi các đời con cháu, phân tích sự di truyền của mỗi cặp tính trạng, trên cơ sở phát hiện quy luật di truyền chung của nhiều tính trạng.
- Sử dụng phép lai phân tích: Đó là phương pháp đem lai cá thể cần phân tích kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn, sau đó phân tích kết quả lai. Trên cơ sở đó xác định được bản chất của sự phân li tính trạng là do sự phân li, tổ hợp của các nhân tố di truyền trong giảm phân và thụ tinh. Từ nhận thức này đã cho phép xây dựng được giả thiết giao tử thuần khiết.
- Dùng xác suất thống kê: Ông sử dụng toán thống kê và lý thuyết xác suất để phân tích quy luật di truyền các tính trạng của bố mẹ cho các thế hệ sau.
- Ngoài ra, một điểm góp phần quan trọng vào thành công của Mendel đó là ông đã chọn đối tượng nghiên cứu phù hợp. Đậu Hà Lan có những ưu điểm sau đối với việc nghiên cứu di truyền:
+ Thời gian sinh trưởng ngắn trong vòng 1 năm.
+ Cây đậu Hà Lan có khả năng tự thụ phấn cao độ do cấu tạo của hoa, nên tránh được sự tạp giao trong lai giống.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Vân Cốc
18/12/2018 20:19:47
Câu 2 Giao tử các KG lần lượt là
AA : A
aa : a
Aa : A, a
AABB : AB
aabb : ab
Aabb : Ab, ab
AABb : AB, Ab
aaBb : aB, ab
AaBb : AB, Ab, aB, ab
0
0
Vân Cốc
18/12/2018 20:27:02
Câu 3
-Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể.
-Mục đích :
lai phân tích giúp mình tìm ra được kiểu gen của cây mà ta đang xét... đó là ý nghĩa của phép lai... nguyên tắc là đem cây đang xét lai với cây có tính trạng lặn... dựa vào kết quả F1 có thể suy ra kiểu gen cần xét, có thể bạn sẽ thắc mắc tại sao lại phải đem lai với dòng tính trạng lặn, mà không lai với trội... dòng lặn ta đã biết chắc chắn kiểu gen của nó (là aa) vì muốn biểu hiện tính trạng lặn thì phải không có gen trội át... nếu đem lai với cây có tính trạng trội, ta không biết nó là dòng thuần hay tạp chủng (không biết là AA hay aa) từ đó không thể suy ra kiểu gen mà mình cần xét, mặt khác nếu đem lai với cây lặn thì số trường hợp xảy ra cũng ít hơn là đem lai với cây trội...
- Để xác định quả đỏ thuần chủng hay không => đem lai vs quả vàng thuần chủng
+ nếu tạo ra 100% đỏ => quả đỏ thuần chủng
+ Nếu tạo ra tỉ lệ đỏ : vàng = 1;1 => quả đỏ k thuần chủng
 
0
0
Vân Cốc
18/12/2018 20:32:56
Câu 4 :
Bộ NST trong TB của mỗi loài SV được đặc trưng bởi số lượng, hình dạng, cấu trúc.
- VD: Bộ NST lưỡng bội của người là 2n = 46, của cà chua 2n = 24,…
- Cơ chế: Bộ NST đặc trưng của loiaf được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa 3 cơ chế: NP, GP, TT:
+ Qua GP: Bộ NST phân li dẫn đến hình thành các giao tử đơn bội.
+ Trong TT: Sự kết hợp giữa các giao tử n à 2n trong các hợp tử.
+ Qua NP: Hợp tử phát triển thành cơ thể trưởng thành. Trong NP có sự kết hợp giữa nhân đôi và phân li NST về 2 cực của tế bào giúp bộ NST 2n được duy trì ổn định từ thế hệ TB này sang thế hệ khác của cơ thể.
* Cấu trúc:
- NST thường chỉ được quan sát rõ nhất rkif giữa của quá trình phân bào. Lúc này nó đóng xoắn cực đại và có dạng đặc trưng. Vào kì này, NST gồm 2 cromatit giống hệt nhau dính với nhau ở tâm động. Tại vị trí tâm động, NST có eo thứ nhất chia nó thành 2 cánh. Trên cánh của 1 số NST còn có eo thứ 2.
- Trong mỗi cromatit chứa 1 phân tử AND và 1 loại protein là loại histon.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×