Bài 1:
- Tính chất hóa học của phi kim:
1) Tác dụng với kim loại:
a) Nhiều phi kim + kim loại → muối:
Ví dụ: 2Na + Cl2 → 2NaCl
b) Oxi + kim loại → oxit:
Ví dụ: 2Cu + O2 → 2CuO
2) Tác dụng với hiđro:
a) Oxi + khí hiđro → hơi nước
Ví dụ: 2H2 + O2 → 2H2O
b) Clo + khí hiđro → khí hiđro clorua
Ví dụ: H2 + Cl2 → 2HCl
c) Nhiều phi kim khác (C, S, Br2, ...) phản ứng với khí hiđro tạo thành hợp chất khí.
3) Tác dụng với oxi:
Nhiều phi kim + khí oxi → oxit axit
Ví dụ: S + O2 → SO2
4P + 5O2 → 2P2O5
4) Mức độ hoạt động hóa học của phi kim:
- Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim thường được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.
- Flo, oxi, clo là những phi kim hoạt động mạnh (flo là phi kim hoạt động mạnh nhất).
Lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic là những phi kim hoạt động yếu hơn
- Tính chất hóa học của Cacbon:
1. C là chất khử
- Tác dụng với các phi kim:
C + O2 → CO2
C + CO2 → 2CO (4000C)
- Tác dụng với oxit kim loại:
+ C khử được oxit của các kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học của kim loại:
CuO + C → Cu + CO (t0)
Fe2O3 + 3C → 2Fe + 3CO (t0)
+ Với CaO và Al2O3:
CaO + 3C → CaC2 + CO (trong lò điện)
2Al2O3 + 9C → Al4C3 + 6CO (20000C)
- Tác dụng với các chất oxi hóa mạnh thường gặp H2SO4 đặc, HNO3, KNO3, KClO3, K2Cr2O7... trong các phản ứng này, C bị oxi hóa đến mức +4 (CO2).
C + 2H2SO4 đặc → CO2 + 2SO2 + 2H2O (t0)
C + 4HNO3 đặc → CO2 + 4NO2 + 2H2O (t0)
C + 4KNO3 → 2K2O + CO2 + 4NO2 (t0)
- Khi nhiệt độ cao, C tác dụng được với hơi nước:
C + H2O → CO + H2 (10000C)
C + 2H2O → CO2 + 2H2
2. C là chất oxi hóa
- Tác dụng với H2:
C + 2H2 → CH4 (5000C; Ni)
- Tác dụng với kim loại → muối cacbua:
4Al + 3C → Al4C3 (t0)
- Tính chất hóa học của Cacbon oxit:
a) CO là oxit trung tính
Ở điều kiện thường CO không phản ứng với nước, axit, bazơ.
b) CO là chất khử
Ở nhiệt độ cao, CO khử được nhiều oxit kim loại
CO + CuO → CO2 + Cu
2CO + Fe3O4 → 3Fe + 2CO2
2CO + O2 → 2CO2