Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày ý kiến của em về nội dung lời căn dặn của Bác

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.644
1
1
SayHaiiamNea ((:
07/08/2019 08:23:11
Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, Bác cũng là một danh nhân văn hóa lỗi lạc, một con người có tầm vóc về tư tưởng, bản lĩnh chính trị. Người luôn quan tâm chân thành đến những lĩnh vực của đời sống, không chỉ là chính trị mà còn đề cao hoạt động giáo dục, người đã có những căn dặn vô cùng sâu sắc đến học sinh nhân dịp khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Ngay từ buổi đầu của nước Việt Nam độc lập được thành lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chú trọng và đề cao công tác giáo dục, nhân dịp khai trường đầu tiên, Người đã viết thư gửi đến học sinh cả nước, Người khẳng định sự tin tưởng cũng như trao trách nhiệm kiến thiết, xây dựng đất nước cho thế hệ trẻ qua lời căn dặn đầy chân thành, tha thiết “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Lời căn dặn của Người xuất phát từ chính tấm lòng luôn quan tâm, thương yêu đến những con người Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn cả, lời căn dặn của người còn là niềm hi vọng mà Người tin tưởng đặt ở thế hệ trẻ trong tương lai. Nhận thức được vai trò của họ, Người đã chỉ ra con đường, cách thức để thế hệ học sinh có thể thực hiện để có thể đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu, bạn bè thế giới.
Trước hết, chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt trong việc nhận ra khả năng cũng như sức mạnh đặc biệt có thể dựng xây đất nước của thế hệ học sinh, những người chủ nhân tương lai của đất nước. Thế hệ trẻ chính là những người kế thừa phần việc của người đi trước, bằng sự nhạy bén, linh hoạt, sáng tạo của tuổi trẻ thì thế hệ học sinh sẽ mang lại được niềm vinh quang cho đất nước, cho dân tộc, đưa Việt Nam ra trường quốc tế, sánh vai với bạn bè, anh em khắp năm châu.
Trước hết, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra câu hỏi nghi vấn : Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không? Đất nước Việt Nam vốn là một nước nhỏ, nghèo, lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Việc phục hưng, phát triển non sông hưng thịnh, giàu đẹp chính là ước muốn của tất cả người dân Việt Nam. Dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không? Câu nói là sự băn khoăn nhưng cũng đồng thời là niềm hi vọng. Từ một nước nhỏ bé như vậy, liệu Việt Nam có thể bước đến đài vinh quang, sánh vai cùng với những nước phát triển, tiến bộ hay không.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những câu hỏi, những lời nghi vấn về tương lai giàu đẹp, tự hào của dân tộc Việt Nam. Người đặt ra câu hỏi nhưng đó không phải cho mình, cũng không phải cho ai khác mà cho chính học sinh- những chủ nhân tương lai của đất nước trả lời câu hỏi này. Họ sẽ là những người viết lên những trang sử mới đầy vinh quang, hào hùng cho dân tộc mình. Câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh là một niềm tin tưởng tuyệt đối vào thế hệ trẻ, nhưng đồng thời đó cũng là lời căn dặn đầy sâu sắc của người về trách nhiệm của mỗi người trẻ đối với vận mệnh, sự hưng thịnh của đất nước mình.
Đó là một trách nhiệm lớn lao, nhiều gian khó nhưng người thể hiện niềm tin ở thế hệ trẻ có thể thực hiện được. Quan trọng hơn hết, Hồ Chí Minh còn chỉ ra cách thức, con đường ngắn nhất để cách tân, phát triển đất nước, đó chính là học tập. Thông qua học tập, học sinh có những tri thức, qua đó giúp ích trực tiếp vào công cuộc dựng xây đất nước. Xã hội mới là xã hội tri thức, và mọi thành tựu phát triển đều sẽ được nở hoa trên những nền tảng của tri thức, của sáng tạo, của khát vọng dựng xây.
Người nhấn mạnh vai trò của việc học đối với việc hình thành năng lực cũng như khả năng để mỗi người trẻ có thể thể hiện được bản lĩnh, vai trò của mình trong xã hội. Ta có thể thấy Người có cái nhìn thông sáng và vô cùng đúng đắn về vai trò của thế hệ trẻ cũng như sáng suốt trong việc vạch ra con đường để thế hệ trẻ có thể thực hiện được trách nhiệm to lớn mà người đã tin tưởng giao phó.
Như vậy mỗi học sinh chúng ta cần có ý thức học tập và rèn luyện tốt để dựng xây đất nước như lời căn dặn “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
(•‿•)
07/08/2019 12:11:41
Bác Hồ kính yêu đã dành cho thế hệ trẻ Việt Nam bao tình cảm thiết tha sâu nặng. "Ai yêu các nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh?". Tình yêu đằm thắm ấy được biểu hiện qua nhiều bức thư Bác gửi các cháu nhân ngày khai trường hoặc Tết trung thu:
"Trung thu trăng sáng như gương,
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng".
Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám, Hổ Chủ tịch có viết:
"Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu".
Hơn nửa thế kỉ trôi qua, trên đất nước Việt Nam yêu quý của chúng ta đã có bao đổi thay lớn lao, bao biến cố lịch sử trọng đại, nhưng câu nói của Bác vẫn sáng ngời giá trị giáo dục và khích lệ tuổi trẻ trên mọi miền Tổ quốc.
Ý tưởng sâu sắc của Bác Hồ được diễn đạt bằng một câu văn giàu hình tượng và cảm xúc. Vế thứ nhất Bác hỏi: "Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không?" có nghĩa là Bác hỏi về tiền đồ của Tổ quốc ta, tương lai của dân ta có được tốt đẹp, rỡ ràng, có trở nên giàu mạnh, văn minh như các cường quốc Anh, Nga, Pháp, Mĩ, Nhật,... hay không? Vế thứ hai là sự gợi ý, là cách trả lời của Bác: "chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu", hay nói một cách khác, Bác nêu lên nghĩa vụ học tập của học sinh đối với Tổ quốc và dân tộc. Qua câu văn ấy, Bác giáo dục học sinh về nhiệm vụ học tập, về trách nhiệm nặng nề, vẻ vang đối với tương lai tươi sáng của non sông Việt Nam, của dân tộc Việt Nam”.
Học tập là nghĩa vụ vẻ vang của học sinh đối với Tổ quốc và dân tộc. Học sinh là mầm non, là tương lai của gia đình và dân tộc; là thế hệ nối bước cha anh để xây dựng và bảo vệ đất nước "mười lần đẹp hơn" như Bác Hồ mong muốn. Bằng tính cần cù sáng tạo và chí dũng cảm, bằng tâm hồn và trí tuệ, tài năng, học sinh - thanh thiếu niên nhi đồng - sẽ đảm đương sứ mệnh lịch sử vẻ vang mà Bác Hồ giao phó. Muốn hoàn thành nghĩa vụ ấy, học sinh phải đủ đức, tài. Muốn có đức tài chỉ có con đường học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kĩ thuật, trở thành công dân tốt, người lao động giỏi, những chuyên gia... tài năng, giàu nhiệt huyết để phục vụ Tổ quốc, đóng góp "một phần lớn" vào mục tiêu dân giàu nước mạnh, mới kì vọng làm cho "non sông Việt Nam được trở nên vẻ vang... dân tộc Việt Nam được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu"...
Học tập là trách nhiệm nặng nề nhưng vô cùng vẻ vang của học sinh. Sau gần một thế kỉ bị thực dân Pháp thống' trị, "nhà tù nhiều hơn trường học", nước ta xơ xác tiêu điều, dân ta đói khổ, hơn 90% dân số bị mù chữ! Việt Nam là một trong những nước lạc hậu trên thế giới. Thanh toán quá khứ nặng nề ấy, "diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm" là nhiệm vụ của toàn dân, nhưng học sinh phải là những chiến sĩ xung kích, như Bác dạy "chính một phần lớn là nhờ ở công học tập của các cháu".
Câu nói trên đây là lời dạy, là tấm lòng, là tình thương của Bác đối với học sinh. Bác mong các cháu phải gắng sức, phải siêng năng học hành, biết học tập một cách thông minh sáng tạo. Có học tốt, học giỏi mới thành tài, có học vấn cao, có tri thức tiên tiến hiện đại. Có học tập tốt mới thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình.
Bác giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam phải có mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn. Học để làm gì? Học tập không phải để làm quan, để vinh thân phì gia, mà là vì một mục đích cao cả: học tập để làm người, có nhân cách văn hoá, đem tài năng phục vụ sự nghiệp hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước, góp phần xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh, văn minh.
Câu nói trên biểu lộ một phần tin yêu sâu sắc của lãnh tụ đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Lời của Bác là lời non nước. Bác thay mặt nhân dân nói lên tiếng nói của Tổ quốc để động viên, khích lệ học sinh ra sức thi đua học tập giỏi. Bác chỉ cho học sinh thấy con đường sáng đi tới ngày mai. Hạnh phúc của tuổi trẻ gắn liền với tiền đồ, tương lai xán lạn của đất nước và của dân tộc. Bác tin yêu học sinh - con em của một dân tộc cần cù và dũng cảm, thông minh và hiếu học.
Sau gần 30 năm chiến tranh giải phóng, Tổ quốc đã giành được độc lập, hoà bình. Việt Nam là một trong những nước kém phát triển, chúng ta đã ngẩng cao đầu bước vào thế kỉ XXI. Các kì thi quốc tế về toán, lí, hóa,... học sinh Việt Nam đã giành được nhiều thành tích vẻ vang. Chặng đường đi tới để dân tộc ta, đất nước ta "vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu" đâu thuận lợi, dễ dàng, một sớm một chiều mà thực hiện được? Cho nên câu nói của Bác vẫn mang ý nghĩa thời sự nóng bỏng, có giá trị giáo dục và động viên các thế hệ học sinh Việt Nam vươn lên.
Suốt đời Bác Hồ chỉ có "một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành". Bác đã dạy: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người". Trong thư Trung thu Bác đã viết:
"Các cháu hãy xứng đáng
Cháu Bác Hồ Chí Minh”.
Ôn lại những lời dạy của Bác Hồ, đọc lại bức thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám, chúng ta vô cùng cảm động trước sự thương yêu, chăm sóc, giáo dục của Người đối với thế hệ trẻ Việt Nam. Còn gì hạnh phúc hơn được học tập và đem tài năng phục vụ Tổ quốc, làm vẻ vang cho dân tộc. Thi đua học tập tốt là chúng ta đã tự giác làm đúng lời Bác dạy. Câu nói trên là tình yêu lớn toả sáng tâm hồn tuổi thơ. Học tập cũng là yêu nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo