Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) có hai đoạn thơ cùng miêu tả khung cảnh thiên nhiên vào buổi chiều ngày Thanh minh. Chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau của hai bức tranh phong cảnh trong hai đoạn thơ trên

Trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) có hai đoạn thơ cùng miêu tả khung cảnh thiên nhiên vào buổi chiều ngày Thanh minh:
- Đoạn thơ tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về:
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
- Đoạn thơ tả cảnh Thúy Kiều, Kim Trọng gặp gỡ và từ biệt:
Bóng tà như giục cơn buồn,
Khách đà lên ngựa người còn ghé theo.
Dưới dòng nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
a) Chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau của hai bức tranh phong cảnh trong hai đoạn thơ trên.
b) Viết đoạn văn theo cách lập luận tổng - phân - hợp (khoảng 12 câu) bàn về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong bốn dòng thơ cuối của đoạn trích Cảnh ngày xuân.
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
6.582
15
14
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
19/05/2017 15:00:36
b
Bước lần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang” …

Bên cạnh vẻ thanh thoát, dịu nhẹ của mùa xuân như ở những câu thơ trước, khung cảnh mùa xuân đến đây đã mang một sắc thái khác với bức tranh lễ hội rộn ràng, nhộn nhịp. Cảnh vật toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết. Các từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người. Dường như có cái gì đó đang mơ hồ xâm lấn, cảnh vật đã nhuốm sắc thái vương vấn, man mác của tâm trạng con người, ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để mượn cảnh vật mà diễn tả những rung động tinh tế trong tâm hồn những người , thiếu nữ. Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ đểu là những từ láy có tính giảm nhẹ. “Tà tà” diễn tả bóng chiều đang từ từ nghiêng xuống; “thơ thẩn” lại diễn tả tâm trạng bâng khuâng dịu nhẹ không rõ nguyên nhân (nó gần với nỗi buồn “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” của Xuân Diệu sau này) “thanh thanh” vừa có ý nghĩa là sắc xanh nhẹ nhàng vừa có ý nghĩa là thanh thoát, thanh mảnh; từ “nao nao” trong câu thơ diễn tả thế chảy của dòng nước nhưng đồng thời diễn tả tâm trạng nao nao buồn và từ “nho nhỏ” gợi dáng nhỏ xinh xắn, vừa vặn với cảnh với tình. Khung cảnh thiên nhiên cũng theo đó mà nhỏ đi để phù hợp với tâm trạng con người: “ngọn tiểu khê” - dòng suối nhỏ, phong-cảnh thanh thoát, dịp cầu “nho nhỏ” lại nằm ở “cuối ghềnh” ở phía xa xa,... Cảnh và người như có sự tương liên để giao hòa trong bầu không khí bâng khuâng, lưu luyến, khe khẽ sầu lay. Có thể mớ hồ cảm nhận được cảnh vật đang tạo ra dự cảm về những sự việc sắp xảy ra.

Đoạn trích Cảnh ngày xuân có bố cục cân đối, hợp lí. Mặc dù không thật rõ ràng nhưng cũng có thể nói đến kết cấu ba phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc. Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo. Trong đoạn trích, mặc dù chủ yếu là miêu tả cảnh ngày xuân nhưng vẫn thấy sự kết hợp với biểu cảm và tự sự (diễn biến cuộc tảo mộ, du xuân của chị em Thúy Kiều, dự báo sự việc sắp xảy ra).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
10
26
NoName.94797
19/10/2017 13:12:03
Trong Truyện Kiều (Nguyễn Du) có hai đoạn thơ cùng miêu tả khung cảnh thiên nhiên vào buổi chiều ngày Thanh minh:
- Đoạn thơ tả cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về:
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
- Đoạn thơ tả cảnh Thúy Kiều, Kim Trọng gặp gỡ và từ biệt:
Bóng tà như giục cơn buồn,
Khách đà lên ngựa người còn ghé theo.
Dưới dòng nước chảy trong veo,
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha.
a) Chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau của hai bức tranh phong cảnh trong hai đoạn thơ trên.
b) Viết đoạn văn theo cách lập luận tổng - phân - hợp (khoảng 12 câu) bàn về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du trong bốn dòng thơ cuối của đoạn trích Cảnh ngày xuân.
5
7
Bé Kem
22/05/2019 16:02:59
Bước lần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang” …
Bên cạnh vẻ thanh thoát, dịu nhẹ của mùa xuân như ở những câu thơ trước, khung cảnh mùa xuân đến đây đã mang một sắc thái khác với bức tranh lễ hội rộn ràng, nhộn nhịp. Cảnh vật toát lên vẻ vương vấn khi cuộc du xuân đã hết. Các từ láy tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ vừa gợi tả sắc thái cảnh vật vừa gợi ra tâm trạng con người. Dường như có cái gì đó đang mơ hồ xâm lấn, cảnh vật đã nhuốm sắc thái vương vấn, man mác của tâm trạng con người, ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để mượn cảnh vật mà diễn tả những rung động tinh tế trong tâm hồn những người , thiếu nữ. Những từ láy được sử dụng trong đoạn thơ đểu là những từ láy có tính giảm nhẹ. “Tà tà” diễn tả bóng chiều đang từ từ nghiêng xuống; “thơ thẩn” lại diễn tả tâm trạng bâng khuâng dịu nhẹ không rõ nguyên nhân (nó gần với nỗi buồn “tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn” của Xuân Diệu sau này) “thanh thanh” vừa có ý nghĩa là sắc xanh nhẹ nhàng vừa có ý nghĩa là thanh thoát, thanh mảnh; từ “nao nao” trong câu thơ diễn tả thế chảy của dòng nước nhưng đồng thời diễn tả tâm trạng nao nao buồn và từ “nho nhỏ” gợi dáng nhỏ xinh xắn, vừa vặn với cảnh với tình. Khung cảnh thiên nhiên cũng theo đó mà nhỏ đi để phù hợp với tâm trạng con người: “ngọn tiểu khê” - dòng suối nhỏ, phong-cảnh thanh thoát, dịp cầu “nho nhỏ” lại nằm ở “cuối ghềnh” ở phía xa xa,... Cảnh và người như có sự tương liên để giao hòa trong bầu không khí bâng khuâng, lưu luyến, khe khẽ sầu lay. Có thể mớ hồ cảm nhận được cảnh vật đang tạo ra dự cảm về những sự việc sắp xảy ra.
Đoạn trích Cảnh ngày xuân có bố cục cân đối, hợp lí. Mặc dù không thật rõ ràng nhưng cũng có thể nói đến kết cấu ba phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc. Nguyễn Du đã cho thấy một nghệ thuật miêu tả thiên nhiên điêu luyện, sắc sảo. Trong đoạn trích, mặc dù chủ yếu là miêu tả cảnh ngày xuân nhưng vẫn thấy sự kết hợp với biểu cảm và tự sự (diễn biến cuộc tảo mộ, du xuân của chị em Thúy Kiều, dự báo sự việc sắp xảy ra).

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×