LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong vai bé Thu kể lại cuộc gặp gỡ đầy tình cảm với cha của mình sau 8 năm xa cách (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)

8 trả lời
Hỏi chi tiết
27.167
154
78
Hoàng Hà
17/12/2017 12:48:57
Xin chào các bạn,tôi là Bé Thu.Ngay từ thưở mới lọt lòng cho đến bây giờ,tôi lúc nào cũng mong muốn mình được gặp lại người ba yêu quý của tôi,chắc các bạn rất thắc mắc rằng ba tôi ở nhà tại sao lại nhớ phải không?Nhưng tôi không giống như bao đứa trẻ khác,từ nhỏ tôi sống với má,ba tôi thì đi công tác ngoài chiến trường.Và kể từ khi đó tôi không được một lần được nhìn thấy mặt ông, tôi chỉ được nghe má kể, và nhìn ông qua tấm hình chụp chung với má lúc mới cưới.Cho đến một ngày,điều kì diệu,cái điều mà tôi hằng đêm mong mõi đã đến kèm theo một sự thực trớ chêu.
Đang trong lúc chơi đùa với mấy đứa bạn tôi,ba tôi trở về ,má tôi thấp thoáng từ xa chạy lại báo tin,tôi mừng rỡ,trong lòng nôn nao.Xa xa ,tôi thấy có một người đàn ông mặc áo lính cao to nhưng trên mặt ông lại có một vết thẹo trông rất ghê sợ.Ông ta chạy đến chỗ tôi " Ba đây con ",vừa bỡ ngỡ vừa hoảng sợ, tôi vội chạy ôm lấy má.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
116
39
Phan Minh Anh
17/12/2017 14:35:06
Hạnh phúc là thứ mà ai cũng muốn có, Tôi là Thu và từ nhỏ tôi chưa gặp ba mình. Khác khao lớn nhất của tôi là được gặp ba, tôi từng nghe má kể về ba và được nhìn ba qua tấm hình ... sau tấm hình là ước muốn được thấy ba và ôm ba thật chặt, đó là điều mà đứa trẻ như giống tôi đều mong muốn.  Hôm ấy tôi đang chơi thì ba tôi về. Tôi tái mặt, bỏ chạy, thét lên kêu ' Má,Má' Tôi hoảng sợ vì có một người đàn ông có vết sẹo dài trên má khuôn mặt rất dữ,... Tôi bướm bĩnh, không chịu gọi ông ấy là ba... đến khi nhận ra ba thì ba tôi lại đi chiến trường, khoảng khắc mà tôi ôm chầm lấy ba, tiếng gọi ba của tôi đã cất giữ trong lòng bấy lâu giờ mới được gọi một tiếng ba thật lớn. Tôi nhớ hết cái ngày hôm ấy , tôi hạnh phúc lắm,... Ba còn hứa với tôi mua cho tôi chếc lược, Ba tôi đi lại nơi chiến trường ấy, lời hứa của ba, ba đã thực hiện và tặng tôi chiếc lược, nhưng điều buồn nhất là ba tôi đã hy sinh trong chiến tranh. Và chiếc lược là vật thiêng liêng quý báu mà ba để lại cho tôi
102
32
Ngọc Trâm
17/12/2017 15:17:31
Theo lời kể của má, khi tôi vừa tròn 1 tuổi ba đã phải ra chiến trận vì tiếng gọi thiêng liêng của Đảng, của Bác Hồ, lúc ấy tôi còn quá bé nhỏ để khắc ghi hình bóng ba. Suốt tám năm ròng tôi sống trong sự chở che, dưỡng dục của má. Song, như thế đối với tôi vẫn chưa đủ, tôi vẫn cần lắm tình thương bao la của ba như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác. Tôi vẫn thường nghe má kể về chuyện của ba nơi chiến trường, tôi tự hào về ba nhiều lắm – người hùng của con. Năm tôi lên tám, 1 phép màu đã xảy ra: Ba trở về.Khi nghe mẹ báo tin động trời ấy, lòng tôi nôn nao như lửa đốt, tôi chạy vội ra trước cửa nhà ngóng trông ba. Thấp thoáng đằng xa, tôi thấy 1 người đàn ông mặc áo lính cao to nhưng trên mặt ông ta lại có 1 vết thẹo to trông rất dễ sợ. Ông ta chạy đến, nói to:"Ba đây con!". Quá đỗi ngỡ ngàng, tôi vụt chạy vào nhà kêu má. Lạ lùng thay, má tôi lại vui sướng ôm người đàn ông đó. Ba đi chưa được bao lâu mà lại vui cười với người khác, người lớn là thế sao? Trong tâm tưởng tôi gợi lên những suy nghĩ kì lạ, mang chút vẻ trưởng thành của người lớn. Ông kia cùng với 1 người nữa ở lại nhà tôi. Thời gian ấy, má tôi lúc nào dọa đánh bảo tôi gọi ba, nhưng người dữ tợn kia sao là ba tôi được chớ, muốn tôi nhận người dưng là ba à, đừng hòng!. Tôi chạnh lòng nhìn bức ảnh ba má chụp chung, tôi chỉ có duy nhất 1 người ba thôi, bây giờ là vậy, mãi mãi cũng là vậy. Suốt ba ngày, ông ba"giả" kia cứ quanh quẩn làm phiến tôi mãi, tôi bực mình lắm nhưng chẳng dám thốt ra. Tôi không coi trọng ông ta nên luôn cư xử xấc xược bằng cách nói trổng, chối từ mọi sự quan tâm của ông ta,muốn dụ dỗ tôi à, không dễ đâu! Có 1 hôm, tôi hất văng cái trứng cá ông ta gắp thế là bị ông ta đánh 1 cái rõ đau vào mông còn lớn tiếng mắng chửi: "Sao mày cứng đầu quá vậy hả?". Tôi uất lắm nhưng tôi không phải là 1 con bé nhỏnh nhẽo chỉ biết khóc nhè, tôi cúi gầm mặt, gắp cái trứng bỏ vào chén rôi bỏ sang nhà ngoaị. Nghe má kể khi đó ba tôi hoảng lắm, mặt tái nhợt đi lại thêm vết thẹo đỏ ửng trong tội lắm. Giờ nghĩ lại tôi thấy hận mình, thấy thương ba nhiều quá. Ba chỉ muốn đứa con gái nhỏ gọi 1 tiếng "Ba" thôi mà lại khó khăn thế …Ôi, sao mà tôi ngu ngốc quá, ngốc nên mới không nhận ra những điệu cười ẩn ý, những cái lắc đầu đầy suy tư và cả đôi mắt ngấn lệ của ba tôi. Ba buồn vì đứa con quá ương ngạnh, bướng bỉnh. Đến đây, tôi đã thấy nhói đau nơi con tim lắm rồi nhưng tất cả giờ đây đâu còn nghĩa lý gì…
10
12
NoName.382223
16/12/2018 16:10:59
Ai da tính ra bé thu nhờ bà ngoại nói mới bt đó là ba bịa hay giữ mẹ kể luôn có thể nói bài văn trên bịa xuất sắc. :))
5
14
NoName.382225
16/12/2018 16:12:05
Mình nói ngọc trâm đó.
33
9
trouble maker
16/12/2018 20:16:16
Hạnh phúc – đó là thứ mà con người ta bấy lâu nay luôn kiếm tìm, nhưng ít ai hiểu được 1 chân lý giản đơn mà sâu sắc: Hạnh phúc ở ngay trước mắt ta. Bản thân tôi – Bé Thu – cũng vậy, ngay từ thuở mới lọt lòng cho đến tận bây giờ vẫn luôn khát khao gặp lại hình bóng ba thân thương, đó là hạnh phúc lớn nhất đời tôi. Song, như cái chân lý ấy, hạnh phúc ngay trước mặt tôi – người ba thân yêu đứng ngay trước mắt tôi…nhưng sao tôi chả nhận ra để giờ đây chỉ còn biết hối hận muộn màng. Hạnh phúc ấy bây giờ chỉ còn là hư vô bởi: Ba tôi đã đi về 1 nơi rất xa rồi…Ký ức về cuộc gặp mặt và chia tay ba Sáu mãi mãi sẽ là hồi ức theo tôi đến cuối đời. Chuyện là thế này…
Theo lời kể của má, khi tôi vừa tròn 1 tuổi ba đã phải ra chiến trận vì tiếng gọi thiêng liêng của Đảng, của Bác Hồ, lúc ấy tôi còn quá bé nhỏ để khắc ghi hình bóng ba. Suốt tám năm ròng tôi sống trong sự chở che, dưỡng dục của má. Song, như thế đối với tôi vẫn chưa đủ, tôi vẫn cần lắm tình thương bao la của ba như bao đứa trẻ cùng trang lứa khác. Tôi vẫn thường nghe má kể về chuyện của ba nơi chiến trường, tôi tự hào về ba nhiều lắm – người hùng của con. Năm tôi lên tám, 1 phép màu đã xảy ra: Ba trở về.Khi nghe mẹ báo tin động trời ấy, lòng tôi nôn nao như lửa đốt, tôi chạy vội ra trước cửa nhà ngóng trông ba. Thấp thoáng đằng xa, tôi thấy 1 người đàn ông mặc áo lính cao to nhưng trên mặt ông ta lại có 1 vết thẹo to trông rất dễ sợ. Ông ta chạy đến, nói to:"Ba đây con!". Quá đỗi ngỡ ngàng, tôi vụt chạy vào nhà kêu má. Lạ lùng thay, má tôi lại vui sướng ôm người đàn ông đó. Ba đi chưa được bao lâu mà lại vui cười với người khác, người lớn là thế sao? Trong tâm tưởng tôi gợi lên những suy nghĩ kì lạ, mang chút vẻ trưởng thành của người lớn. Ông kia cùng với 1 người nữa ở lại nhà tôi. Thời gian ấy, má tôi lúc nào dọa đánh bảo tôi gọi ba, nhưng người dữ tợn kia sao là ba tôi được chớ, muốn tôi nhận người dưng là ba à, đừng hòng!. Tôi chạnh lòng nhìn bức ảnh ba má chụp chung, tôi chỉ có duy nhất 1 người ba thôi, bây giờ là vậy, mãi mãi cũng là vậy. Suốt ba ngày, ông ba"giả" kia cứ quanh quẩn làm phiến tôi mãi, tôi bực mình lắm nhưng chẳng dám thốt ra. Tôi không coi trọng ông ta nên luôn cư xử xấc xược bằng cách nói trổng, chối từ mọi sự quan tâm của ông ta,muốn dụ dỗ tôi à, không dễ đâu! Có 1 hôm, tôi hất văng cái trứng cá ông ta gắp thế là bị ông ta đánh 1 cái rõ đau vào mông còn lớn tiếng mắng chửi: "Sao mày cứng đầu quá vậy hả?". Tôi uất lắm nhưng tôi không phải là 1 con bé nhỏnh nhẽo chỉ biết khóc nhè, tôi cúi gầm mặt, gắp cái trứng bỏ vào chén rôi bỏ sang nhà ngoaị. Nghe má kể khi đó ba tôi hoảng lắm, mặt tái nhợt đi lại thêm vết thẹo đỏ ửng trong tội lắm. Giờ nghĩ lại tôi thấy hận mình, thấy thương ba nhiều quá. Ba chỉ muốn đứa con gái nhỏ gọi 1 tiếng "Ba" thôi mà lại khó khăn thế…Ôi, sao mà tôi ngu ngốc quá, ngốc nên mới không nhận ra những điệu cười ẩn ý, những cái lắc đầu đầy suy tư và cả đôi mắt ngấn lệ của ba tôi. Ba buồn vì đứa con quá ương ngạnh, bướng bỉnh. Đến đây, tôi đã thấy nhói đau nơi con tim lắm rồi nhưng tất cả giờ đây đâu còn nghĩa lý gì…
Tiếp tục câu chuyện là khi tôi về nhà ngoại, bà kể lại cho tôi nghe về những cái khốc liệt, tàn nhẫn của chiến tranh,những tội ác tày đình của thằng Tây đã làm chia ly hạnh phúc của biết bao gia đình, trong đó có nhà tôi.Tại chúng mà khuôn mặt đôn hậu của ba tôi bị biến dạng…Tôi căm hận chiến tranh hơn bao giờ. Suốt đêm ấy, tôi trằn trọc chả ngủ được, mong trời sáng mau mau để tôi còn về tiễn cha. Hôm sau, tôi theo ngoại về nhà. Tôi chỉ biết đứng trong góc nhà mà nhìn ba tôi nói cười với người khác. Tôi như bị bỏ rơi, lạc lõng, bơ vơ. Những tưởng ba còn giận nên không quan tâm đến đứa con gái hư hỏng nữa, nhưng ba đã nhìn tôi bằng 1 đôi mắt trĩu nặng u buồn cùng lời nói cất lên khe khẽ: "Thôi, ba đi nghe con!" Trong khoảng khắc ấy, tình phụ tử trong tôi bỗng trỗi dậy, tôi thốt lên 1 tiếng: "Ba!" Tiếng gọi thiêng liêng bấy lâu nay tôi giấu nơi tim mình. Mỗi tiếng gọi như làm thời gian ngưng đọng, tất cả mọi người đều sửng sờ. Nhanh như sóc, tôi chạy đến ôm ấp hình hài ba tôi mong nhớ bao lâu nay và hôn khắp người ba. Đau đớn thay, giây phút ba con tôi đoàn tụ cũng lại là phút chia ly, ba lại phải lên đường đi tập kết. Tôi không muốn ba đi 1 chút nào, chỉ ước sao thời gian ngừng lại để tôi được tận hưởng nỗi khao khát tình cha 8 năm qua…Nhờ mọi người khuyên răn tôi mới để ba đi cùng lời hứa mang chiếc lược ngà tặng tôi vào lần thăm sau.Trong tâm trí non nớt của 1 đứa bé 8 tuổi,tôi không hề nghĩ đây lại là lần gặp mặt cuối cùng của cha con tôi.Ba tôi đã đi và không bao giờ trở lại…Đau đớn làm sao…
Giờ đây tôi đã khôn lớn,trưởng thành không còn trẻ nít,bướng bỉnh như xưa nữa mà biết suy nghĩ,biết giúp ích cho đời.Trong tim tôi vẫn tôn thờ hình bóng ba kính yêu và dành 1 khoảng trống để chất chứa tình yêu thương dạt dào ấy, 1 khoảng trông khác tôi dành cho Tổ quốc thân yêu. Tiếp bước cha tôi đi theo con đường cách mạng, tôi đã trở thành cô giao liên dũng cảm, kiên cường. Tôi không đơn độc, lẻ loi bởi ba luôn có ba bên cạnh, ba là nguồn sáng soi sáng đường tôi đi, là ánh lửa sưởi ấm cái giá lạnh ở rừng núi…Có ba, tôi có niềm hạnh phúc lớn nhất đời mình…
11
5
NoName.384522
19/12/2018 11:17:13
như thế này, một cái gì đó vừa xót xa, đau đớn, ân hận vừa thổn thức, nôn nao vui mừng khôn xiết. Hóa ra, người ba mà tôi hằng nhớ thương, chờ đợi đã ở bên tôi suốt mấy ngày qua mà tôi không nhận ra. Ba! Ba ơi! Ba Sáu của tôi...! Thế mà, tôi nỡ khước từ lạnh lùng như thế. Nghe bà kể, tôi nằm im lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn. Hình ảnh ba ùa về trong trái tim tôi!
Ba lên đường chiến đấu khi tôi chưa đầy một tuổi. Tôi lớn lên dưới bàn tay yêu thương của mẹ và ấp ủ nỗi niềm mong nhớ được gặp ba. Mẹ tôi vẫn kể cho tôi nghe về ba tôi. Trong trí nghĩ của tôi, ba tôi rất điển trai, ánh mắt đẹp, nụ cười hiền, hạnh phúc bên cạnh mẹ tôi trong tấm hình cưới năm nào. Tôi đã lên tám tuổi nghĩa là tám năm tôi xa cách ba tôi. Tám năm tôi mòn mỏi chờ ba về trong tình thương yêu vô hạn!
Hôm ấy, tôi mê mải chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà thì bỗng nghe tiếng gọi lớn:
- Thu ! Con!
Tôi giật mình quay lại. Một chiếc xuồng chưa cập bến, người đàn ông nhảy thót lên bờ, bước những bước dài về phía tôi. Người đàn ông với vết thẹo dài bên má phải, đỏ ửng lên, giật giật, trông rất dễ sợ ấy khom người, dang rộng cánh tay, giọng lặp bặp run run:
- Ba đây con! Ba đây con!
Nhìn xung quanh, tôi không biết ông ấy gọi ai là con? Tôi tròn mắt, ngơ ngác, lạ lùng. Nhìn dáng điệu và khuôn mặt đáng sợ ấy, tôi tái mặt đi, vụt chạy và thét lên:
- Má ơi! Má!
Tôi chạy một mạch vào nhà gọi má. Má tôi như cuống lên, hỏi tôi:
- Ai??? Ba đâu con?
Tôi chỉ cho má người đàn ông ngoài kia. Người đàn ông đang đứng buông thõng đôi tay ở đầu ngõ. Má tôi lật đật chạy ra, vừa chạy vừa gọi tôi:
- Thu ơi! Ba con về rồi!
Không thể như thế được, ba tôi trẻ, khuôn mặt đẹp, nụ cười ấm áp. Người đàn ông có khuôn mặt kinh dị đó không thể là ba tôi!
Mấy ngày liền, ông ấy ở trong nhà tôi, má tôi bảo tôi gọi Ba nhưng tôi không gọi. Ông ấy càng tỏ vẻ vỗ về tôi, tôi càng thấy ghét. Đến bữa, má bảo tôi gọi ba vào ăn cơm, tôi bảo lại:
- Thì má cứ kêu đi.
Má tôi quơ đũa đòi đánh tôi, tôi cũng không gọi ba. Tôi nói trổng:
- Vô ăn cơm. Cơm chín rồi.
Rõ ràng là ông ấy nghe, vậy mà vẫn ngồi im. Tôi bực lắm, quay lại nói với má:
- Con kêu rồi mà người ta không nghe.
Ông ta lắc đầu, khổ tâm, rồi cũng vào cùng ăn với mẹ con tôi. Tôi im lặng, ăn cho xong bữa. Tự dưng ở đâu xuất hiện một người lạ hoắc, mặt đầy thẹo, thỉnh thoảng lại giật giật, đỏ ửng mà lại bảo là ba tôi. Tôi nghĩ thế và mơ hồ nghĩ về người ba của tôi đang ở một phương trời xa nào đó mà buồn muốn khóc.
Hôm sau, nhà tôi có khách. Người đó má tôi bảo gọi là bác Ba. Đang nấu cơm thì má chạy ra chợ mua thức ăn. Má dặn tôi ở nhà có gì cần thì gọi ba giúp cho. Tôi lui cui dưới bếp nấu cơm, nồi cơm to lại đầy nước, ý chừng nhão mất. Tôi dáo dác tìm người ta:
- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái.
Tôi nói trổng, nhất quyết không gọi ba. Bác Ba nhắc tôi:
- Cháu phải gọi: “Ba chắt nước giùm con chứ”!
Mặc kệ. Có phải ba tôi đâu mà tôi gọi ba. Tôi gào lên:
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ.
Ông ta vẫn ngồi im. Tôi uất muốn khóc lên được. Luýnh quýnh với nồi cơm đang sôi sung sục, nhưng nhất quyết không vì sợ nồi cơm nhão mà tôi gọi người không phải ba mình là Ba được. Tiếng Ba bình dị và yêu thương, tiếng ba thiêng liêng tôi chỉ dành cho Ba thật của tôi mà thôi! Tôi loay hoay rồi lấy vá múc ra từng vá nước. Không giúp thì tôi sẽ làm theo cách của tôi.
Bữa cơm hôm đó, ông ta gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén tôi. Tôi xoi vào chén và hất cái trứng cá ra, cơm văng tung tóe cả mâm. Bất thần, ông ta vung tay đánh vào mông tôi đau điếng:
- Sao mày cứng đầu quá vậy, hả?
Tôi cúi gằm mặt xuống, ngồi im. Tôi lặng lẽ gắp cái trứng cá bỏ vào chén của mình, lặng lẽ đứng dậy, bước ra khỏi mâm. Tôi xuống xuồng, mở lòi tói, cố tình khua rổn rảng thật to. Tôi lấy dầm bơi qua song, tôi sang nhà ngoại khóc…
Ngoại tôi đã gỡ gút mắc trong lòng tôi. Hóa ra, ba tôi bị bom đạn Mỹ làm cho bị thương. Ba tôi đã phải chịu bao đau đớn, khuôn mặt ba tôi không nguyên vẹn được như xưa. Vậy mà, những ngày hiếm hoi trở về, tôi lại hắt hủi ba. Ngày mai, ba tôi lại lên đường rồi… Nghĩ đến đó, nước mắt tôi trào ra. Tôi nghĩ về ba, về hành động ba đánh tôi. Tôi nghĩ về mình, hành động hất cái trứng cá mà ba gắp cho tôi, cái trứng cá chứa đựng tình cha khắc khoải!
Mấy ngày nghỉ phép, ba đã không đi đâu xa, suốt ngày chỉ tìm cách gần gũi, vỗ về tôi, mong tôi gọi một tiếng ba mà không được. Ba giận tôi ngang ngạnh nên mới đánh tôi. Ba đánh tôi là ba yêu tôi nhiều lắm. Đêm nay, chắc ba cũng đang trằn trọc nghĩ về tôi. Ba ơi! Con yêu ba nhiều lắm! Không phải vì vết thẹo làm xấu xí khuôn mặt ba mà con không nhận ba mình. Không phải con hất cái trứng cá đi vì con ương ngạnh, cố chấp. Tại con đã không nhận ra ba. Tại vết thẹo do chiến tranh, tại thời gian xa cách làm con có lỗi với ba. Tất cả những hành động, thái độ đó của con đều bắt nguồn từ tình cảm dành cho người ba mà con hằng yêu kính, tôn thờ và không ai có thể thay thế được. Ba ơi...!
Giờ đây, tôi chỉ muốn trời nhanh sáng, để tôi về nhà, nơi đó có mẹ và ba đang chờ tôi!
2
2
Trung Nhỏ Xíu
11/12/2020 20:46:15
Cứ mỗi lần cầm cây lược trong tay, tôi lại bần thần nhớ đến người cha kính yêu của mình. Đã năm mươi năm trôi qua, kể từ ngày lần đầu tiên tôi được gặp ba. Thời gian sao mà trôi nhanh, bất giác bao kỉ niệm của thời thơ ấu như hiện về trong tôi.
Ngày ấy, cái xóm ấp nhỏ lúc nào cũng rộn rã, tiếng cười đùa, hò reo của lũ trẻ con chúng tôi. Người lớn đều đi chiến đấu hay đi làm đồng. Xóm có năm đứa nhưng mỗi đứa một tuổi, tôi là đứa lớn nhất khi đó mới lên tám, người ta thường gọi tôi là út nhỏ nhà ông Sáu. Cha tôi luôn là niềm tự hào để tôi khoe với lũ trẻ vì ba là bộ đội giải phóng. Dù chưa một lần được gặp nhưng qua các tấm hình của má cho xem, trong ấn tượng của tôi ba hiện lên thật oai phong, ba là một vị anh hùng.
Ngày thứ nhất bên ba
Trong suốt cuộc đời mình, có lẽ không bao giờ tôi quên được buổi chiểu đáng nhớ ấy. Cũng như các buổi chiều khác, lũ trẻ chúng tôi lại tụ tập chơi nhà chòi. Bỗng có tiếng gọi to : “Thu ! Con”. Tôi giật mình, quay lại. Trước mắt tôi là một người đàn ông lạ mặc bộ quân phục đã bạc màu, trên khuôn mặt có vết thẹo dài, đỏ ửng trông dữ tợn và rất sợ. Tôi chưa kịp định thần thì người đó đưa hai tay về phía trước, tiến về phía tôi chầm chậm và nói giọng run run :
– Ba đây con !
Lần này, tai tôi không nghe nhầm, đúng là người đó xưng “ba” với tôi mà, còn nhắc lại hai lần nữa. Tai tôi ù đi, đầu óc tối sầm lại, trong đầu cứ vang vang câu hỏi : Tại sao ? Tại sao ? Người này đâu giống ba tôi ? Ông ta mỗi lúc càng tiến lại gần. Lo sợ, tôi chạy thật nhanh và kêu lên : “ Má ! Má !”.
Trái với dự đoán của tôi, khi nhìn thấy ông ấy má tôi không đuổi đánh mà lại khóc, đỡ ba lô cho ông ta và nói :
– Ba nó đã về đấy ư ?
Tôi nép vào đằng sau má. Trong đầu hiện lên biết bao câu hỏi : “Vì sao đó lại là ba mình ? Không thể nào ! Ba mình mà dữ tợn thế ư ? Ba hiền hậu và oai phong lắm mà !”. Nghĩ vậy nên dù má nói thế nào tôi vẫn không thể tin nổi đó là ba của mình và kiên quyết không nhận. Những ngày tiếp theo thực sự là những ngày đấu tranh ngầm nhưng quyết liệt giữa tôi và người đàn ông mà tôi cho là xa lạ đó. Thật kì lạ, ông ấy suốt ngày chẳng đi đâu xa, chỉ quanh quẩn ở gần tôi, vỗ về, nựng tôi. Thấy vậy, tôi lại càng ghét ông ta hơn. Má tôi cứ như không hiểu lòng tôi vậy, má muốn tôi gần gũi ông ta, gọi ông ta là “ba”, cho nên, đến bữa ăn, má không gọi mà sai tôi :
– Thu ra gọi ba vào ăn cơm đi con !
“Gọi ba vào ăn cơm ư ? Không đời nào !” – tôi thầm nghĩ và cãi lại má :
– Thì má cứ kêu đi.
Má liền nổi giận cầm đũa bếp dọa đánh tôi. Tôi đành phải gọi nhưng vẫn giữ nguyên lập trường, tôi nói trổng :
– Vô ăn cơm !
Tôi nói như hét mà ông ấy cứ ngồi im như người điếc vậy. Thấy thế, tôi tức lắm nhưng sợ má nên vẫn kêu lần nữa :
– Cơm chín rồi !
Lần này, ông ta quay lại nhìn tôi vừa khe khẽ lắc đầu, vừa cười. Bữa cơm hôm đó rồi cũng trôi đi, tôi cứ ngồi im ăn, mặc cho má và người đó nói chuyện. Người đàn ông có vết thẹo dài vẫn luôn chăm chú nhìn tôi, đôi lúc bất giác nhìn lên bắt gặp ánh mắt ông ta đang nhìn mình tôi lại thấy rất lạ. Thực ra nếu nhìn kĩ ông ấy cũng không quá dữ tợn. Tuy vậy, ông ấy cũng không giống ba trong ảnh chút nào.
Ngày thứ hai với người đàn ông lạ…
Dù đã sang đến ngày thứ hai nhưng người đàn ông kia vẫn chẳng đi đâu ra khỏi nhà. Tôi làm gì, đi đâu, ông ấy cũng dõi theo khiến tôi càng cảm thấy khó chịu hơn. Má vẫn khẳng định đó là ba Sáu và mắng tôi ngang bướng: Đúng là tôi ngang bướng bởi đó rõ ràng không phải ba Sáu. Đến trưa, khi đang nấu cơm má phải chạy ra chợ mua thức ăn, tôi đòi đi theo, má nhất định không cho. Thế là tôi đành ở nhà với người đàn ông đó. Tôi không ra ngoài mà ngồi trong bếp lúi cúi với nồi cơm. Đang suy nghĩ miên man, nhìn ngọn lửa cháy bập bùng thì tiếng xèo xèo vang lên. Nồi cơm đã sôi rồi, phải chắt nước, làm thế nào bây giờ ? Nồi to quá, tôi không thể nhắc xuống. Tôi quay lại thì thấy ông ấy đã đứng cạnh tôi từ lúc nào. Tôi đưa ánh mắt nhìn ông ta cầu cứu và kêu lên :
– Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái !
Tôi thực sự bối rối, hoang mang. Nếu không chắt nước thì cơm sẽ nhão, má về la, đánh mất. Tôi tiếp tục kêu cứu :
– Cơm sôi rồi, nhão bây giờ !
Nhưng sao tôi cầu cứu rồi mà ông ta chẳng hề động lòng vậy ? Có phải vì tôi không gọi ông ta bằng “ba” ? Không ! Không… nhất định không thể gọi “ba” được, cái Thu đâu phải là đứa dễ bị khuất phục thế ! Sau một hồi lúng túng, bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu tôi : “Đúng ! Không bắc nồi ra được thì mình sẽ lấy cái vá múc ra từng vá nước vậy. Thật là sáng suốt !” Tôi làm luôn, nhưng trong lòng vẫn tức giận, tôi nguyền rủa ông ta. Tại sao ông ta thấy thế mà không giúp đỡ chứ ? Ông ấy thật nhẫn tâm !
Bữa cơm ngày thứ hai có thể cũng trôi qua như hôm trước nếu…
Khi đó, tôi ngồi ăn cho xong bữa cơm. Đang ăn, bỗng ông ta gắp vào bát tôi một miếng trứng cá vàng to. Lúc đó, trong lòng tôi thực sự có những xao động vì ngoài má ra, đây là lẩn đầu tiên tôi được người lớn tuổi như ba mình gắp thức ăn cho. Tôi nhìn chén cơm suy nghĩ, bất thần cầm cái đũa gẩy mạnh hất miếng trứng ra khỏi bát khiến cơm bắn tung tóe khắp mâm. Bỗng mông tôi đau rát ! Người đàn ông ấy đã phát vào mông tôi và giận dữ nói :
– Sao mày cứng đầu quá vậy, hả ?
Có lẽ, ông ấy đã quá giận dữ. Tôi lặng im, không nói không rằng. Đây là lẩn đầu tiên tôi bị đánh đau như thế, má dù đánh cũng chỉ đánh nhẹ mà thôi ! Tôi muốn khóc thật to nhưng tự nhủ trước mặt ông ta không được yếu đuối. Tôi nhặt trứng vào bát rồi bước ra khỏi nhà, tôi phải sang nhà ngoại đế méc với ngoại. Vừa nhìn thấy ngoại, tôi túi thân, chạy đến ôm chầm lấy tấm thân gầy gố của ngoại và khóc tức tưởi cho thoả nỗi lòng. Ngoại yêu và chiều tôi nhất nhà nên có gì tôi cũng chạy đến tâm sự với ngoại. Chiều đến, má qua đón tôi về nhưng tôi nhất định không chịu, tôi không muốn nhìn thấy người đàn ông dữ tợn đó nữa. Tôi nhất quyết ngủ với ngoại.
Đêm đến… Tiếng ếch nhái ngoài con kênh trước nhà kêu ì ộp. Tôi nằm mãi mà khône sao ngủ được, đến lúc này tôi thực sự hoang mang. Người đàn ông đó rốt cuộc là ai ? Sao lại cứ bắt tôi gọi bằng “ba” ? Sao lại giận và đánh tôi ? Ngoại như đoán biết được tâm trạng cô cháu gái nhỏ, ngoại nói :
– Thu à ! Tại sao con không nhận ba con ? Người đó là ba Sáu của con mà !
– Không ngoại ơi ! Ba Sáu con không giống ông ta ! – Tôi trả lời.
– Sao con lại bảo không giống với ba Sáu ? Có phải ba đi chiến đấu lâu nên nhìn già hơn không ?
Để minh chứng với ngoại, tôi liền nói :
– Vì ba Sáu của con không có vết thẹo dài dữ tợn trên má như ông ấy, ngoại ạ !
Ngoại cười móm mém, xoa đầu tôi và nói :
– Đó là ba Sáu con. Ba con vì đi đánh giặc bị Tây bắn bị thương nên có vết thẹo đó.
Từng lời ngoại nói cứ vang vang trong đầu tôi. Trời ơi ! Thì ra đó là ba Sáu thật ư ? Vậy mà… tôi đã không nhận ba, lại còn nói trổng nữa chứ ? Bao nhiêu năm mong mỏi gặp ba, giờ gặp lại không nhận ra ba. Tôi thấy ân hận quá ! Giờ biết làm sao đây ?
Ngày thứ ba bên ba…
Sáng sớm hôm sau, ngoại thức dậy sớm và nói :
– Hôm nay, ba Sáu lại phải lên đường. Con có về chào ba không Thu ?
Tôi gật đầu đồng ý và theo ngoại về. Đến nhà, từ ngoài cổng đã thấy rất đông bà con bên nội, bên ngoại. Khác với những ngày trước, sự xuất hiện của tôi không khiến ai chú ý nữa, kể cả ba và má. Ba bận tiếp khách còn má thì chuẩn bị đồ đạc. Tôi thấy mình như bị bỏ rơi, lặng lẽ đứng nép vào cửa, có lúc đông quá thì đứng nép vào góc nhà nhìn mọi người. Tôi lo lắng, không biết có nên chạy đến gọi ba không, ba sắp đi rồi. Nhưng tôi xấu hổ… nên cứ đứng yên.
Đến lúc ba phải đi, ba nhìn quanh tìm kiếm tôi nhưng ba không chạy lại ôm tôi mà chỉ nhìn trìu mến. Lòng tôi xao động, chân tôi muốn chạy thật nhanh đến ôm lấy ba nhưng sao không thể bước. Ba khẽ nói với tôi :
– Thôi ! Ba đi nghe con !
Tiếng của ba sao trìu mến vậy. Tiếng nói ấy đã thúc giục tôi :
– ..a…a…ba !
Tôi hét lên và chạy đến ôm cổ ba. Tôi ôm ba thật chặt, lòng cảm thấy ấm áp lạ lùng. Tôi thèm được gọi ba, thèm được ôm ba suốt tám năm nay rồi. Nghĩ đến việc ba sắp phải ra đi, tôi sợ hãi, nói trong tiếng khóc :
– Ba ! Không cho ba đi nữa ! Ba ở nhà với con !
Ba cũng rơm rớm nước mắt và nói :
– Ba đi rồi ba sẽ vể với con.
– Không !
Tôi hét lên, tôi không thể để cho ba đi nữa, không thể… Tôi cố sức ôm ghì chặt ba. Mọi người và ngoại dỗ dành, an ủi tôi. Ngoại nói :
– Cháu của ngoại giỏi lắm mà ! Cháu để ba cháu đi rồi ba cháu sẽ mua về cho cháu một cây lược.
Biết là không thể giữ ba được nữa, ba tôi là bộ đội còn phải đi chiến đấu, diệt thằng Tây ác ôn nên tôi ôm ba lần nữa và dặn :
– Lúc về ba mua cho con một cây lược nghe ba !
Tôi quệt nước mắt vẫy chào tạm biệt cha ! Tôi đâu biết rằng đó cũng là lần cuối cùng tôi gặp ba. Trong một trận chiến đấu, ba bị bắn trọng thương và hi sinh. Bác Ba – đồng đội của ba đã trao cho tôi kỉ vật ba dành cho tôi : chiếc lược ngà trên có khắc dòng chữ : “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Nhìn từng nét chữ của ba khắc trên cây lược nhỏ nhắn, tôi đã bật khóc, lòng tôi đau đớn. Ba Sáu của tôi đã không còn…
Năm mươi năm đã trôi đi, bé Thu bướng bỉnh ngày nào giờ đã trở thành cựu chiến binh. Năm mươi năm tôi đã cố gắng ? sống thật tốt để không hổ danh con của ba sáu, cũng là năm mươi năm tôi nhớ ba khôn nguôi. Với tôi, chiếc lược ngà trở thành vật bất li thân, người bạn tri kỉ. Tôi tin rằng, ở thế giới bên kia, ba Sáu sẽ mỉm cười hạnh phúc và tự hào về cô con gái bướng bỉnh ngày nào !

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư