Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 8
12/04/2017 21:42:28

Trong văn bản: Bàn luận về phép học, với khát vọng khôi phục nền chính học của nước nhà, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã phê phán lối học lệch lạc, sai trái và khẳng định phương pháp học tập đúng đắn

Trong văn bản: Bàn luận về phép học, với khát vọng khôi phục nền chính học của nước nhà, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã phê phán lối học lệch lạc, sai trái và khẳng định phương pháp học tập đúng đắn.
Hãy viết một bài văn nghị luận để làm sáng tỏ điều đó
1 trả lời
Hỏi chi tiết
2.022
1
4
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
12/04/2017 21:54:01
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả: 
- Nguyễn Thiếp (1723 - 1804), là người thông minh sáng suốt, học rộng hiểu sâu, từng đỗ đạt làm quan.
- Nguyễn Thiếp rất được vua Quang Trung trọng dụng tài đức.
- Khi vua Quang Trung mất, ông về ở ẩn, không hợp tác với nhà Nguyễn.
- Với tấm lòng vì nước, vì dân và công lao đối với triều đình Tây Sơn, Nguyễn Thiếp được người dân kính trọng gọi là La Sơn Phu Tử.
2. Đặc điểm cơ bản của thể văn tấu 
- Tấu là một loại văn thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị (khác với tấu trong nghệ thuật hiện đại là một loại hình kể chuyện, biểu diễn trước công chúng thường mang yếu tố vui, hài hước). Cùng dạng với tấu còn có nghị, biểu, khải, sớ.
- Về hình thức, cũng như cáo, hịch, chiếu, tấu có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biền ngẫu.
3. Vài nét về bài tấu của Nguyễn Thiếp và vị trí của phần trích Bàn luận về phép học 
- Hoàn cảnh ra đời: Vua Quang Trung từng mời Nguyễn Thiếp ra hợp tác với triều Tây Sơn nhưng vì nhiều lí do, Nguyễn Thiếp chưa nhận lời. Năm 1791, vua lại viết chiếu thư mời Nguyễn Thiếp vào Phú Xuân hội kiến. Lần này, Nguyễn Thiếp bằng lòng vào Phú Xuân và chịu bàn quốc sự. Ông làm bài tấu bàn về ba việc mà bậc quân vương nên biết.
- Nội dung bài tấu:
+ Phần thứ nhất bàn về "quân đức" (đức của vua): mong bậc đế vương "một lòng tu đức", "lấy sự học vấn mà tăng thêm tài", "bởi sự học mà có đức".
+ Phần hai bàn về "dân tâm" (lòng dân): khẳng định "dân là gốc nước, gốc vững nước mới yên.
+ Phần ba bàn về "học pháp" (phép học).
- Vị trí đoạn trích: Bàn luận về phép học chính là phần thứ ba của bài tấu.
4. Đọc đoạn trích và giải nghĩa từ khó.
- Đọc với giọng dõng dạc, rắn rỏi, làm rõ âm hưởng, nhịp điệu của câu văn biền ngẫu. 
- Giải nghĩa từ khó (theo SGK).
II. Phân tích
1. Ba câu mở đầu: Mục đích chân chính của việc học.
- Để nêu mục đích chân chính của việc học, mở đầu, tác giả dùng câu châm ngôn có hình ảnh đẹp, hai vế tương xứng: Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo. Ví việc học giúp con người thành tài với việc ngọc được mài sẽ thành vật hữu ích là một cách ví von đẹp, giản dị và cụ thể nên tác dụng của việc học được nêu lên một cách rất dễ hiểu, dễ chấp nhận.
- Khái niệm "đạo" vốn trừu tượng và phức tạp được tác giả giải thích ngắn gọn, rõ ràng: "đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người". Đó là bao gồm tổng hoà của nhiều mối quan hệ không đơn giản. Học là để hiểu và để làm cho những mối quan hệ ấy phát triển tốt đẹp lên. Như vậy, mục đích chân chính của việc học là học để làm người.
- Bằng ba câu giản dị, tác giả đã nêu và phân tích một cách dễ hiểu mục đích, tác dụng chân chính của việc học.
2. Đoạn 2: từ "Nước Việt ta ... tệ hại ấy": Phê phán lối học lệch lạc sai trái đương thời.
- Sau khi xác định mục đích của việc học, tác giả soi vào thực tế đương thời để phê phán những lối học thực dụng, sai trái đương thời: đó là lối học hình thức, cầu danh lợi.
+ Lối học hình thức là lối học thuộc lòng, học vẹt, học mà không hiểu, học mà không biết vận dụng, không biết phát huy tác dụng của việc học vào việc hành, xử đạo ở đời. Học như thế chỉ có cái danh hão mà không có thực chất.
+ Lối học hòng cầu danh lợi xuất phát từ mục đích học thực dụng, đó là: học để đỗ đạt có danh tiếng, bằng cấp, phẩm hàm, được người đời trọng vọng; học để làm quan, để được nhàn nhã, được nhiều bổng lộc, vinh hoa phú quý...
- Tác hại của lối học lệch lạc, sai trái đó là làm cho Chúa trọng nịnh thần, Nước mất nhà tan. Tác giả không liệt kê, không phân tích dài dòng. Chỉ bằng hai hình ảnh điển hình trên, người đọc có thể tưởng tượng rõ những tác hại xâu chuỗi của lối học ấy đưa lại. Chúa trọng nịnh thần thường đi liền với việc coi thường, thậm chí sát hại người hiền tài, ngay thẳng; vua chúa sa đà vào lối sống hưởng lạc; nhân dân "sống chết mặc bay". Chúa trọng nịnh thần cũng tức là mở đường cho lối ứng xử luồn cúi, xu nịnh nhằm đạt được tham vọng của triều thần, dẫn đến đời sống nhân dân cơ cực; mọi luân thường, đạo lí trong xã hội bị rạn nứt, rường cột xã tắc lung lay... Những hậu quả đó dẫn đến kết cục nước mất, nhà tan là điều tất yếu. Hai câu văn nói ít gợi nhiều, giản dị mà đầy sức nặng.
- Nỗi lo âu, trăn trở đầy trách nhiệm của Nguyễn Thiếp rất gần gũi với thời đại chúng ta. Bởi trong thực tế xã hội ngày nay, những lối học hình thức, thực dụng như vậy không phải không còn. Việc dạy học chạy theo thành tích, những tiêu cực trong thi cử, nạn bằng cấp giả... đang là những vấn đề bức xúc của ngành giáo dục và của toàn xã hội. Vì vậy, niềm mong mỏi của tác giả về một "sự học" chân chính cũng là niềm mong mỏi của tất cả chúng ta hôm nay.
3. Đoạn ba, từ "Cúi xin ... học mà làm": Quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn.
- Sau khi phê phán những biểu hiện lệch lạc trong việc học, tác giả khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn:
+ Việc học phải được phổ biến rộng khắp: mở thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học.
+ Về phương pháp:
. Việc học phải có hệ thống, phải tuần tự từ thấp lên cao, từ những kiến thức cơ bản có tính chất nền tảng đến những kiến thức khái quát.
. Học phải rộng, nghĩ phải sâu, biết tóm lược và nắm vững những điều cơ bản, cốt lõi.
. Học phải kết hợp với hành, "theo điều học mà làm".
- Như vậy, tuy chưa đầy đủ và nếu gạt bỏ sự sùng bái sách vở Nho giáo, có thể nói, tư tưởng khuyến học và phương pháp học theo quan niệm của Nguyễn Thiếp là những tư tưởng đúng đắn, tiến bộ. Đó vẫn là những gợi ý bổ ích về phương pháp cho việc học của chúng ta ngày nay. 
4. Đoạn còn lại: ý nghĩa của việc học chân chính: 
- Học cho mình, học để trở thành "người tốt", có ích cho "nhà nước".
- Học để đất nước có nhiều nhân tài, nhà nước vững yên, quốc gia hưng thịnh.
5. Trình tự lập luận của đoạn trích.
- Đoạn trích Bàn luận về phép học được triển khai theo trình tự lập luận:
+ Mục đích chân chính của việc học.
+ Phê phán những lối học sai trái, khẳng định quan điểm, phương pháp học đúng đắn.
+ Tác dụng của việc học chân chính.
(Xem sơ đồ SGV).
III. Tổng kết
- Bằng cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, đoạn trích Bàn luận về phép học giúp ta hiểu mục đích, tác dụng của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức, có năng lực vận dụng tri thức vào cuộc sống góp phần làm hưng thịnh đất nước chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học tốt phải học rộng, học sâu và phải nắm được cốt lõi của vấn đề.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo