Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Từ 2 bài thơ "Sau phút chia ly" và "Bánh trôi nước". Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về người phụ nữ xưa và nay

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.448
2
1
Trịnh Quang Đức
22/11/2018 13:04:40
​Đề tài người phụ nữ luôn là một đề tài được nhiều nhà văn nhà thơ quan tâm và yêu thích. Ở họ có những phẩm chất vô cùng quý báu đó là sự khao khát yêu thương và hạnh phúc thế nhưng luôn bị những thế lực bạo tàn chèn ép và xô đẩy. Nó đã trở thành những nguồn cảm hứng dạt dào bất tận cho nhiều thi nhân. Trong đó có những tác phẩm nổi tiếng như Bánh trôi nước, Tự tình II (Hồ Xuân Hương) và Thương vợ của Trần Tế Xương.

Những bài thơ trên hình ảnh người phụ nữ hiện lên không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà quan trọng nhất đó chính là những phẩm chất cao quý về tài năng nhân phẩmvà khát vọng châ chính về quyền sống quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Miêu tả vẻ đẹp bên ngoài của họ nhà thơ Hồ Xuân Hương đã có những vần thơ viết trong bài Bánh trôi nước như sau:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Bánh trôi được làm từ bột gạo nếp trắng tròn, mịn màng xinh xắn khiến người ta liên tưởng đên hình ảnh những người con gái đương độ xuân sắc. Cụm từ vừa trắng lại vừa tròn phần nào gợi tả thật khéo léo vẻ đẹp đó. Không chỉ về hình thức mà còn có phẩm chất vô cùng thanh tao:

“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Tấm lòng son chính là tấm lòng son sắt vẹn nguyên, trung trinh dù có phải trải qua bao nhiêu phong ba bão táp bao nhiêu biến cố của cuộc đời. Hình ảnh ẩn dụ so sánh ngầm tấm lòng son vừa là nhân bánh trôi vừa là tâm hồn thanh taocủa người phụ nữ. Tác giả Hồ Xuân Hương đã vô cùng khéo léo khi sử dụng đại từ em ở mở bài và kết bài để diễn tả sự mỏng manh yếu đuối nhưng cũng đầy khiêm tốn của mình.

Còn trong bài thơ Thương vợ của nhà thơ Trần Tế Xương phẩm chất cao quý và tình yêu thương của một người phụ nữ hết lòng vì chồng vì con

“Quanh năm buôn bán ở mom sống

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Câu thơ nhằm nói lên hết những nỗi đắng cay truân chuyên trong cuộc đời của bà Tú. Mom sông đã trọn vẹn nói lên sự chông chênh trong cuộc mưu sinh của bà. Bốn bề chênh vênh số phận của bà cũng trở nên đầy nhọc nhằn đã thế lại phải gánh nặng thêm năm con với một chồng. Nhà thơ khéo léo khi chia câu thơ thành hai vế “năm con” với “một chồng”. Mình ông Tú đã phải bằng năm miệng ăn của năm đứa con vì ông còn phải bút, sách, nghiên mực. Thế nhưng cho dù có bao nhiêu vất vả bao nhiêu sóng gió thì người phụ nữ tần tảo ấy vẫn vẹn nguyên chữ kiên trung không một lời oán thán cuộc đời hay số phận. Phẩm chất của bà cũng chính là vẻ đẹp đại diện cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa.

Bên cạnh đó trong tác phẩm tự tình 2 nhà thơ Hồ Xuân Hương có những vần thờ ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ. Nó không chỉ hết lòng vì chồng vì con son sắt thủy chung mà còn vô cùng cứng rắn dám vượt qua hết tất cả những nỗi đau, nỗi vất vả.

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đấm

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”.

Hình tượng thiên nhiên vô cùng dữ dội và có nét gì đó vô cùng nổi loạn cũng giống như sự bướng bỉnh không chịu khuất phục của người phụ nữ. Những số phận tưởng chừng bé nhỏ thấp hèn như hương đồng cỏ nội thế nhưng nó cũng tiềm ẩn trong đó một tâm hồn cứng rắn sắt đá. Phải chăng nhà thơ Hồ Xuân Hương còn chứa đựng trong đó một sự bất mãn với thời cuộc với xã hội với lề lối phong kiến đang trà đạp nên hạnh phúc con người.

Vất vả gian truân là thế thế nhưng dường như chưa bao giờ họ có quyền được than vãn chưa bao giờ có quyền được bộc lộ mình. Họ sống nép mình ẩn dật bởi cái xã hội phong kiến với định kiến nặng nề đó trói buộc họ. Họ hoàn toàn không có quyền làm chủ số phận của mình:

“BẢy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”

Người phụ nữ thời xưa là vậy họ phải tuân thủ ngặt nghèo quy luật của lễ giáo phong kiến. Chuyện chung thân đại sự hay chuyện cuộc đời với họ hoàn toàn không nằm trong tay họ mà do người khác sắp đặt, Lấy chồng thì theo chồng, phải chịu cảnh năm thê bảy thiếp, cực khổ trăm bề.

Chả vì thế mà Hồ Xuân Hương đã đau xót mà rằng:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh đồn

Trơ cái hồng nhan với nước non

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.

Không phải ngẫu nhiên mà tác phẩm này lại được đặt chung cho một chỗ vs các tp khác như tự tình hấyu phút chia li. Vì nó đều nói lên hình ảnh người phụ nữ thời xưa. Những con người đầy lòng yêu thương, đầy sự hi sinh nhưng chưa bao giờ được hưởng trọn vẹn quyền sống và mưu cầu hạnh phúc. Số phận của họ trở nên vô cùng mong manh và bi đát.

Số phận người phụ nữ luôn là đề tài không bao giờ vơi cạn với thi sĩ. Nó giống như một kho tàng phong phú để thi nhân sáng tạo và khơi nguồn. Thế nhưng dù có trải qua bao nhiêu đau khổ thì những tâm hồn đó vẫn sáng đẹp và tỏa hương giữa cuộc đời.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×