Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ đoạn trích Cảnh ngày xuân và hiểu biết của bản thân, hãy viết 1 đoạn văn ngắn về văn hóa ứng xử của giới trẻ ngày nay khi tham gia lễ hội

giúp tớ 2 bài này nha :
1. từ đoạn trích cảnh ngày xuân và hiểu biết của bản thân hãy viết 1 đoạn văn ngắn về văn hóa ứng xử của giới trẻ ngày nay khi tham gia lễ hội.
2. viết 1 đoạn văn theo cách lập luận tổng-phân-hợp (8-10 câu) để làm rõ tình cảm của nvật ông sáu
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.593
2
1
Trịnh Quang Đức
14/12/2018 12:55:51
Câu 2:
Gợi ý:
- Suốt tám năm trời xa cách, ông Sáu lúc nào cũng canh cánh bên lòng tình cảm thương nhớ con.
- Trong tám năm ấy, ông chỉ thấy con qua tấm ảnh nhỏ.
- Đến lúc được trở về, cái tình cha cứ nôn nao trong người ông
- Khi xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi mà ông đoán biết là con, không thể chờ xuồng cập bến anh nhún chân nhảy thót lên xô chiếc xuồng tạt ra và cất tiếng gọi con.
- Nhưng trái với lòng mong ước và suy nghĩ của ông, bé Thu nhất quyết không nhận ông là cha.
- Ông vô cùng đau đớn .
- Suốt mấy ngày ông luôn mong được nghe một tiếng gọi “ba” của con bé, nhưng cái tiếng ấy vẫn không được nó thốt ra.
- Chỉ đến lúc ông chuẩn bị ra đi và khi bé Thu đã hiểu ra sự việc, “nó” mới cất lên một tiếng gọi “ba” đến “xé ruột”.
- Nhưng vì nhiệm vụ, ông vẫn phải lên đường với bao xúc động và lưu luyến.
- Những ngày ở tại chiến trường miền Đông, lúc nào ông cũng thương nhớ con, hối hận đã đánh “nó” và kiên trì làm chiếc lược bằng ngà để tặng con.
- Thậm chí, lúc hấp hối ông vẫn không quên nghĩ đến con, nhờ đồng đội gửi chiếc lược ấy lại cho con.
=> Ông quả thật là một người cha có tình cảm sâu nặng đối với con.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
doan man
14/12/2018 12:56:18
2. Trong ba ngày nghỉ ngắn ngủi, ông đã ở bên con nhưng con không nhận. Sung sướng và có lẫn sự xúc động ông ôm con và tạm biệt nhưng con bé không muốn ba phải đi. Cho đến khi ông hứa làm cho nó một chiếc lược thì nó mới để cho ba nó đi.Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ cùa con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa." Không hiểu con bé “nghĩ ngợi sâu xa” điều gì, chỉ biết rằng khi ông Sáu buồn rầu quay lại nhìn nó - không dám lại gần sợ nó lại bỏ chạy như lần trước - nói: “Ba đi nghe con” thì nó bất ngờ lao đến thét lên: Ba., a... a…ba!". Rồi ôm chặt lấy ông nức nở “Con không cho ba đi”. Đến đây, người đọc mới vỡ lẽ ra rằng Thu thèm được gọi ba như thế nào. “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.". Bé Thu là đứa trẻ giàu tình cảm. Thái độ của bé Thu với ba bây giờ trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà. Song, trái ngược mà vẫn nhất quán. Vì quá yêu ba, quá khao khát được có ba nên khi nhận định không phải ba nó thì nó nhất định không chịu nhận, nhất định không gọi "ba" lấy một tiếng. Cho nên, khi tiếng gọi như xé kia cất lên ta thấy nó thiêng liêng vô cùng. Tiếng gọi ấy càng trở nên thiêng liêng, quý giá bởi đón chờ nó là cả tấm lòng cao đẹp, thương yêu con vô hạn của người cha.
3
2
doan man
14/12/2018 12:57:50
1. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Bản sắc đó thể hiện ở nhiều mặt, nhiều lĩnh vực, được bao thế hệ vun đắp, hun đúc tạo nên sức sống mãnh liệt giúp cộng đồng các dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách để tồn tại, không ngừng lớn mạnh và phát triển bền vững. Nó là niềm tự hào của mọi người dân Việt Nam, là nguồn sức mạnh vô địch bảo đảm cho dân tộc Việt Nam trường tồn, phát triển trong mọi thời đại. Trong chiến tranh giải phóng dân tộc, thanh niên chúng ta đã kế thừa, phát huy cao độ bản sắc văn hóa dân tộc, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thấm nhuần lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, khắc phục mọi khó khăn, chiến đấu và chiến đấu thắng lợi mọi kẻ thù.
Ngày nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa diễn ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, với những biến động phức tạp khó lường đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi thanh niên chúng ta không chỉ có bản lĩnh chính trị vững vàng, mà còn phải tinh thông về văn hóa, tham gia giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong những năm gần đây, phần lớn thanh niên Việt Nam đã phát huy vai trò xung kích trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, họ cũng bộc lộ nhiều hạn chế về nhận thức, về hiệu quả trong thực hiện giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Một bộ phận thanh niên có những biểu hiện sai lệch chuẩn mực giá trị về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. Thực trạng đó nếu không khắc phục kịp thời sẽ làm phai nhạt, xói mòn hệ giá trị chuẩn mực trong bản sắc văn hóa dân tộc, ảnh hưởng không nhỏ đến bản chất, truyền thống của dân tộc. Tình hình đó cũng đặt ra những yêu cầu mới hết sức cấp thiết về lý luận, thực tiễn phải nghiên cứu, luận giải, đề ra những giải pháp mang tính khả thi, bảo đảm cho thanh niên phát huy hơn nữa vai trò người “chiến sỹ văn hóa”.
Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.
Bản sắc văn hóa dân tộc được biểu hiện ở lòng yêu nước nồng nàn, ý trí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc. Lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống. trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì sự ảnh hưởng của nó đến việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là tất yếu khách quan và sự tác động đó tạo điều kiện cho nước ta trong việc mở rộng giao lưu giữa các nền văn hóa, sáng tạo ra giá trị mới, trực tiếp bổ sung, làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc, thông qua sự hội nhập đó cũng kiểm chứng tính bền vững của giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, nâng cao vị thế của đất nước trong khu vực và trên thế giới, hiện đại hóa các phương tiện văn hóa thông tin trong toàn xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự ru nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mỹ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:
Một là,tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức và năng lực giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho thanh niên: đây là giải pháp cơ bản nhằm nâng cao nhận thức, năng lực và hiệu quả hoạt động của thanh niên trong việc tham gia giữ gìn bẳn sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay. Việc thực hiện giải pháp này giúp cho thanh niên nhận thức sâu sắc và đầy đủ quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc. Năng lực và hiệu quả giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phụ thuộc rất lớn vào nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống và giá trị tinh hoa văn hóa dân tộc. Chính trong quá trình giáo dục mà thanh niên chúng ta lĩnh hội được hệ thống các tri thức khoa học trên mọi lĩnh vực, cùng các giá trị và chuẩn mực văn hóa, đạo đức xã hội, bảo đảm cho sự hình thành, phát triển và hoàn thiện những phẩm chất nhân cách cần thiết đáp ứng với những yêu cầu, chức trách, nhiệm vụ và sự phát triển xã hội. Trên cơ sở đó, xác định rõ vị trí, vai trò và nhiệm vụ của tuổi trẻ đối với sự nghiệp cách mạng nói chung, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nói riêng, từ đó ra sức tu dưỡng, rèn luyện nâng cao tinh thần yêu nước, tự tôn, tự hào dân tộc, không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm, trình độ chuyên môn, đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, giữ vững bản chất truyền thống của ông cha đã dày công vun đắp, tạo dựng nên, huy động nguồn trí tuệ tài năng của sức trẻ, cống hiến thật nhiều cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế hiện nay.
Hai là,phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên thông qua các phong trào của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: Với thế mạnh thích tìm tòi, khám phá, để khẳng định mình, cho nên muốn thanh niên trưởng thành phải tích cực đưa họ vào hoạt động thực tiễn để tôi luyện, thử thách bản lĩnh, nâng cao phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Khi được trang bị đầy đủ tri thức và bản lĩnh, họ phát huy hết vai trò của mình đối với quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tổ chức thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ, góp phần quyết định việc giữ vững, phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Để đoàn viên thanh niên phát huy vai trò của mình trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tổ chức đoàn, nhất là đội ngũ cán bộ đoàn là luôn đổi mới về nội dung, phương pháp, gắn hoạt động với các cuộc vận động lớn trên phạm vi cả nước, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả của phong trào đoàn, nâng cao chất lượng đoàn viên thanh niên.
Ba là,thực hiện tốt hoạt động kết nghĩa với đoàn thanh niên địa phương, tích cực nâng cao hiệu quả giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Hoạt động kết nghĩa với thanh niên địa phương là một việc làm rất quan trọng tạo nên sức mạnh to lớn góp phần quyết định làm nên những thắng lợi vĩ đại của dân tộc ta trong lịch sử đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc. Thường xuyên tổ chức các hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc trao đổi giữa các ban chấp hành đoàn nhằm tìm hiểu tình hình, nhiệm vụ và những vấn đề mới nảy sinh ở địa phương, xây dựng kế hoạch phối hợp mặt công tác trong từng giai đoạn, bảo đảm kế hoạch thống nhất, nhịp nhàng và hiệu quả. Đội ngũ cán bộ đoàn trong quá trình phối hợp tổ chức các hoạt động kết nghĩa phải làm sao cho mỗi người thanh niên nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò của họ đối với việc phát triển mọi mặt của địa phương, phải ghi dấu ấn thật sự rõ nét của thế hệ thanh niên thời kỳ hội nhập quốc tế, hoàn thành sứ mệnh và nhiệm vụ lịch sử được nêu trong Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X: Đoàn kết, sáng tạo, hội nhập và phát triển.
Bốn là,xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đấu tranh phòng, chống và làm thất bại âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta. Môi trường văn hóa có vai trò quan trọng to lớn, trực tiếp nuôi dưỡng, phát triển những giá trị của thanh niên chúng ta trong thời kỳ mới, nó góp phần nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tình cảm cách mạng, xây dựng nhân cách con người mới vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, vừa phát huy bản chất truyền thống, góp phần giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc trong hội nhập quốc tế. Môi trường văn hóa phải được coi như là “phên dậu”, như “rào chắn” có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn và “miễn dịch” trước những tác động, ảnh hưởng, xâm nhập và phá hoại của các hiện tượng phản văn hóa của âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình.
Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hy sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×