Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ hình tượng những người lính Tây Sơn trong chiến dịch giải phóng Thăng Long (trích hồi thứ 14 Hoàng Lê nhất thống chí), trình bày suy nghĩ của mình trong khoảng 2/3 trang giấy thi, về những người chiến sĩ đang ngày đên canh giữ biên cương, biển trời tổ quốc

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.553
1
3
Phương Dung
01/06/2018 08:57:22
Tôi sinh ra và lớn lên giữa thời đại hòa bình, lúc đất nước đã vượt qua thời bom đạn đầy đau thương mất mát và đi qua biết bao nhọc nhằn khó khăn của những ngày tháng bao cấp. Thời điểm mà những người lính tiếp tục cùng nhân dân xây dựng đất nước.

Hình ảnh người lính đem con chữ đến những bản làng nghèo xa xôi, thắp lên hi vọng và ước mơ cho những em nhỏ vùng cao, chia sẻ cùng nhân dân những nhọc nhằn, gian khó đã trở thành quen thuộc. Những chiến sĩ đang công tác nơi biên giới ấy, đa phần tuổi đời đều chẳng còn trẻ, vợ con chưa có, bố mẹ đã già, một năm được về phép vài ngày. Có những người mười mấy năm không còn biết đến không khí Tết nơi miền xuôi quê nhà, thoáng thấy những cánh đào lấm chấm nụ, lòng lại dâng lên nỗi nhớ nhà thao thiết.

Tuổi xuân của họ đã dành trọn cho Tổ quốc, nguy hiểm nơi rừng núi biên giới luôn rình rập, nhưng với họ, đáng sợ nhất lại là nỗi cô đơn. Sao tôi cứ hình dung về một nỗi buồn mênh mang khi chiều đông đến, có người lính đứng trên ngọn đồi nhìn xuống bản làng nhà cửa trù phú, khát khao một bữa cơm gia đình, một vòng tay yêu thương ấm áp.

Tôi biết đến những chiến sĩ đang ngày đêm miệt mài và âm thầm cống hiến. Dẫu bữa cơm còn đạm bạc, dẫu đêm đông giá buốt hay mưa gió sấm sét sáng lòa cả một vùng trời, họ vẫn vững vàng và kiên gan cống hiến. Ở nơi xa xôi ấy vẫn thấp thoáng màu hoa thược dược, đồng tiền, mười giờ rực rỡ. Họ trồng hoa, đun ấm chè như sẵn sàng cho bất kì người khách nào bất ngờ ghé thăm…

Ngoài trời đêm đã rất khuya, vẫn còn biết bao người lính đang thầm lặng bảo vệ và gìn giữ sự bình yên cho Tổ quốc. Là nơi đầu sóng ngọn gió ngoài biển Đông, là nơi địa đầu đất nước, là nơi biên giới xa xôi, vẫn có những người lính âm thầm đã ngã xuống, ngay cả trong thời bình. Không còn đạn lạc, chẳng có sốt rét rừng, có những người lính vẫn hi sinh vì cứu một em nhỏ giữa dòng nước lũ, vì bảo vệ một hòn đảo mỗi khi triều lên là chìm sâu trong nước, vì đuổi bắt tội phạm giữa đêm khuya… Trước đây tôi chưa bao giờ hình dung được hiện thực tàn khốc đến nhường ấy, mà giờ đây, khi đứng trước vong linh các chiến sĩ trẻ, lại cảm thấy như chạm vào nơi đau thương nhất của cuộc đời.

Tháng 12 nơi mùa đông miền Bắc gió lạnh tê người, tôi bắt gặp người phụ nữ trẻ, người trở dạ, bố mẹ ở quê xa chưa lên kịp, chồng là bộ đội, cô một mình tự bắt taxi đến bệnh viện. Nhìn ánh mắt cương quyết và nỗi đau cố kìm lại của người phụ nữ ấy, tôi bỗng hiểu đó là sự hi sinh. Có biết bao người phụ nữ đang hi sinh một cách thầm lặng như thế, như hậu phương vững chắc của những người chiến sĩ đang công tác xa nhà? Tôi cảm phục trước sự mạnh mẽ của những người phụ nữ ấy biết bao nhiêu, khi chứng kiến những giọt nước mắt lăn dài của người vợ trẻ mới cưới một anh lính hải quân, chăn gối chưa nồng đã cách biệt cả năm trời.

Nhưng tôi tự hào biết bao vì giờ đây, vẫn luôn có những thanh niên yêu thích các học viện của Quân đội, như niềm khao khát cống hiến cho Tổ quốc, như lòng yêu nước tràn đầy trong tim. Sự cống hiến ấy không hề nhỏ, là cách biệt gia đình, là nơi thao trường huấn luyện nắng đỏ lửa hay trời sương giá, là sẵn sàng chiến đấu khi có nhiệm vụ.

Tôi xúc động khi nghe từng lớp lớp các chiến sĩ hàng ngày hát vang bài ca Vì nhân dân quên mình của người chiến sĩ lục quân Doãn Quang Khải. Những người lính ấy học hát chẳng qua trường lớp đào tạo nào, là cán bộ đại đội dạy cho cán bộ trung đội, cán bộ trung đội dạy cho cán bộ tiểu đội, cán bộ tiểu đội dạy cho từng chiến sĩ, là người đi trước dạy cho người đi sau, là sự truyền lửa không bao giờ lụi tắt, như ý chí và sức mạnh bền bỉ của Quân đội nhân dân Việt Nam, vượt qua mọi gian khó để hoàn thành nhiệm vụ. Bài ca ấy là bài ca thuộc về mỗi người lính.

Lời cuối, xin trích lời bài hát ấy, một bài hát chứa đựng cả 12 điều kỉ luật, 10 lời thề của Quân đội, nói được cả những lời dạy của Bác Hồ và hơn hết là nói lên Quân đội là từ nhân dân, vì nhân dân:

Vì nhân dân quên mình

Vì nhân dân hy sinh

Anh em ơi, vì nhân dân quên mình

Dòng suy tư đưa tôi về với hình ảnh anh vệ quốc quân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp được nhà thơ Chính Hữu khắc họa với một vẻ đẹp giản dị và đầy lạc quan được nêu bật trong tình đồng chí, tình đồng đội keo sơn. Các chiến sĩ làm nhiệm vụ trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết "rừng hoang sương muối" và sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Những chàng trai quả cảm và đầy tinh thần yêu nước phải chống chọi với cái buốt giá của mùa đông nơi núi rừng với "áo rách vai" và "chân không giày".

Trong gian lao, những chiến sĩ ấy vẫn chắc tay súng và "chờ giặc tới" vì các anh luôn vững niềm tin, yêu Tổ quốc và mang trong mình phẩm chất tốt đẹp của người lính Cụ Hồ. Niềm tin tưởng, niềm lạc quan ngời lên từ nụ cười: "chân không giày, miệng cười buốt giá”, cười trong gian lao thử thách và những hiểm nguy của cuộc kháng chiến trường kỳ. Niềm lạc quan ấy không chỉ được sưởi ấm bằng một con tim, một khối óc mà còn được truyền lửa qua các thế hệ người lính và giữa các chiến sĩ trong cùng thế hệ.

Chiến tranh đã lùi xa nhưng những phẩm chất tốt đẹp của người lính Cụ Hồ vẫn còn lưu giữ và nối tiếp qua các thế hệ con người Việt Nam. Và ngày hôm nay, những phẩm chất ấy lại sáng ngời khi các chiến sĩ hải quân thân yêu đang mang trọng trách vẻ vang gìn giữ nền hòa bình cho dân tộc, cho Tổ quốc Việt Nam kính yêu luôn cố gắng làm trọn nhiệm vụ bảo vệ quê hương, đất nước.

Lại một mùa đông đang đến, nơi Trường Sa sương gió, các chiến sĩ ta đang ngày đêm bảo vệ vùng trời Tổ quốc. Bên cạnh những vất vả trong nhiệm vụ và cuộc sống thường nhật trên đảo, khi gió đông về, nỗi nhớ gia đình, nhớ người thân hẳn đang dậy lên trong lòng những người lính đảo.

Tôi chưa một lần đến Trường Sa, chỉ biết nơi đó qua sách địa lý, là quần đảo cách đất liền 250 hải lý về phía đông. Một quần đảo thường xuyên đón những cơn gió mạnh, dông và bão lớn đi qua. Nhất là những ngày cuối năm, thời tiết càng diễn biến phức tạp hơn. Tôi biết đến Trường Sa qua ánh sáng của nhà giàn DK1, ngọn hải đăng bừng sáng chủ quyền lãnh thổ quốc gia, nơi các chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ biển đảo quê hương trong phóng sự "Thắp sáng nhà giàn DK1" của báo Tuổi Trẻ.

Tôi còn biết đến Trường Sa qua gương mặt sạm đen nắng gió của chàng binh nhất Trần Minh Hậu từ đêm cầu truyền hình trực tiếp "Hát về Trường Sa thân yêu, hát về biển đảo Tổ quốc". Sau khi xem xong chương trình ấy, tôi phần nào hiểu được cuộc sống người lính hải quân.

Nhưng ấn tượng sâu sắc hơn cả là khí phách của các anh, vượt lên trên tất cả những thiếu thốn về lương thực và nguồn nước ngọt, vượt qua những cơn lốc xoáy và gió giật mạnh, khi thì rét run người với cái lạnh hay cái nóng rám da của vùng biển đảo.Và trong tất cả những khó khăn ấy, điều khó khăn nhất là các anh phải vượt qua chính bản thân mình. Giữa mênh mông chông chênh của biển khơi, sự bao la vô hạn của không gian khiến người ta cảm thấy chơi vơi và cô đơn hơn bao giờ hết.

Tuy vậy, những người lính ấy đã biến niềm nhớ nhung, niềm yêu thương gia đình thành động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bởi các anh đang ngày đêm đem sự bình yên cho Tổ quốc, cho cả dân tộc, trong đó có người thân của chính các anh. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, những chàng trai không những đem đến niềm tự hào, niềm hạnh phúc cho những người thân yêu mà cả dân tộc cũng hạnh phúc nhờ sự yên bình mà các anh mang lại.

Nhằm động viên và tạo điều kiện cho các chiến sĩ nơi đảo xa sống và làm nhiệm vụ tốt hơn, cứ những độ vào đông, những chuyến tàu tết chở quà từ đất liền ra tặng lính đảo, đủ loại thức ăn từ mọi miền đất nước và đồ dùng thiết yếu cho sinh hoạt, những chuyến tàu ấy còn chở cả tình yêu thương, những lời động viên của đồng bào cả nước.

Cùng với những chuyến tàu tết, còn vô số những hoạt động hướng về biển đảo thân yêu có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng, có cả những hoạt động sôi nổi của tuổi trẻ nước nhà. Tình cờ lướt qua website của Thành đoàn TP.HCM, tôi cảm thấy tiếc khi bỏ lỡ những hoạt động sôi nổi giàu ý nghĩa "Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương".

Tôi mơ ước có thể góp được phần vào những cành mai, cành đào, báo xuân, mứt tết mà các nữ sinh viên Trường đại học Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu gửi tặng các anh.Tôi mong hòa mình vào niềm vui viết bao điều ước và gửi tặng thiệp xuân cho các chiến sĩ của các bạn sinh viên Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM, mong được đồng hành trọn vẹn hơn với cuộc thi do Hội Sinh viên VN phát động "Sinh viên Việt Nam với biển, đảo quê hương".

Đông đang đến mang theo từng cơn gió lạnh, khi chúng ta đang rộn ràng chào đông, rồi hân hoan đón xuân bên gia đình và bè bạn, đừng quên nơi hải đảo xa xôi, trong gió rét, trong nỗi bâng khuâng nhớ nhà, xa quê, có những chiến sĩ vững tay súng ngày đêm để giữ hòa bình cho quê hương. Tuy không thể tham gia chuyến hành trình "Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương" trên chuyến tàu HQ 957 cùng các bạn đoàn viên thanh niên ra đảo thăm các anh, nhưng tôi luôn hướng về các anh - những anh bộ đội thân thương.

"Anh vẫn đêm ngày giữ biển khơi. Thương nhớ sao người chiến sĩ Trường Sa ơi!".

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
0
mỹ hoa
01/06/2018 10:07:35
Cũng giống như bao nhiêu người chiến sĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam khác, những chiến sĩ trong lực lượng hải quân Việt Nam luôn mang trong mình trọn vẹn một lời thề đó là “trung với Đảng ,hiếu với dân ,sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập dân tộc ,vì chủ nghĩa xã hội,nhiệm vụ nào cũng hoàn thành khó khăn nào cũng vượt qua ,kẻ thù nào cũng đánh bại” . Họ là những con người nắm giữ nhiệm vụ bảo vệ vùng biển và hải đảo thiêng liêng của tổ quốc,ý thức được trách nhiệm to lớn mà tổ quốc và nhân dân giao phó ,mỗi người chiến sĩ hải quân luôn đề cao cảnh giác ,giữ vững tay súng để giữ vững bình yên chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Các anh vẫn ngày đêm giữ vững tay súng canh gác biển trời Việt Nam.
Người chiến sĩ hải quân Việt Nam là những chiến sĩ anh hùng ,bởi vì họ sinh ra trên một mảnh đất của một dân tộc anh hùng, thừa hưởng những truyền thống yêu nước và kinh nghiệm đấu tranh kiên cường của cha ông để lại,và đặc biệt từ thưở trong nôi họ đã được nghe những lời ru ầu ơ của người mẹ ,đồng thời là lời nhắn nhủ của mẹ dù có chuyện gì đi nữa thì con vẫn là con của mẹ ,là công dân của dân tộc này và mong rằng người con thơ hay sống nên người và cống hiến công sức nhỏ bé của mình để bảo vệ dân tộc,vì vậy qua bao cuộc chiến tranh ,bao thăng trầm của lịch sử họ vẫn giữ được bình yên chủ quyền biển đảo của dân tộc.
Để bảo vệ chủ quyền cho dân tộc,người lính hải quân họ đã phải hi sinh và đánh đổi rất nhiều ,đã có biết bao chiến sĩ đã phải ngã xuống giữa biển trời mênh mông ,bao người phải xa sự yêu thương đùm bọc của gia đình ,xa vợ con ,để lại ở những người thân của họ nơi đất liền một nỗi nhớ khôi nguôi ,nhưng nỗi nhớ ấy chỉ là một phần đằng sau niềm tự hào của gia đình về những người con của họ đang mang trên vai một nhiệm vụ của dân tộc và họ lên đường theo tiếng gọi của tổ quốc ,theo sự chăn trở của con tim rằng mình đã làm được gì cho tổ quốc thân yêu của mình.
Dẫu biết rằng sẽ có gian khổ kho khăn ở nơi đầu song ngọn gió này ,nhưng trong tim mỗi người chiến sĩ hải quân họ không cảm thấy nhụt lòng mà càng thấy thêm tự hào về công việc mà mình đang làm .
Đồng thời những người lính hải quân họ muốn nhắn nhủ với đất liền rằng nơi đảo xa ,biển xa này họ không cô đơn mà cảm thấy rất ấm lòng và hạnh phúc vì luôn bên họ là sự yêu thương của cả dân tộc này với mình .Hơn nữa họ cũng hứa với cả dân tộc Việt Nam này họ sẽ chiến đấu hi sinh quên mình để bảo vệ chủ quyền biển đảo của tổ quốc.Và mọi người ở đất liền hãy yên tâm mỗi khi nhìn về biển xa
Và chúng tôi những người đang sống và chiến đấu ở đất liền sẽ hứa với các anh những người lính hảsi quân rằng ,chúng tôi cũng sẽ cống hiến hết mình để cùng các anh dựng xây quê hương đất nước này ngày càng giàu đẹp văn minh hơn.
1
3

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×