Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ nhân vật Vũ Nương, suy nghĩ của em về người phụ nữ xưa và nay

2 trả lời
Hỏi chi tiết
2.662
1
0
Banana
09/05/2018 15:28:40
“Chuyện người con gái Nam Xương” là một câu truyện trích trong “Truyền kì mạn lục” của nhà văn Nguyễn Dữ. Đây là một câu chuyện dân gian. Đây là tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Dữ. Tác phẩm đã thể hiện cho ta thấy một các rõ ràng những bất công của xã hội xưa. Câu chuyện đã khắc hoạ rõ nét số phận của người nông dân nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng lúc bấy giờ. “Chuyện người con gái Nam Xương đã thể hiện một cách đầy đủ sự tàn bạo và những lễ giáo cổ hủ của thời phong kiến. Tác phẩm kể về nhận vật người phụ nữ Vũ Thị Thiết. Nàng là một người con gái quê ở Nam Xương, nên còn được gọi là Vũ Nương. Nàng là một người con gái xinh đẹp, phẩm hạnh đoan trang. Nàng được Trương Sinh cưới về làm vợ. Chồng nàng là con của một gia đình giàu có, nhưng ít học và tính đa nghi. Trương Sinh luôn nghi ngờ và đề phòng vợ mình. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những bất hạnh của Vũ Nương sau này. Trái ngược với người chồng ích kỉ, đa nghi, Vũ Nương là một người phụ nữ đảm đang, thủy chung, hiền lành, tốt bụng. Vũ Nương luôn ước muốn một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Do đó, nàng lúc nào cũng giữ kẽ, luôn nói năng chừng mực và chăm sóc gia đình cẩn thận. Một lòng yêu thương chồng, khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương liền gửi gắm: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.” Quả thật, Vũ Nương một lòng yêu thương và hi sinh cho chồng. Nàng không mong chồng chiến công trở về, để nàng được vinh hoa phú quý. Mà trước sau, Vũ Nương chỉ mong chồng được bình yên mà quay về. Đây chính là tấm lòng người phụ nữ thủy chung, sắc son. Và đây cũng chính là tấm lòng chung của người phụ nữ xưa dành cho chồng của mình. Đứng trước tấm lòng này, hẳn ai cũng sẽ phải xúc động mà rơi lệ. Không những thế, Vũ Nương còn là một nàng “dâu hiền”. Khi chồng đi lính, nàng vẫn không quên chu toàn bổn phận của người làm dâu. Nàng một tay chăm sóc gia đình nhà chồng cẩn thận. Một lòng phụng dưỡng mẹ chồng, không một lời than trách. Thậm chí, lúc Trương Sinh đi lính, là lúc nàng đang trong thời kì thải sản. Vậy mà, nàng cũng không một lời trách móc oán than. Nàng vẫn cứ một lòng hi sinh cho gia đình, một mình sinh con, nuôi con và tận hiếu với mẹ chồng. Đến khi mẹ chồng nàng vì nhớ con mà qua đời, nàng cũng lo ma chay chu tất. Thắng trận trở về, Trương Sinh dẫn con trai – bé Đản ra thăm mộ mẹ mình. Nhưng đứa trẻ lại không nhận cha và bảo ông không phải cha Đản, cha Đản ngày nào cũng tới, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi nhưng không bao giờ bế Đản cả. Nghe lời con trẻ, Trương Sinh liền nghĩ vợ Thất Tiết. Sau đó, mắng chửi và đánh đuổi mặc cho Vũ Nương giải thích. Quá tủi nhục và để chứng minh cho sự trong sạch của mình, nàng liền nhảy sông Hoàng Giang để tự tử. Một lần, khi đang ngồi với con, đứa trẻ chỉ tay vào cái bóng bảo đó là cha Đản, lúc ấy, Trương Sinh mới biết Vũ Nương bị oan. Qua câu chuyện này, ta đã thấy được sự bất công và nỗi oan của Vũ Nương. Đây cũng thể hiện cho số phận của người phụ nữ thời kì phong kiến. Chế độ bất bình đẳng “trọng nam kinh nữ”, độc ác và tàn nhẫn đã đẩy Vũ Nương vào cái chết. Dù nàng là một người phụ nữ đoan trang, hiền thục, nhưng vẫn phải chịu khinh ghét của xã hội bằng một việc không bằng chứng. Và cuối cùng, phải tìm đến cái chết để mình oan. Số phận mất tự chủ, bị đọa đầy và chịu nhiều bất công chính là số phận chung của người phụ nữ lúc bấy giờ. Tuy nhiên, dù số phận đau thương, Vũ Nương vẫn giữ được phẩm chất đầy cao thượng của mình. Một người phụ nữ thủy chung, có tình có nghĩa. Khi chết đi, vốn đã được tiên cứu và sống trong thủy cung tráng lễ. Nhưng nàng vẫn luôn thương nhớ chồng con và quê hường. Đồng thời, nàng cũng vẫn đau khổ vì nỗi oan không lời giải của mình. Tuy nhiên, sau khi Trương Sinh giải oan cho mình, nàng vẫn không quay về. Nguyên nhân là do ơn nghĩa của Linh Phi – người cứu nàng, và cũng là do cuộc sống trần gian của nàng đã không còn. Dù đàn giải oan đã lập, nhưng tình cảm không còn, hạnh phúc cũng không thể lấy lại được. Có thể nói, sự ra đi này của Vũ Nương cũng thể hiện sự đấu tranh với xã hội đầy bất công. Đây là ước muốn của tác giả, và cũng là ước muốn chung của người phụ nữ khi xưa. Đó là đấu tranh vì sự công bằng và tự do của người phụ nữ. Sự dứt áo của Vũ Nương là lời cảnh tỉnh với chế độ phong kiến lúc bấy giờ. “Chuyện người con gái Nam Xương” đã khắc hoạ một cách rõ ràng tính cách, phẩm chất cũng như số phận của người phụ nữ lúc bấy giờ tài giỏi nhưng bạc mệnh. Bằng cách kể chuyện tài tình, Nguyễn Dữ đã khắc hoạ cho ta một hình tượng người phụ nữ điển hình của xã hội lúc bấy giờ. Một người phụ nữ xinh đẹp, phẩm hạnh đoan trang. Nhưng vì những định kiến, bất công của xã hội, mà họ không nhận được hạnh phúc thật. Câu chuyện vừa đánh giá cao phẩm hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nhưng cũng phê phán xã hội đương thời quá khắc khe và vùi dập người phụ nữ đến con đường cùng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
09/05/2018 15:43:50
Những người phụ nữa và nay luôn những người phụ nữ có tài có sắc (thân em vừa trắng lại vừa tròn, bảy nổi ba chìm với nước non), có phẩm chất cao đẹp như bà Tú tông Thương vợ của Tú Xương (Quanh năm buôn bán ở mom sông _ Nuôi đủ năm con với một chồng).
Tuy vậy nhưng thân phận của những người phụ nữ này lại vô cùng nhỏ bé, cuộc đời của họ long đong lận đận. Họ phải sống trong một chế độ xã hội phong kiến lạc hậu, trọng nam khinh nữ, người phụ nứ không có chỗ đứng và địa vị trong xã hội vì vậy mà những người phụ nữ có tài như HXH thường không được coi trong đồng thời việc làm của một người vợ thường ít được người chồng cảm thông dù cho quanh năm lam lũ vất vả nuôi chồng nuôi con chăm sóc cho gia đình luôn được yên ấm dù mình có phải chịu thiệt thòi
Từ đó ta cũng thấy được bản lĩnh của người phụ nữ xưa. Đối với HXH thì đó chính là bà đã dám thách thức tất cả mọi thứ, cả trời đất, cả thiên nhiên và cả với chính duyên phận của mình cũng như bà dám thể hiện quan điểm của mình thông qua những vần thơ đầy tính nghệ thuật này...Trong khi đó, Bà Tú lại lài một người mẹ hiền, một người vợ đảm. Vì chồng vì con, bà sẵn sàng làm thay cả việc nặng nhọc mà đáng ra người đàn ông phải là người gánh vác, bà phải làm việc trong hoàn cảnh đầy khó khăn, cực khổ, phải làm dưới một điều kiện bấp bênh (mom sông) cà phải " eo xèo mặt nước " buổi đò đông. Bà như con cò trong ca dao, lam lũ vất vả bươn trải để nuôi chồng nuôi con...
Phụ Nữ Nay:
Có người cho rằng với phái nữ thời nay, khái niệm cổ lỗ phong kiến này không xài được nữa. Nhưng cũng có người khi nói đến sự hoàn thiện của "một nửa nhân loại" vẫn nhắc đến "công thức" Tứ đức này.
Suy cho cùng, bốn đức tính xa xưa đó từ thời cụ Khổng vẫn thích hợp nếu hiểu theo nghĩa rộng trong thời đổi mới này.
Trước kia, người phụ nữ được tiếng là nề nếp phải chăm lo cho tốt công việc tề gia nội trợ, tức là xếp đặt việc nhà cho ngăn nắp, chỉn chu, coi sóc điều hành mọi việc trong nhà sao cho êm đẹp, cơm lành canh ngọt cho chồng cho con. Từ chuyện tay hòm chìa khoá quản lý chi tiêu, sắm sửa vật dụng, rồi lo giỗ chạp quanh năm đến việc may vá thêu thùa...
Cái nết đánh chết cái đẹp
Có lẽ tất cả chúng ta đều đã hiểu cái nghĩa nôm na, thông thường nhất của bốn chữ này. Nhưng chúng ta không nên (mà chắc là cũng không thể) quá khắt khe xét về từng mặt. Cũng như không nên cho rằng tứ đức này quá khắc khổ, quá lý tưởng đến nỗi chỉ có một số rất ít những người cực hoàn hảo mới có được, mà nên hiểu nó một cách đơn giản, dung dị hơn.
Xưa kia, tôi chứng kiến cha tôi dạy chữ Công cho chị tôi với suy nghĩ hạn chế là chị sẽ trở thành "bà nội tướng" chỉ vùng vẫy, tung hoành trong nhà mà thôi. Cha đã mất, giá như thời nay, chắc cụ sẽ nghĩ khác đi nhiều. Người phụ nữ ngày nay đâu còn quanh quẩn trong nhà nữa. Họ gánh vác công việc xã hội chẳng kém gì đàn ông, có những mặt còn vượt hơn đàn ông.
Công phải hiểu rộng hơn với những nhà giáo, thầy thuốc, nhà văn, nhà báo, những nữ doanh nghiệp và những nhà lãnh đạo... Công cũng phải tính đến công việc của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu nữ ngày đêm thầm lặng, miệt mài với những sáng chế, phát minh.
Đáng kính nể là ngoài công việc quản lý xã hội, họ vẫn đảm đương vai trò của họ trong gia đình, thực hiện thiên chức làm mẹ, làm vợ của người phụ nữ. Điều này thật không dễ, vì thời gian 24h/ngày của phụ nữ cũng chỉ dài đúng bằng 24 tiếng của nam giới.
Và nếu công việc buộc họ phải đi đây đi đó nhiều mà vẫn thu xếp lo toan được việc nhà, nuôi dạy được con cái, thì họ quả là đã nâng một trong Tứ đức của phụ nữ lên một tầng cao mới.
Khi tôi lẩm cẩm đem câu chuyện Tứ đức thời nay ra hỏi bọn trẻ, những cô cậu thanh niên vừa mới bước vào "đầu 2" của tuổi tác, thì tôi thật ngạc nhiên vì chúng đã không cười cợt hay khó chịu, lại cũng tham gia bàn luận mỗi người một ý. Một cô cháu gái tư lự: "Vì người xưa có nói: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, nên phải chăng Hạnh vẫn là tiêu chuẩn khó đạt nhất?"
Và có lẽ khi nói đến chữ Hạnh này thì nhận thức giữa những người trẻ tuổi với các bậc cao niên vẫn có những sự khác biệt nhất định.
Điều này đúng với một số trường hợp, nhưng không phải đa số, vì rất nhiều người trẻ tuổi biết rõ giá trị của mình, biết tự bảo vệ mình, bảo vệ tình yêu thực sự mà không đến mức phải khép mình lại "nam nữ thụ thụ bất thân"...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư