Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ phong tục chơi câu đối ngày Tết trong bài thơ Ông Đồ, em có suy nghĩ gì về phong tục tốt đẹp của dân tộc ta trong dịp Tết cổ truyền trình bày thành 1 chuỗi câu khoảng 2/3 trang giấy

9 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
11.239
16
10
Học tốt là số 1
02/02/2018 14:48:58
Qua bài thơ '' Ông đồ'' thì ta thấy: Ngày xưa, đối với những người dân miền Bắc thì tục chơi chữ trong những ngày Tết là không thể thiếu. Bởi thế, phong tục này rất được mọi người yêu thích, ưa chuộng. Họ đều cố gắng xin cho gia đình mình một câu đối đỏ từ những ông đồ để về nhà treo với mong muốn gia đình an khang thịnh vượng. Còn ngày nay, tục chơi chữ gần như đã bị lãng quên. Các ông đồ ngày xưa vốn là tâm điểm thì nay cũng bị lu mờ dần bởi những người hiểu biết tiếng Hán ngày càng ít dẫn đến tục treo câu đối đỏ dần bị mất đi.
Quê hương tôi tuy không ở miền Bắc nhưng trong suy nghĩ của tôi thì để có một cái Tết trọn vẹn thì phải cần ba thứ: bánh chưng, câu đối đỏ và hoa đào ( ở miền Nam là hoa mai). Với bánh chưng thì miền Nam cũng có đấy nhưng câu đối đỏ thì không. Vì thế, nó là một trong hai biểu tượng trong ngày Tết ở miền Bắc ( ngoài câu đối đỏ thì còn có hoa đào). Đối với tôi, tuy chưa từng thấy tận mắt những câu đối đỏ nhưng qua bài thơ '' Ông đồ'' thì tôi thấy nó vô cùng có giá trị bởi nó được viết từ những người tri thức - ông đồ. Ngày nay, do công việc quá bận rộn, cuộc sống vẫn phải vật lộn để mưu sinh nên tiếng Hán và thư pháp cũng ít được trau dồi, ít người học tiếng Hán nên cũng kéo theo tục chơi chữ ngày càng bị lãng quên. Cảm giác tiếc nuối và buồn bã là điều không thể tránh khỏi. Một phong tục đẹp như thế rồi một ngày nào đó có thể bị xóa bỏ theo thời gian. Tôi cũng cảm nhận được nỗi buồn của ông đồ. Nếu như bây giờ ta không làm gì để bảo vệ truyền thống này thì đến một lúc nào đó ta nhận ra cũng đã muộn rồi. Hiện nay, nhà nước có một số chính sách giữ gìn tục chơi chữ. Muốn những câu đối đỏ được treo ở mọi nhà, phong tục chơi chữ được phát triển thì mọi người dân phải có ý thức gìn giữ cũng như phát triển truyền thống này ngày càng tốt đẹp hơn. Đặc biệt, các bạn trẻ ngày nay cũng phải hiểu được phong tục có ý nghĩa và giá trị. Xã hội có phát triển được hay không thì công việc trước tiên đó là bảo vệ nét văn hóa của dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
12
3
Học tốt là số 1
02/02/2018 14:49:22
Thời xưa:Tục chơi chữ thịnh hành,là một nét văn hóa không thể thiếu khi Tết đến xuân về,một thú chơi tao nhã.
Ngày nay:Tục chơi chữ đang dần mai một trong đời sống ngày nay vì số người hiểu biết tiếng Hán càng ngày càng ít
Đoạn văn
Ngày Tết, trong mỗi gia đình Việt Nam thường không thể thiếu những món ăn vật chất lẫn tinh thần đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc như:
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh
Đặc biệt là câu đối đỏ, ngày Tết dù có bận đến trăm công nghìn việc, ai cũng tự tặng cho mình một câu đối, để cầu tài, cầu lộc, an khang thịnh vượng suốt một năm trời.Người Việt xưa thường có thú chơi tao nhã là thói quen xin chữ để gửi gắm những mong ước, khát vọng an lành. Đó là chữ nho, thứ chữ tượng hình giàu ý nghĩa. Học, hiểu được chữ nho đã khó, viết được cho thật đẹp lại càng khó hơn. Ngày nay,do sự bận rộn của cuộc sống,thú vui tao nhã ấy ngày càng bị mai một đi. Tuy nhiên, giữa cuộc sống xô bồ, nhộn nhịp, nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc vẫn còn tiềm ẩn và luôn được nâng niu, giữ gìn. Những năm gần đây, cứ mỗi độ Tết đến xuân về, nhiều gia đình đã chú ý chọn mua những câu đối đỏ, những bức thư pháp treo trong nhà để cầu an, cầu lộc. Thỉnh thoảng, bên hè phố chúng ta vẫn gặp những thanh niên trong trang phục áo the, khăn đóng hay những ông đồ nho thảo những nét bút “Phượng múa rồng bay” trên giấy điều đỏ thắm. Đấy quả là tín hiệu đáng mừng để tìm về một giá trị văn hóa cổ truyền đã bị lãng quên. Hy vọng rằng những câu đối đỏ, những bức thư pháp, những con chữ ấy sẽ hồi sinh và bay lên trong niềm hân hoan của mọi nhà.
10
2
Học tốt là số 1
02/02/2018 14:49:44
Qua bài thơ "Ông Đồ" em hiểu về tục chơi chữ là tục của con người Việt Nam về những câu đối đỏ của ông Đồ thường có vào dịp tết xưa. Nhưng tết nay không còn nhiều.

Em thấy đó là một truyền thống tuyệt vời đối với người Việt ta. Những nét chữ "Rồng bay phượng múa" của các ông Đồ sẽ được đọng lại trong mỗi ký ức khi mà chúng ta ngắm nhìn một lần. Lúc các ông Đồ bắt đầu viết những nét chữ đầu tức là lúc Tết gần đến và khi ông Đồ chấm hết các nét chữ là lúc chúng ta đã bước sang một tuổi mới. Như vậy, có thể xem tục chơi chữ là chiếc đồng hồ để theo dõi thời gian tốt nhất vào dịp tết đến. Như mọi người đã quên lãng mất đi "chơi chữ" cũng là một truyền thống mà dường như "chơi chữ" đã mất đi trong thời đại hiện nay. Thay vào đó là những trò chơi vô bổ và đã được ngăn cấm như "Đốt pháo"... Em nghĩ chúng ta nên xây lại tục chơi chữ để không đánh mất "chiếc đồng hồ" quý giá cũng như là một phong tục tuyệt vời cho đất nước.
11
1
Học tốt là số 1
02/02/2018 14:50:05
Cho chữ, xin chữ đã trở thành một phong tục của người Việt Nam ta, gắn liền với thú chơi chữ tao nhã, thanh cao. Trước đây, cứ mỗi dịp Tết, ai ai cũng muốn có một đôi câu đối đỏ hay một vài chữ nho để treo trong nhà cũng như cầu may vậy để năm sang sẽ được may mắn, an khang-thịnh vượng. Chữ Nho là gì? Chữ nho hay còn gọi là chữ Hán đó là một loại ngôn ngữ mà chúng ta vay mượn của nước Trung Quốc, được truyền tụng bởi lịch sử của nước ta. Còn bây giờ, đâu ai hay biết rằng cái '' thú chơi'' đó, sự may mắn đó lại hao hụt đi theo thời gian và biến đổi cùng sự phát triển của xã hội. '' Phố ông đồ xin đừng biến thành cái chợ'' đó là tiêu đề của một thông tin mà tôi được đọc. Thật hiếm khi các ông đồ tụ tập với nhau, cùng trao nhau những câu đối, những cái chữ mà xuất phát từ cái tâm. Hình ảnh ông đồ già mặc áo the, bày mực tàu và giấy đỏ luôn luôn thành tâm trao chữ cho mọi người qua lại. Họ viết bằng cái tâm, bằng những nét chữ '' phượng múa rồng bay'' của họ, bằng những gì ông cha ta lưu truyền lại được cho họ chứ không phải những ''anh đồ trẻ'' viết thư pháp chữ quốc ngữ hiện đại nhằm mục đích chỉ mong kiếm tiền từ nghề bán chữ. Đó là một truyền thống cao quý và thiêng liêng mà sao tôi tự hỏi truyền thống đó lại phải mai một theo năm tháng và theo thời gian như vậy. Hoàn toàn sai nếu con người Việt Nam cứ chạy theo thời gian, bận rộn mà không quan tâm tới những truyền thống quý báu lâu đời của dân tộc. Cho dù xã hội thay đổi ra sao thì những ông đồ sẽ vẫn ngồi đó, mong sao con cháu mình hiểu được và không lãng quên truyền thống tươi đẹp này.
2
6
Học tốt là số 1
02/02/2018 14:50:30
Xua , co ong do gia , co dong doi do , co bao nguoi xem.
Nay tam biet ki uc voi bao noi buon ben canh ong do.
Do chinh la xa hoi cua chung ta , xa hoi voi bao con nguoi nhan tam bo roi truyen thong choi chu ngay xua. Theo thoi gian , truyen thong choi chu gioi cchi con la di van . Truyen thong do da tan tui , bi vui lap duoi hang nguoi vo tam . Truyen thong choi chu mat di , thi ong do cung khong con . Hien nay , co le it ai thay duoc ong do gia , it ai thay duoc net ¨chu nho ¨ cua ong . Nho giao cung theo truen thong ma bay xa , ong do cung vay . Ong buon vi minh khong the mang hanh phuc den cho moi nguoi nua , ong buon vi chu nho da bien mat . Gio day ! Tet den , chac ta khong con thay duoc ong do nua. Nett ve rong bay cua ong da vui lap theo lop la kho , la tan . Chung ta phai tim cachh de giu cho truyen thong nay mai mai ko phai mo, mai khong phai mo.
3
3
Học tốt là số 1
02/02/2018 14:50:52
Ngày xưa, khi chữ nho còn được coi trọng, nhà nhà ai cũng treo câu đối đỏ. Ông đồ cũng vì thế mà được nhiều người thuê viết câu đối để trang trí nhà cửa trong ngày Tết. Có lẽ đó chính là điều mà ông đồ cảm thấy hạnh phúc nhất, coi đó là niềm tự hào mà không gì có thể thay thế được. Hoa tay ông thảo những nét "như phượng múa rồng bay" được bao người "tấm tắc ngợi khen tài". Nhưng kể từ chế độ thi cử phong kiến bị bãi bỏ, chữ nho không còn được trọng, ông đồ bỗng nhiên trở thành người "lỡ nhịp" giữa cơn bão đô thị hóa, như theo cách mà tác giả Vũ Đình Liên đã nói: "Hình ảnh ông đồ chỉ còn là cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn". Câu đối là một trong những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, nhưng ngày nay mấy ai còn nhớ đến nó. Sự lãng quên của kiếp người khiến câu đối trở nên lu mờ dần theo thời gian. Mong sao cho thế hệ chúng ta và cả những thế hệ sau này- những mầm non tương lai của đất nước sẽ tìm cách để bảo tồn, giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu này.
+3
4
3
Học tốt là số 1
02/02/2018 14:51:19
Từ xưa đến nay,có rất nhiều truyền thống của dân tộc vẫn được lưu truyền mãi,thế nhưng ít ai biết rằng,chúng ta đã lãng quên đi một truyền thống đó là xin chữ đầu năm-một tục lệ mà xưa kia rất phổ biến,được người dân ưa chuộng.Nếu trước đây,người người đứng xếp hàng đề xin một chữ của ông đồ thì bây giờ,ông đồ ngồi đấy,viết chữ,treo lên,chỉ để người qua đường ngắm,ai còn nhớ đến việc đi xin lấy cái chữ đó về treo trong nhà chứ?Nếu như trước đây,xung quanh ông bao người vây tới,"tấm tắc ngợi khen tài",thì bây giờ,mọi người lạnh lùng bước qua ông,có ngó thì chỉ ngó những bức tranh rồi nói "nhìn cũng đẹp đấy",đẹp thì đẹp thật,nhưng mấy ai hiểu được ý nghĩa của nó?.Và rồi ông đồ bỗng trở nên trầm ngâm,tĩnh lặng trong bức tranh "ngoài trời mưa bụi bay",hình ảnh ông phai nhạt rồi biến mất,vì đâu ai quan tâm ông?.Qua bài thơ"ông đồ",chúng ta thử liên tưởng nếu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc cứ lần lượt ra đi như vậy,thế giới này đâu còn tình thương?.Đâu ai biết mình đã sinh ra từ đâu và lớn lên như thế nào?,chúng ta không còn giáo dục nhân cách qua duy trì những truyền thống quý báu ấy thì biết phải làm gì khác?.Hiện nay,đất nước đang trong thời kỳ phát triển,rất nhiều văn hóa nước ngoài du nhập,bao trò ăn chơi sa sỉ được bày ra,phần lớn là từ giới trẻ,họ cứ mãi chìm đắm vào cái thế giới công nghệ,thế giới ảo,mạng xã hội.Họ vô cảm với mọi thứ xung quanh,đây là hiện tượng hòa tan trong quá trình hòa nhập.Cứ tiếp tục,họ sẽ dần đánh mất bản sắc riêng cuả nước mình.Tục xin chữ đầu năm không chỉ mang ý nghĩa về mặt tâm linh,nó giúp chúng ta hòa nhập với cộng đồng tốt hơn,giúp cho mối quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn.Mặt khác,ông đồ là những ông cụ tuổi đã già,họ đi bán,đi cho cái chữ đầu năm là để trang trải cuộc sống bản thân hay chỉ đơn giản,họ muốn lưu truyền tục lệ tốt đẹp từ ngàn xưa nay.Họ muốn được nhìn thấy mọi người cười vui,vây quanh để bớt cô đơn...
4
2
Học tốt là số 1
02/02/2018 14:51:38
Qua bài thơ "Ông đồ" ta có thể thấy rõ được thú chơi chữ được thịnh hành đến như thế nào ở thời xưa. Cứ mỗi khi đến tết, nhà nhà lại đến với ông đồ, xin những nét chữ "phượng múa rồng bay" của ông để lấy cái lộc về nhà, mong cho một năm mới phát tài và gặp nhiều vận may. Đó cũng chính là niềm hạnh phúc nhất của ông đồ, và không gì có thể thay thế được nó. Nhưng từ khi chế độ phong kiến bị suy yếu dần và bị bãi bỏ, ông đồ trở nên "lạc hậu" và thú chơi chữ không được thịnh hành như những ngày xưa. Chơi chữ chính là thú vui có giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, nhưng ngày nay mấy ai còn nhớ đến nó. Những câu đối đang dần bị lãng quên theo thời gian. Mong sao cho những thế hệ mai sau hãy giữ gìn lấy phong tục này.
5
6
Quỳnh Anh Đỗ
02/02/2018 19:58:56

Những cơn gió yếu ớt cuối mùa đông đang nhè nhẹ thổi qua từng kẽ lá, từng làn ánh nắng ấm áp xua tan đi cái giá băng lạnh lẽo còn sót lại của mùa đông. Làn hơi ấm dịu dàng xuyên qua vạn vật, mang lại một sức sống mới. Từng cánh én bắt đầu xuất hiện trên bầu trời, cỏ cây thay màu áo mới, muôn hoa nở rộ khoe sắc đua hương chào đón mùa Xuân về. Mỗi độ Xuân về mang theo một cái gì đó thật tươi mới, đi cùng với những cảm xúc hân hoan và niềm khao khát cháy bỏng. Mùa xuân là mùa của niềm tin, mùa của hy vọng, thắp lên trong lòng người ngọn lửa ngày mai. Trong không khí rạo rực ngày xuân, những người con đất Việt lại náo nức chuẩn bị đón một cái Tết cổ truyền đầy ý nghĩa và thiêng liêng – Tết Nguyên đán, hay còn gọi là tết Âm lịch, Tết ta.

Đã từ rất lâu trong đời sống văn hóa của người Việt, Tết Nguyên đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống, là một thời khắc thiêng liêng giao thời giữa năm cũ và năm mới. Với những đặc trưng riêng, Tết Nguyên đán Việt Nam tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân-hạ-thu-đông. Tết còn là dịp để mọi người trở về bên gia đình, về với người thân, tìm về với cội nguồn đã sinh thành… Ông cha ta quan niệm rằng ngày Tết đầu xuân là cơ hội để mọi người cùng trở về đoàn tụ với gia đình, tri ân với tổ tiên, rũ bỏ những cái không hay không đẹp của năm cũ và để chuẩn bị cho một khởi đầu mới tốt đẹp hơn.

Tết cổ truyền của chúng ta mang đậm nét Văn hóa Việt – Văn hóa Á Đông với nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Nguyên nghĩa của Tết chính là “tiết”. Do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã phân chia thời gian trong mọt năm thành 24 tiết khí khác nhau, và ứng với mỗi tiết khí có một thời khác “giao thừa”, trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên đán sau này được biết đến là Tết Nguyên đán.

Từ Bắc vào Nam, ánh nắng ấm áp dịu dàng tràn đầy sức sống của mùa Xuân khiến cho mọi hoạt động trở nên sôi nổi hơn, không khí chuẩn bị đón Tết thật náo nhiệt trên khắp các con đường quê hương. Trươc đây, Tết là những ngày hội tưng bừng kéo dài nhiều ngày, thế nên mới có câu “Tháng một là tháng ăn chơi”. Những gì đẹp nhất, ngon nhất và tốt nhất đều được dành cho những ngày Tết. Với quan niệm trong ngày Tết tất cả mọi thứ phải thật sớm và thật mới, thế nên trước khi Tết đến mỗi thành viên trong gia đình cùng nhau chuẩn bị để đón năm mới. Cả nhà cùng nhau sửa sang, quét dọn, trang trí nhà cửa, mua hoa, sắm đồ, sắm thức ăn,… một không khí thật vui vẻ và ấm cúng. Từ xưa đến nay, chợ Xuân vẫn luôn đậm chất Việt, một nét đẹp chân chất mộc mạc dân giã và bình yên như vẫn còn nguyên vẹn đó. Ai ai cũng muốn đi chợ cuối năm để mua sắm, những em thơ vui mừng vì được quần áo mới, người bán người mua thì nhộn nhịp, còn có cả những cụ già đi xem cảnh đông vui của chợ Tết. Chợ bán rất nhiều hàng, nhưng nhiều nhất là các mặt hàng phục vụ cho tết Nguyên đán, như lá dong để gói bánh chưng, gạo nếp, gà trống, các loại trái cây để thờ cúng, và điều đặc biệt không thể thiếu là những cành hoa mai, hoa đào rực rỡ màu sắc. “Cứ mỗi năm hoa đào nở, lại thấy ông đồ già”, đây là nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc trong những ngày chợ Xuân, hình ảnh Ông đồ ngồi viết tứng nét chữ thanh đậm mềm mại lên tờ giấy đỏ, với những câu đối sẽ mang lại niềm vui và nhiều may mắn trong năm mới. Công việc sửa soạn cho ngày Tết của người Việt thường bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, đây cũng là ngày cúng ông Táo (Táo Quân). Theo quan điểm của người Việt thì ông Táo là thần bếp trong nhà và là người ghi chép tất cả những việc làm của con người trong năm cũ để cuối năm lên Thiên đình báo cáo với Ngoc Hoàng. Thông thường hàng năm, lễ cúng ông Táo được làm vào trưa hoặc chiều ngày 23 tháng Chạp. Lễ cúng gồm có hương, nến, hoa quả, vàng mã và hai mũ đàn ông, một mũ đàn bà kèm theo ba con cá chép. Hiện nay, một số gia đình ở nông thôn vẫn còn giữ gìn phong tục dựng cây nêu, trong khi ở thành phố thì phong tục này đã bị dần lãng quên. Cùng với sự vận động của cuộc sống, giờ đây không hề ít người thay đổi quan niệm trong ngày Tết, cũng như ông cha ta thường nói là “ăn Tết”, nhưng đến bây giờ mọi người lại gọi là “nghỉ Tết”. Có lẽ đó cũng là một điều tất yếu khách quan, trước đây khi mà cuộc sống còn khó khăn thì Tết là một ngày hội lớn để ăn mừng, thể hiện sự khao khát ấm no, hạnh phúc; nhưng hiện nay, nước ta đang ngày càng phát triển và hội nhập quốc tế, khi cuộc sống vật chất đã đầy đủ, khi mà con ngươi hàng ngày bị cuốn vào nhưng công việc bận rộn của cuộc sống đời thường, thì Tết có lẽ là một cơ hội tốt để nghỉ ngơi và thư giãn sau chuỗi ngày làm việc mệt nhọc.

Nước ta gắn liền với nền nông nghiêp lúa nước lâu đời, vậy nên một món ăn truyền thống từ ngàn đời xưa đến nay không thể thiếu trong ngày Tết chính là “bánh chưng”! Bánh chưng được xem là bánh truyền thống, đặc trưng cho phong tục ăn uống ngày Tết ở Việt Nam, nó còn được gắn liền với sự tích cổ của các vua Hùng, tổ tiên của người Việt. Trong những ngày Tết bánh chưng được dùng để thờ cúng tổ tiên, vậy nên nhà nào cũng làm bánh, công việc chuẩn bị làm và gói bánh được chuẩn bị rất chu đáo trước ngày đón giao thừa. Vào chiều 30 Tết, mọi người thường làm mọi việc như quét tược nhà cửa, dọn dẹp bàn thờ, sắm sửa cành đào, cành mai, mâm ngũ quả,… Ở miền Bắc, mâm ngũ quả gồm có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam, hồng, quất. Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, và một số trái cây khác. Theo quan niệm từ xưa, ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đày đủ, sung túc.

Những món ăn truyền thống như: bánh chưng, dưa hành, giò, chả, thịt đông, các loại bánh, các thứ hoa quả. Nhưng không được quên dựng hai cây mía dài, đẹp gọi là gậy ông vải. Đồng thời giết một con gà để làm lễ cúng giao thừa ngoài trời, bởi vì trong những ngày đầu năm sẽ không được sát giới nên mọi việc phải được hoàn tất trước khi năm mới đến. Vào chiều 30 Tết, cả nhà cùng quây quần sum họp, ăn với nhau một bữa tất niên rồi chuẩn bị quần áo, trang sức đẹp nhất cùng với những phong bao để lì xì ngày đầu năm.

Thời khắc thiêng liêng nhất mà tất cả mọi người đều chờ đợi chính là khoảng thời gian giao thời giữa năm cũ và năm mới – Giao thừa, trong thời khắc này mọi người thường dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, thắp đèn hương cúng ông bà, ông vải, người thân đã khuất. Cúng giao thừa trong nhà là lễ cúng tổ tiên vào chính thời khắc giao thừa vừa tới nhằm để cầu xin Tổ tiên phù hộ độ trì cho gia đình gặp những điều may mắn trong năm mới. Mâm lễ bao gồm các món ăn mặn ngày Tết được chế biến tinh khiết với phong cách trang nghiêm. Ngay sau đó, cả nhà cùng ngồi lại bên nhau tâm sự, nhìn lại quãng thời gian của năm cũ, nói về những điều đã làm được và chưa làm được, rút ra kinh nghiệm, đặt mục tiêu cho năm mới… Những đứa em thơ, nhất là những người đang học sẽ khai bút đầu năm, với hi vọng năm mới học tập giỏi va thành công hơn. Màn biểu diễn bắn pháo hoa trong đêm giao thừa thật náo nhiệt, từng đợt từng đợt pháo bay lên nền trời xanh như một biển hoa nở rộ vào chính thời khắc chuyển giao của năm cũ sang năm mới, làm cho không khí tưởng như cũng vỡ ào theo lòng người, theo những hoài niệm và mong ước. Phút giao thừa thiêng liêng lắng nge lời chúc tết của Chủ tịch nước, xem không khí đòn giao thừa trên mọi miền đất nước qua các kênh thông tin truyền hình, cảnh đốt pháo hoa tưng bừng tại các thành phố lớn.

Bước qua một ngày mới của năm mới, phong tục “xông đất” từ xưa đến nay vẫn được lưu giữ, Người Việt quan niệm nếu ngày mồng Một Tết mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, may mắn thì cả năm cũng sẽ được tốt lành, thuận lợi. Ngày đầu tiên của năm mới còn gọi là ngày Chính đán, con cháu sẽ tụ họp ở nhà ông bà để lễ Tổ tiên va chúc tết ông bà, những người lớn tuổi. Cứ năm mới tới,mỗi người tăng thêm một tuổi, bởi vậy ngày đầu năm là ngày con cháu “chúc thọ” ông bà và các bậc cao niên. Trong những ngày đầu năm, việc viếng thăm họ hàng rất được chú ý đến nhằm để gắn kết tình cảm gia đình họ hàng. Đến thăm những người hàng xóm và những gia đình sống gần với gia đình của mình, những người bạn bè, đồng nghiệp và những người thân thiết với mình,… lời chúc tết thường là sức khỏe, phát tài phát lộc, gặp nhiều may mắn,… Những chuyến thăm hỏi này giúp mọi người gắn kết và siết chặt với nhau hơn, xóa hết những khúc mắc của năm cũ, vui vẻ chào đón năm mới. Trẻ em háo hức nhận nhưng phong bao lì xì từ người lớn cùng với lời chúc ăn no, chóng lớn.

Văn hóa Việt Nam được bạn bè thế giới biết đến với những nết đặc sắc tinh thần riêng rất Việt, vậy nên Lễ hội trong những ngày Tết thật náo nhiệt, sau những ngày làm việc mệt nhọc thì con người lại được hòa mình vào với các sinh hoạt văn hóa cộng đồng nơi làng quê như đu xuân, đấu vật, rối nước, múa rồng, múa lân,… Tùy theo bản sắc văn hóa của mình, mỗi địa phương đều tổ chức lễ hội ngày tết vơi những phần “lễ” và phần “hội” chứa đựng những nét văn hóa khác nhau rất phong phú. Đây chính là dịp để mọi người xích lại gần nhau, cùng nhau ôn lại những truyền thống văn hóa quý báu của dân tộc. Những ngày đầu năm, mọi người thường lên chùa để thắp nén nhang cầu may cho người thân trong năm mới, để hái lộc đầu năm, tìm đến một niềm tin thần cho năm mới…

Trải qua một chặng đường dài của lịch sử, trải qua biết bao thế hệ, nhưng cho đến nay những nét đẹp truyền thống của dân tộc vân được lưu giữ và phát huy. Dù Tết xưa hay Tết nay, dù ăn Tết hay nghỉ Tết, thì trong tâm thức của mỗi người con đất Việt Tết vẫn là một ngày hội lớn nhất trong năm. Đây là dịp để con người trở về với cội nguồn, là thời gian nghỉ ngơi rảnh rỗi đến thăm nhau, gửi đến nhau những tình cảm và lời chúc tốt đẹp nhất. Trong những năm gần đây, không chỉ những người con trong nước mà kể cả những người con ở miền xa trên mảnh đất người, vẫn tiếp tục bảo tồn và phát triển Tết cổ truyền của dân tộc. Nếu có điều khiên, họ sẽ về quê hương hưởng cái không khí Tết. Còn những người không có điều kiện, dẫu không về được quê nhà ăn Tết nhưng những cái Tết rất Việt, những buổi gặp mặt vẫn được tổ chức tại các nước có Kiều bào sinh sống, nó làm ấm áp thêm tình quê hương, vơi đi phần nào nỗi nhớ nhà da diết của những người con xa xứ luôn hướng về đất mẹ thân yêu. Đúng như chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nói: Việc tổ chức đón tết, những buổi gặp mặt cho bà con Việt kiều ở nước ngoài vào dịp Xuân mới góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn văn hóa Việt trong lòng những người Việt trẻ xa quê và bạn bè thế giới. Đó chính là những nét đẹp văn hóa không thể phủ nhận trong thời đại mới.

Trong quá trình hội nhập, đất nước ta đang chuyển mình vươn lên một tầm cao mới. Sự phát triển về mọi mặt kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội đã nâng đời sống con người lên một một bước vị thế mới. Những thành công hôm nay đã và đang vượt qua bao khó khăn trong bước đường xây dựng đất nước. Cùng với quá trình hiện đại hóa kinh tế của đất nước, những nét văn hóa truyền thống của Việt Nam cũng đang bị dần ảnh hưởng và mai một bởi yếu tố ngoại lai. Cũng như các nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á, nước ta đang cố gắng phát triển gắn liền với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong trời đại mới khi mà làn sóng văn hóa phương Tây đang du nhập vào. Có thể nói, bên cạnh những nét đẹp truyền thống khác, Tết cổ truyền vẫn còn là một sinh hoạt văn hóa vừa lưu giữ những giá trị truyền thống, vừa thích nghi với nhịp sống hiện đại hiện nay. Hội nhập để phát triển, nhưng bên cạnh đó, chúng ta là những người con của thế hệ hôm nay và mai sau hãy giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc. Bảo tồn các phong tục cũ phù hợp với xu thế phát triển mới để giữ gìn ý nghĩa thiêng liêng, nết đẹp văn hóa của Tết cổ truyền trong trái tim mỗi con người Việt Nam.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×