*Quang Trung là người anh hùng mạnh mẽ , quyết đoán , có tầm nhìn xa trông rộng :
- Khi ông nhận được tin toàn bộ đất từ biên ải đến thành Thăng Long đều rơi vào tay giặc ~> đó là một biến cố lớn của đất nước . Vậy mà ông không hề nao núng mà định thân chinh cầm quân đi ngay , nhưg ông cũng rất sẵn lòng nghe lời nói phải của bề tôi , nên ông đã dừng lại , hoàn thành cả núi việc trong vòng 1 tháng : trước hết ban lệnh ân xá khắp trong ngoài ; chính bị hiệu lên ngôi hoàng đế , lấy hiệu là Quang Trung ; đồng thời chuẩn bị xong phương lược tiến đánh và có cả kế hoạch cho 10 năm tới trong hoà bình .
* Qua những trang viết chân thực , ta còn cảm nhận đc Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt , thiên tư nhạy bén :
- Điều đó đc thể hiện qua việc ông xét xử bề tôi . Ông phân tích thấu đáo , chỉ rõ tội trạng của Sở và Lân rồi tha tội chết cho họ , ban thưởng cao cho Ngô Thì Nhậm .
- Đặc biệt trí tuệ và tài năng của ông còn được thể hiện trong lời dụ lệnh quân sĩ trước khi lên đường . Đọc lời dụ lệnh của Quang Trung ta như nghe thấy niềm tự tôn dân tộc trong bài thơ Nam Quốc Sơn Hà của Lí Thường Kiệt . Có cả lời thúc giục , động viên tướng sĩ quyết chiến quyết thắng vang dội núi sông trong Hịch Tướng Sĩ của Trần Quốc Tuấn . Và cả âm hưởng hùng tráng đến muôn đời trong Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi .
* Vua Quang Trung còn là một người chỉ huy có tài cầm quân . Chúng ta hãy cùng theo dõi từng bước tiến hành quân của nghĩa quân Tây Sơn : Ngày 25/12 hạ lệnh xuất quân , vậy mà ngày 29 đã đến Nghệ An . Ngày 30 mở tiệc khao quân , tối 30 tiếp tục lên đường . 3/1 chiếm đồn Hà Hồi . 5/1 chiếm đền Ngọc Hồi và đến thành Thăng Long trước 2 ngày so với dự định . Bước tiến không tính bằng năm bằng tháng , mà tính bằng ngày bằng giờ , cả đoàn quân lớn như vậy dưới sự chỉ huy của người anh hùng như triều dâng sóng dậy và cho đến nay chúng ta vẫn phải kinh ngạc .
* Nhưng có lẽ đẹp nhất trong trái tim người đọc đó là hình ảnh người anh hùng Quang Trung trong chiến trận . Trong lịch sử chế độ phong kiến VN , có nhiều ông vua đã từg thân chinh cầm quân . Nhưng nắm quyền tổng chỉ huy và trực tiếp xông pha trận mạc thì chỉ có Quang Trung . Hồi thứ 14 đã ghi lại vẻ đẹp tuyệt vời đó :
- Trong ánh sáng tờ mờ , khói toả , vua Quang Trung mặc áo bào đỏ lẫm liệt trên lưng voi chỉ huy trên chiến trận . Với chiến thuật linh hoạt , khi thì xuất quỉ nhập thần , khi thì phô trương thanh thế , ra lệnh dần đội quân thành hình chữ nhật , tất cả tiến lên giáp lá cà cầm dao ngắn chém bừa , thật là 1 hình tượng chiến trận hào hùng , gợi cho ta nhớ tới khí thé của nghĩa sĩ trong bài văn tế của Nguyễn Đình Chiểu :
" Kẻ đâm ngang , người chém ngược
Làm cho mã tà , ma lí kinh hồn "
Với sức mạnh đạp cửa xông vào liều mình như chẳng có , tướng từ trên trời rơi xuống , tướng từ dưới đất chui lên khiến cho quân Thanh cuống cuồng như chảo nóng , dẫm đạp lên nhau chạy trốn . Tướng giặc Sầm Nghi Đống thắt cổ tự vẩn , còn Tôn Sĩ Nghị người không thèm mặc áo giáp , ngựa không thèm gióng lên cứ nhằm hướng Bắc mà chạy .