TUẦN 15: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TIẾT 1: TỔNG KẾT VỐN TỪ
Câu 1: Chọn ý thích hợp nhất để giải nghĩa từ hạnh phúc.
a) Cảm giác dễ chịu vì được ăn ngon ngủ yên.
b) Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
c) Hồ hơi háo hức sẩn sàng làm mọi việc.
Gợi ý:Chọn ý thích hợp để giải nghĩa từ hạnh phúc, như sau:
- Chọn ý (b): Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. (X)
Câu 2: Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc.
Gợi ý:
Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc, như sau:
- Nhừng từ đồng nghĩa: sung sướng, may mắn, mãn nguyện...
- Những từ trái nghĩa: bất hạnh, đau khổ, cực khổ...
Câu 3: Mỗi người có thế có một cách hiếu khác nhau về hạnh phúc. Theo em, trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào là quan trọng nhất để tạo nên một gia đình hạnh phúc?
a) Giàu có c) Mọi người sống hòa thuận
b) Con cái học giỏi d) Bố mẹ có chức vụ cao
Gợi ý: Điều quan trọng nhất để tạo nên hạnh phúc là:
- Chọn ý (c) Mọi người sống hòa thuận.
Điều này đã được cha ông tống kết để dạy cho con cháu “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.
TIẾT 2: TỔNG KẾT VỐN TỪ
Câu 1: Liệt kê các từ ngữ:
a) Chĩ những người thân trong gia đình.
b) Chỉ những người gần gũi em trong trường học.
c) Chỉ các nghề nghiệp khác nhau.
d) Chĩ các dân tộc anh em trên đất nước ta.
Gợi ý: Liệt kê các từ ngữ theo từng nội dung đã cho, như sau:
a) Chỉ những người thân trong gia đình:
- Cha, mẹ, ông, bà, cô, cô, bác, chú, thím, cậu, mợ, anh, chị, em, con, cháu...
b) Chỉ những người gần gũi em trong trường học:
- Thầy, cô, bạn bè trong lớp, bạn bè trong trường, bạn lớp trưởng, bạn lớp phó, bạn Chi đội trưởng, tống phụ trách đội, bác bảo vệ, chị lao công...
c) Chỉ các nghề nghiệp khác nhau:
- Giáo viên, bác sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư, họa sĩ, nhạc sĩ, công nhân, nông dân, thợ thủ công, bộ đội, công an, doanh nhân, phi công...
d) Chỉ các dân tộc anh em trên đất nước ta:
- Kinh, Tày, Nùng, Mường, Mèo, Ê-đê, Vân Kiều, Ba-na, Thái, Xơ-đăng...
Câu 2: Tìm các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn.
Gợi ý: Tìm các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bạn bè, như sau:
- Quan hệ gia đình:
Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Chị ngã em nâng; chim có tô người có tông; Con hơn cha là nhà có phúc; Con có cha . ihư nhà có nóc v.v...
- Quan hệ thầy trò:
Không thầy đô mày làm nên; Tôn sư trọng đạo; Kính thầy yêu bạn; Trọng thầy mới được làm thầy v.v...
- Quan hệ bạn bè:
Học thầy không tày học bạn; Chọn bạn mà chơi; Bạn nối khố; Buôn có bạn, bán có phường...
Câu 3: Tìm các từ ngữ miêu tả hình dáng của người.
a) Miêu tả mái tóc.
b) Miêu tả đôi mắt.
c) Miêu tả khuôn mặt.
d) Miêu tả làn da.
e) Miêu tả vóc người.
Gợi ý: Các từ ngữ miêu tả hình dáng của người:
a) Miêu tả mái tóc: tóc mây, tóc huyền, tóc tơ, tóc rễ tre, đen mượt, đen nhánh, óng ả, óng mượt, hoa râm, bạc phơ, muối tiêu...
b) Miêu tả đôi mắt: mắt bồ câu, mắt lươn, mắt lá răm, mắt ốc nhồi, mắt phượng, mắt ti hí, mắt trong xanh...
c) Miêu tả khuôn mặt: mặt chữ điền, mặt trái xoan, mặt lưỡi cày, mặt xương, mặt thịt, mặt bầu bầu, mặt ngựa, mặt bánh đúc...
d) Miêu tả làn da: da dâu, da trắng, da nâu, da đồng hun, đen như cột nhà cháy, hồng hào, xanh xao, trắng như trứng gà bóc, trắng mịn, ngăm ngăm...
e) Miêu tả vóc người: cao, gầy, lùn, cao lêu nghêu, gầy như cò ma, to như voi, mập mạp, còm nhom, dáng thư sinh, dáng tiểu thư, mình dây, dáng bè bè, liễu yếu dào tơ, công tử bột, thanh tú, gầy đét, tầm thước..
Câu 4: Dùng một sô từ vừa tìm được (ở bài tập 3), viêt một đoạn văn khoảng năm câu tả hình dáng của một người thân hoặc một người em quen biết.
Gợi ý: Đoạn văn miêu tả người thân.
“Mọi người đều khen chị gái tôi đẹp. Chị đang ở tuổi mười tám đôi mươi lại là sinh viên ăn mặc hợp thời trang nữa nên trông chị lúc nào cũng duyên dáng thu hút mọi người. Chị có một thân hình dong dỏng, đẹp như một cô người mẫu. Làn da của chị vừa trắng vừa hồng. Chị ít khi trang điểm mà vẫn xinh như diễn viên diện ảnh”.