Có thể nói tác phẩm tắt đèn là bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam thuộc dưới thời Pháp thuộc. Không khí ngột ngạt, căng thẳng của mùa sưu thuế, bộ mặt tàng ác của giai cấp thống trị và nỗi khốn cùng của người nông dân nghèo...Tất cả đều thể hiện rõ nét dưới ngòi bút hiện thực sắc sảo của nhà văn ngô Tất Tố.
Nội dung tác phẩm Tắt đèn xoay quanh những biến động ghê gớm xảy ra với gia đình chị Dậu trong mùa sưu thuế. Vụ thuế đang trong thời điểm gây gắt nhất. Quan trên sắp về tận làng để kiểm tra, đôn đốc. Bọn lý lịch tay sai hung hãn xông vào từng nhà những người thiếu thuế để đánh trói, bắt bớ và giải ra đình tiếp tục cùm kẹp, tra khảo. Chị Dậu phải bán khoai, bán chó, bán cả đứa con gái lớn để nộp sưu cho chồng. Phần thuế của anh dậu đã đóng xong nhưng bọn hào lý nghen ngược lại bắt phải nộp cả xe suất của người em trai đã chết từ năm ngoái. Thành thử anh Dậu vẫn cứ là người thiếu thuế. Anh dạo lại đang ốm rề rề sau trận đòn tưởng chết đêm qua, nếu bị chúng đánh trói lần nữa thì mạng sống của anh rất khó mà giữ được. Vấn đề quan trọng nhất đối với chị dậu bây giờ đây là làm sao bảo vệ được trồng trong tình thế nguy ngập.
Tình thế đặt chị Dậu trước sự lựa chọn: hoặc là để yên cho bọn tay sai giày xéo, hoặc vùng lên chống lại. Trước thái độ ngang ngược, bất nhân của chúng, chị đã chống trả quyết liệt. Chị Dậu đã đương đầu với bọn tay sai để bảo vệ chồng như thế nào?
Lúc đầu, khi bọn chúng vào vừa mỉa mai, đe dọa, vừa định lôi anh dậu đi thì chị Dậu hoảng hốt van xin. Chúng nhân danh phép nước, Người nhà nước để ra tay, còn chồng chị là hạn cùng đinh đang có “tội” nên chị mới phải hạ mình. Vả lại, kinh nghiệm lâu đời đã thành bản năng của người nông dân thấp cổ bé họng là phải biết rõ thân phận của mình, biết trên, dưới. Thói quen nhẫn nhục khiến chị chỉ dám năng nỉ, khơi gợi lòng nhân từ của tên cai lệ: “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!”. Cách xưng hô ông, cháu của chị dậu là cách xưng hô của kẻ dưới với người trên. Đến khi giới hạn của sự chịu đựng bị phá vỡ thì tính cách cứng cỏi của chị dậu mới bộc lộ thật sự. Không thèm van xin nữa, chỉ cảnh cáo tên cai lệ: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!”. Chị không còn xin cháo và gọi tên cai lệ bằng ông nữa mà xin là tôi, và gọi hắn bằng ông. Chị đã ngẩng cao đầu nhìn thẳng vào mặt đối thủ. Từ vị thế thấp hèn của kẻ dưới, chị Dậu trở thành ngang hàng với những kẻ xưa nay vẫn đè đầu cưỡi cổ mình. Câu nói của chị là lời cảnh báo đanh thép, cứng rắn, nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu đi. Lòng yêu thương chồng tha thiết đã thúc đẩy chị phải hành động chống trả quyết liệt lũ tay sai tàn ác đang cố tình phá nát gia đình chị. Hành động Chống cảm bọn tay sai diễn ra thật bất ngờ nhưng thực ra mầm mống phản kháng đã ẩn chứa từ lâu dưới lớp vỏ bọc cam chịu, nhẫn nhục thường ngày của chị. Phải chịu đựng kéo dài trước sự áp bức lên đến tột đỉnh khiến cho thái độ phản kháng trong con người chị bùng lên dữ dội.
Bằng cảm quan hiện thực mạnh mẽ, tác giả đã dự báo cơn bão táp của quần chúng nông dân nổi dậy trước sự tập hợp, lãnh đạo của Đảng và Bác hồ sẽ cuốn phăng chế độ thực dân phong kiến tham tàn, thối rữa và mục nát, thay thế vào đó là chế độ tự do, dân chủ công bằng hơn, tươi sáng hơn.