Ca dao là một bộ phận của văn học. Nó không chỉ là một sản phẩm nghệ thuật dân gian mà còn tâm thức của dân gian về những hiện tượng lịch sử, xã hội nhất định. Ca dao phản ánh lịch sử trực tiếp hoặc gián tiếp, ở những góc độ, những cung bậc khác nhau. Kí ức dân gian về các sự kiện, hiện tượng lịch sử trong ca dao thì thường không được ghi rõ về mốc thời gian, nhưng nó rất dễ nhớ bởi nó thường được diễn đạt bởi thể thơ lục bát, bằng những hình ảnh sinh động và phản ánh rất chân thực cái nhìn của dân gian về các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà nhân dân quan tâm.
Từ xưa, Ca dao đã thể hiện rất rõ quan điểm của những người nông dân cũ. Chuyện quan dân là đề tài muôn thủa, trong đó người dân luôn phải chịu những thiệt thòi, áp bức.
Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan
Trên là câu ca dao của dân Việt vào thời kỳ chế độ phong kiến, còn ngày nay nó vẫn còn đúng, tồn tại trong một bộ phận xã hội, một số chính quyền địa phương.
Trong xã hội mà ngày càng nhiều bất công , nhiều nơi còn gây oan sai rất lớn cho công dân, xâm phạm quyền lợi hợp pháp của con người. Cán bộ công chức cậy quyền cậy thế để trục lợi, làm việc sai trái bất chấp pháp luật thì bây giờ nhiều người dân cảm thấy câu thơ trên vẩn đúng. Tại sao bây giờ khiếu nại, tố cáo, kiện tụng của người dân đối với chính quyền gia tăng nhang chóng?. Bởi khi họ bị áp bức,bị thiệt thòi hoặc bị cưỡng đoạt lợi ích hợp pháp của họ thì họ không còn con đường nào khác.
Vậy nên mới nói, cướp ngày chính là quan, họ không phải nén nút, không cần giấu diễm. Mọi người vẫn biết nhưng không ai dám nói ra chống đối, mà luôn phải cam chịu, nhẫn nhục.