Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Vẻ đẹp của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua hai nhân vật anh thanh niên và Phương Định?

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
618
0
0
huy mai
07/05/2019 20:28:54
Hình ảnh người thanh niên thời kỳ chống Mỹ – Vẻ đẹp người thanh niên xung phong
Mở bài.
- Yêu biết mấy hình ảnh người thanh niên thời kỳ chống Mỹ : cần cù trong lao động, anh hùng trong chiến đấu. Văn thơ thời kỳ kháng chiến chống Mĩ đã dựng lại cả một thời kỳ máu lửa, đi sâu tìm tòi khám phá, ngợi ca vẻ đẹp của thế hệ thanh niên trong chiến đấu cũng như trong lao động. Tôi nhớ mãi mãi Thao, Nho, Phương Định trong "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê ; Anh thanh niên, cô kĩ sư trong "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long ; và những người lính lái xe dũng cảm trong "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Họ là hiện thân của vẻ đẹp con người Việt Nam, của sức sống dân tộc.
- Năm tháng trôi đi và lịch sử đã bước sang trang mới nhưng những con người ấy vẫn sáng ngời lên nhắc nhở ta về một quãng đường đầy gian khổ, đau thương, lại rất đỗi anh hùng mà đất nước mình đã đi qua. Để rồi mỗi lần đọc lại tôi không khỏi ngỡ ngàng vì người dân mình đẹp quá, dũng cảm; và lòng tôi được như sống lại những ngày còn chiến tranh bom đạn ấy.
2. Thân bài.
a. Khái quát :
"Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê ; "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long ; "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật hiện lên một tập thể anh hùng đang ngày đêm chiến đấu kẻ thù và xây dựng với để giữ từng tấc đất, ngôi nhà cho quê hương, đất nước và xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp hơn . Ba nhà văn đều không đi sâu vào miêu tả những đau thương mất mát , vất vả khó khăn của dân mình, hay tội ác tày trời của giặc Mỹ mà đi vào khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam trong chiến tranh cũng như trong lao động. Hình ảnh của Thao, Nho, Phương Định ; Anh thanh niên, cô kĩ sư và những người lính lái xe và còn biết bao con người nữa sáng lên mốt vẻ đẹp phẩm chất lạ thường. Họ là kết tinh của vẻ đẹp dân tộc, sức sống dân tộc. Những con người yêu nước thiết tha, quên mình vì tổ quốc ấy lại rất đỗi giản dị, sáng trong. Một tập thể anh hùng giữa hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt, trong đó mỗi một nhân vật đều có một vẻ đẹp riêng, một tâm hồn, một cái "tôi' riêng hoà chung với cái "ta" rộng lớn.
b. Vẻ đẹp của thế hệ thanh niên thời kỳ chống Mỹ trong chiến đấu
"Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật và "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê là những tác phẩm xúc động, hào hùng về những người lính thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Các tác giả đã đi sâu khám phá vẻ đẹp của những người lính trẻ, những con người ngày đêm ra tiền tuyến vì miền Nam ruột thịt. Con người hiện lên trong trang thơ , trang văn của Phạm Tiến Duật và Lê Minh Khuê là một tập thể anh hùng đấy hiên ngang khí phách hào hùng. đã lắng nghe họ sống để ghi lại cái nhịp sống hào hùng, ghị lại vẻ đẹp tâm hồn, bản chất anh hùng của những con người giản dị, mộc mạc mà ngang tàng bất khuất.
- Đường Trường Sơn – nơi vận chuyển vũ khí lương thực vào chi viện Miền Nam – những năm tháng này là “túi bom, chảo lửa”. Và trên nền hiện thực tàn khốc ấy đã xuất hiện hình ảnh đẹp đẽ, phi thường của người chiến sĩ .
+ Hình ảnh làm chủ những chiếc xe không kính. người chiến sĩ không hề nản chí hay run sợ mà trái lại, lại bình tĩnh đến lạ thường: “Ung dung buồng lái ta ngồi…..Như sa như ùa vào buồng lái.” ( Phân tích làm rõ )
+ Nhưng có thể nói đẹp nhất của người chiến sĩ lái xe là thái độ, tinh thần dũng cảm bất chấp gian khổ để chiến đấu và chiến thắng: “ Không có kính, ừ thì ướt áo…. Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.” ( Phân tích làm rõ )
+ Những nữ thanh niên xung phong – những cô gái “Ba sẵn sàng” trên tuyến đường Trường Sơn đóng quân trong một cái hang giữa trọng điểm “túi bom, chảo lửa” trên tuyến đường Trường Sơn. Công việc hàng ngày của họ là đếm bom, rồi lao ra trọng điểm sau những trận bom để đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí bom rơi và phá những quả bom chưa nổ. Một khối lượng công việc vừa đồ sộ vừa nguy hiểm. Cái chết rình rập họ từng phút, từng giờ. ( Phân tích làm rõ )
- Các tác giả đã phát hiện vẻ đẹp anh dũng của con người Việt Nam nhưng chưa đủ, nhà văn còn tìm thấy ẩm sâu bên trong những cong người gan góc, quả cảm ấy là một trái tin đầy trẻ trung, nhiều khát vọng, tràn đấy tinh thần yêu thương
+ Đời sống chiến trường gian khổ là thế. Sự sống và cái chết ở đây chỉ là gang tấc. Thế nhưng tình yêu thương đồng chí, đồng đội vẫn tỏa sáng lạ thường:”Những chiếc xe từ trong bom rơi…Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.”( Phân tích làm rõ )
+ Người chiến sĩ lái xe làm nên những kỳ tích phi thường là nhờ “ Trái tim” chứa chan tình yêu Tổ quốc : “Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước….Chỉ cần trong xe có một trái tim”. ( Phân tích làm rõ )
+ Trong chiến đấu họ gan dạ, dũng cảm, quyết đoán là thế, nhưng trong cuộc sống Những cô gái thanh niên xung phong là những cô gái trẻ trung, yêu đời, dễ rung cảm, lắm ước mơ. Là phụ nữ, họ rất thích cái đẹp và thích làm đẹp cho cuộc sống: Nho “mát mẻ như một que kem trắng”, thích ăn kẹo như một đứa trẻ, giàu mơ ; Thao lại dạn dày, từng trải trong cuộc sống; thích thêu thùa; thích làm đẹp “tỉa đôi lông mày của mình, tỉa nhỏ như cái tăm” dù trong công việc thì “ai cũng gờm chị: cương quyết, táo bạo” (dũng cảm, táo bạo nhưng lại sợ nhìn thấy máu chảy); Phương Định là con người hồn nhiên, nhạy cảm, lãng mạn và mơ mộng. ( Phân tích làm rõ )
c. Vẻ đẹp của thế hệ thanh niên thời kỳ chống Mỹ trong lao động
- Lặng lẽ Sa Pa " như một bài ca về vẻ đẹp trong cách sống và suy nghĩ của những con người lao động tưởng chừng như bình thường mà cao cả, luôn quan tâm và có trách nhiệm đối với quê hương , đất nước. Trong cái lặng lẽ của Sa Pa , một nhịp sống sôi động , sáng tạo của tuổi trẻ đang trỗi dậy bên trong đó , hòa cùng với công việc của mọi người trong đất nước . Đó là những con người lặng lẽ , âm thầm , ngày đêm đang sống và cống hiến hết mình cho đất nước .
+ Họ là những con người nhiệt tình và hăng say trong lao động .Trong điều kiện khắc nghiệt nhưng những người lao động ấy vẫn nhiệt tình, hăng say, mang hết sức lực của mình để cống hiến cho Tổ quốc. Tiêu biểu là Anh thanh niên với những suy nghĩ đúng đắn, sâu sắc về công việc. Anh hiểu việc mình làm có ý nghĩa quan trọng “ phục vụ sản xuất…”. Công việc tuy lặp lại đơn điệu song anh vẫn rất nhiệt tình, say mê, gắn bó với nó. ( Phân tích làm rõ )
+ Họ còn là những con người sống có lí tưởng và tràn đầy lạc quan. Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong công việc lao động đầy gian khổ.
Lí tưởng sống của anh thanh niên là vì nhân dân, vì đất nước. Chính từ suy nghĩ : “mình sinh ra…. vì ai mà làm việc?” mà anh đã vượt lên nỗi “thèm người” để gắn bó với đỉnh Yên Sơn trong công việc thầm lặng. ( Phân tích làm rõ )
Trong cái lặng im của Sa Pa, không phải chỉ có anh thanh niên mà còn có cả thế giới những người “làm việc và lo nghĩ cho đất nước” qua lời anh kể như: ông kĩ sư vườn rau, đồng chí cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét… Họ thực sự tìm thấy niềm hạnh phúc trong lao động cống hiến. Cuộc sống của họ âm thầm, bình dị mà cao đẹp
d. Đánh giá :
"Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê ; "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long ; "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật là những tượng đài lộng lẫy về vẻ đẹp của thế hệ thanh niên Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đầy gian khổ thử thách mà rất đỗi anh hùng. Ba tác phẩm đi vào những khía cạnh khác nhau của đời sống thời kì chống Mỹ, nhân vật hiện lên từ những khung cảnh, hoàn cảnh khác nhau và bút pháp khắc hoạ cũng mang tính độc đáo, cá biệt nhưng đều góp phần vào tiếng nói chung của dân tộc, tiếng nói phám phá ngợi ca vẻ đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
3. Kết bài.
Năm tháng trôi đi và lịch sử không ngừng biết động, "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê ; "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long ; "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật mãi là những bông hoa không tuổi tựa mùa xuân không ngày tháng, đã ghi lại cái quá khứ hào hùng, sôi động của đất nước mình một thuở. Vẻ đẹp của con người Việt Nam đã làm nên cái hồn của cả dân tộc và góp phần làm cho tác phẩm sống mãi với thời gian. Văn học thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã bắt được cái nhịp sống của dân tộc, đã ngợi ca sức sống và vẻ đẹp của con người. Giờ lật lại, chúng ta không khỏi tự hào, xúc động về những năm tháng đất nước mình đã đi qua, về vẻ đẹp muôn đời của con người đất Việt. Và ta mãi cất lên những bài ca không bao giờ quên - bài ca viết về quê hương, viết về con người bởi tự hào biết mấy hai tiếng: Việt Nam

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Kẻ bí ẩn
07/05/2019 20:31:14
“Ðường ra trận mùa này đẹp lắm
Trường Sơn Ðông nhớ Trường Sơn Tây”
Con đường Trường Sơn đỏ lửa trong những năm tháng chiến đấu chống Mĩ gian khổ cũng chính là con đường của ý chí chiến đấu, của khát vọng và của tương lai. Những người thanh niên trẻ tuổi nối đuôi nhau từng lớp từng lớp từ hậu phương vào tiền tuyến trong tâm thế sẵn sàng. Đó là hình ảnh của cả một đất nước đứng lên. Lê Minh Khuê đã để cho những cô gái của mình sống mãi với thời gian trên cao điểm thuộc tuyến đường Trường Sơn này qua tác phẩm Những ngôi sao xa xôi. Đó là Nho, là Thao, là Phương Định - những cô thanh niên xung phong can trường, là hình ảnh đại diện cho cuộc sống chiến đấu và tinh thần của thế hệ trẻ Việt Nam những năm tháng ác liệt ấy.
Những ngôi sao xa xôi được Lê Minh Khuê viết vào năm 1971. Đó là thời kì kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra gay go và ác liệt nhất. Trên các mặt trận, ở khắp các nẻo đường, đế quốc Mĩ thả bom dữ dội, tìm cách tiêu diệt lực lượng cốt cán của ta. Tuyến đường Trường Sơn - con đường huyết mạch nối liền giữa hậu phương và tiền tuyến, trở thành cái đích để địch tàn phá. Thế nhưng, cũng chính nhờ cái dữ dội của bom đạn mà chúng ta nhìn thấy hình ảnh của cả một thế hệ với ý chí chiến đấu bất diệt, với tinh thần lạc quan mà không bom đạn nào có thể mài mòn được. Ba cô gái thanh niên xung phong, Nho Thao và Phương Định xuất hiện trong hoàn cảnh ấy. Ba cô gái trở thành hình ảnh đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ máu lửa.
Trước hết, ba cô gái được giới thiệu sống và làm việc trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt. Nho, Thao và Phương Định sống trong một “cái hang dưới chân cao điểm”. Mới chỉ là nơi sống thôi nhưng người đọc cũng có thể hình dung về sự thiếu thốn, khó khăn của cuộc sống nơi chiến trường. Con đường đi qua đây được tác giả miêu tả bằng một giọng điệu thờ ơ, như đó là điều hiển nhiên, mặc cho hiện thực hiện lên thực sự khốc liệt: "đường bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lôn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to...” Cuộc sông xung quanh cái hang đá dưới chân cao điểm của họ dường như không có sự sống, hoặc có thì cũng chỉ là trong quá khứ và đã bị bom đạn của kẻ thù tước đoạt đi. Màu xanh của lá chỉ còn là những cành cây đen thui, cháy rụi. Những câu văn ngắn, liên tiếp nhau như phần nào cho ta thấy được những đợt tấn công dữ dội, ác liệt của kẻ thù trên tuyến đường này. Nhưng nếu chỉ sống ở cao điểm thì chưa đủ để hình dung về cuộc đời của những cô gái này. Họ phải đảm nhiêm một công việc tưởng như đơn giản nhưng thực ra cái chết luôn kề cận và có thể đến bất cứ lúc nào vì “thần chết là một tay không thích đùa”. Công việc của họ là “ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Đó là một công việc vô cùng nguy hiểm, chỉ cần sơ sảy một chút là có thể đánh đổi bằng cả tính mạng của mình. Thế nhưng, những cô gái ấy vẫn nhận và hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Chỉ bằng vài chi tiết ở đầu tác phẩm, Lê Minh Khuê đã dựng lên không khí căng thẳng, sục sôi của chiến trường những năm tháng mưa bom bão đạn. Cùng với đó là cuộc sống thiếu thốn, vất vả với công việc lúc nào cũng đánh đu với tử thần. Đó cũng chính là hoàn cảnh sống và làm việc của tất cả những người lính ra chiến trường dịp ấy.
Hoàn cảnh sống và làm việc khốc liệt là thế, nguy hiểm là thế nhưng dường như đó cũng chỉ là phông nền để các cô gái xuất hiện mà khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của mình mà thôi. Cả Nho, Thao và Phương Định đều là những cô gái trẻ, mới chỉ ngoài hai mươi tuổi. Đó là lứa tuổi thanh xuân, lứa tuổi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người. Khi ấy ta còn trẻ, những ước mơ, khao khát hoài bão cũng đang ở độ chín nhất. Và với họ, hoài bão là được chiến đấu ở chiến trường, khát khao đất nước được độc lập, thống nhất. Đó cũng là mục đích chiến đấu của cả dân tộc Việt Nam nói chung, của thế hệ trẻ nói riêng lúc bấy giờ. Họ còn là những cô gái gan dạ, dũng cảm và có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Chạy trên cao điểm lúc bom nổ không phải là chuyện đùa. Nhưng họ vẫn làm. Và làm hàng ngày. Công việc phá bom được thuật lại một cách nhẹ nhàng qua lời của Phương Định “Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần”. Những câu văn ngắn mang giọng điệu trần thuật thản nhiên khiến ta cũng thấy bất ngờ. Câu văn ấy cũng có nghĩa, việc phá bom đã quen thuộc với họ tới nỗi nó thường xuyên hơn cơm bữa. Thế nên, họ không còn run sợ trước tiếng nổ đinh tai, trước sự rung chuyển của mặt đất mỗi khi bom nổ trên cao điểm nữa. Điều quan trọng nhất, đó là, dù công việc có nguy hiểm nhưng cả ba cô gái đều hoàn thành nhiệm vụ. Lấp hố bom, phá bom để đảm bảo an toàn cho những đoàn xe nối đuôi nhau từ hậu phương vào và tuyến đường Trường Sơn luôn được nối liền.
Đọc tác phẩm, người ta cũng nhận thấy ở Nho, Thao, Phương Định một tình đồng chí, đồng đội gắn bó máu thịt như thể họ là chị em trong một gia đình chứ không còn là những người xa lạ nữa. Phương Định coi Nho là que kem trắng muốt của mình còn chị Thao là người chị cả trong nhà. Họ sống với nhau bằng tình yêu thương giữa chiến trường khốc liệt luôn rình rập để cướp đi sinh mạng của bất kì ai. Trong một lần phá bom, Nho bị thương ở cánh tay, máu túa ra, ngấm vào đất, Phương Định và chị Thao đã chăm sóc cho cô tận tình, chu đáo. Phương Định thì đun sôi nước, rửa sạch vết thương, tiêm cho Nho. Chị Thao thì sợ máu nên không giúp được gì nhưng cứ luẩn quẩn bên ngoài, lo lắng và tìm cách phá tan cái bầu không khí ngột ngạt này bằng việc bảo Phương Định hát. Cả chị Thao và Phương Định đều thương và lo lắng cho Nho, nhưng không ai khóc vì “nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của sự nhục mạ”. Họ không chỉ đùm bọc nhau mà còn tự động viên nhau sống cứng cỏi, mạnh mẽ, không để cái ác liệt của chiến trường bào mòn đi ý chí của mình.
Cơn mưa đá bất ngờ cuối truyện đã hoàn thành bức chân dung của ba cô gái thanh niên xung phong, để họ hiện lên là những cô gái với vẻ hồn nhiên, đáng yêu, lạc quan. Chiến trường khốc liệt cũng không đủ sức phá hủy tâm hồn của những cô gái trẻ. Họ sống giữa cái chết mà vẫn giữ được sự trẻ trung, tươi vui của mình. Nho là cô gái với tính cách trẻ con, phải ăn được kẹo sau khi vừa tắm dưới suối lên. Chị Thao là người lớn tuổi nhất trong ba đứa, chín chắn và cương quyết hơn, nhưng ở chị vẫn là một cô gái trẻ tuổi, thích làm đẹp, mông mơ áo lót của chị cái nào cũng thêu chỉ màu, tỉa lông mày nhỏ như cái tăm, thích chép lời bài hát với ba cuốn sổ dày. Còn Phương Định, cô sống ở chiến trường bằng những kí ức về Hà Nội, về quê hương mình. Những kí ức ấy đã làm dịu mát tâm hồn cô giữa chiến trường này.
Nho, Thao, Phương Định là ba cô gái thanh niên xung phong kiên cường, dũng cảm nhưng vẫn mang trong mình sức trẻ, sự hồn nhiên và trẻ trung vào chiến trường. Những con người ấy là đại diện cho một lớp trẻ Việt Nam với niềm vui phơi phới ra chiến trường, đem thanh xuân của mình để đánh đổi lại bằng độc lập, tự do cho dân tộc, như một nhà thơ đã từng viết:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Có thể nói, Lê Minh Khuê đã dựng nên những bức tượng đài bất tử về những cô gái thanh niên xung phong trên chiến trường thời kì khốc liệt. Chính họ là những người đã viết nên những trang sử hào hùng về thời kì cả đất nước đứng lên.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×