Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết 1 đoạn văn ngắn theo phép lập luận diễn dịch nêu cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều trong bài thơ "Chị em Thúy Kiều" (khoảng 15 câu). Trong đó có sử dụng câu ghép (gạch chân và chú thích)

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.094
5
1
Lê Thị Thảo Nguyên
12/07/2019 20:13:21
Những câu thơ trên tả vẻ đẹp của Thuý Kiều sau khi ngợi ca vẻ đẹp của Thuý Vân. Từ “càng” nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến trước thì ra bởi tác giả muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của Kiều. “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa, ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ tha thướt. Bởi vậy, sự "sắc sảo mặn mà" của Thuý Kiều hẳn là điều đặc biệt. Sử dụng hai từ láy đầy sức gợi "sắc sảo", "mặn mà" tác giả như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc vẻ đẹp nổi bật "khác thường" này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ" ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người, nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang.( câu ghép - từ nối: nhưng) Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại báo trước một cuộc đời dông bão bị ghen ghét, đố kị, vùi dập của nhân vật Thúy Kiều.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
1
Trịnh Ngọc Hân
12/07/2019 20:16:53
Những câu thơ trên tả vẻ đẹp của Thuý Kiều sau khi ngợi ca vẻ đẹp của Thuý Vân. Từ “càng” nhấn mạnh vẻ “sắc sảo mặn mà” ở Thuý Kiều hơn hẳn Thuý Vân. Vân là em nhưng được nói đến trước thì ra bởi tác giả muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của Kiều. “Sắc sảo” và “mặn mà” đều có tác dụng vừa gợi tả nhan sắc, vừa gợi tả tính cách, tài trí. Nhắc đến nét đẹp của mĩ nhân xưa, ta thường nghĩ đến vẻ liễu yếu đào tơ tha thướt. Bởi vậy, sự "sắc sảo mặn mà" của Thuý Kiều hẳn là điều đặc biệt. Sử dụng hai từ láy đầy sức gợi "sắc sảo", "mặn mà" tác giả như muốn khắc sâu vào tâm trí người đọc vẻ đẹp nổi bật "khác thường" này của người con gái Vương Thuý Kiều. Nhan sắc của nàng được gợi tả bằng các hình ảnh mang tính ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu. Việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt “làn thu thuỷ" ý chỉ đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người. Nhưng làn nước mùa thu cũng gợi những thoáng buồn u ẩn nên điều đó còn thể hiện một tâm hồn tinh tế, có phần đa mang. Trong câu thơ “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”, khác với Thuý Vân, chúng lại báo trước một cuộc đời dông bão bị ghen ghét, đố kị, vùi dập của nhân vật Thúy Kiều.
Câu ghép:
Vân(CN1) là em(VN1) nhưng được nói đến trước thì ra bởi tác giả(CN2) muốn lấy Vân làm nền cho vẻ đẹp nổi bật của Kiều(VN2)
1
0
(•‿•)
13/07/2019 11:39:04
Kiệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du hơn 200 năm nay làm say đắm lòng người không chỉ bởi giá trị xã hội sâu sắc, tư tưởng, quan niệm tiến bộ mà còn làm say đắm lòng người bởi những đoạn thơ miêu tả chân dung đạt đến độ uyên bác. Một trong số đó là đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” với bức chân dung tuyệt đẹp của Thúy Kiều. Thuý Vân ở trong bức chân dung, Nguyễn Du miêu tả chi tiết chân dung nàng với vẻ đẹp đài cát, cao sang, quý phái hơn người. Vẻ đẹp của Thúy Vân đạt chuẩn thước đo thẩm mĩ của chế độ phong kiến. Cô em đã đẹp như thế nhưng cô chị còn đẹp hơn. Vẻ đẹp của Thúy Kiều vượt lên trên khuôn mẫu, ràng buộc trước đó. Cái đẹp đó là cái đẹp của vẻ “sắc sảo” và “mặn mà”. Xinh đẹp là vậy nhưng sinh ra nàng lại có sẵn trí tuệ thông minh trời phú do đó mà đa tài: đàn, ca, họa, làm thơ, soạn nhạc. Đặc biệt tài đàn của Kiều đã trở thành năng khiếu, sở trường. Kiều giỏi đàn đến mức soạn riêng cho mình một bản đàn bạc mệnh, chính là tiếng lòng, là trái tim đa cảm của Kiều. Qua bức chân dung tuyệt sắc giai nhân, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp ước lệ cổ điển, từ ngữ trau chuốt, gợi tả, gợi cảm cùng các thủ pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, điển cố đẹp hòa cùng với ngòi bút miêu tả chấm phá tài ba để xây dựng vẻ đẹp khuynh thành đảo quốc của Kiều. Dựng lại bức chân dung mang tính cách số phận của Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện tấm lòng trân trọng, mến mộ của mình đối với người con gái bạc mệnh.
Câu ghép: Thuý Vân/ ở trong bức chân dung/, Nguyễn Du/ miêu tả chi tiết chân dung nàng với vẻ đẹp đài cát,
                     CN1                   VN1                         CN2                                                             VN2
cao sang, quý phái hơn người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×