Đoạn trích " Sống chết mặc bay " - tác giả Phạm Duy Tốn không gì khác ngoài là tiếng nói của những người dân thời phong kiến, phải chịu áp bức từ bọn quan lại và cả sự đe dọa đến từ thiên nhiên. Ở đây, tác giả đã sử dụng nghệ thuật tương phản rất thành công bằng những hình ảnh: dân thì lam lũ, khổ sở, khó khăn chống chọi với mưa bão, cố chống chọi đắp đê chống vỡ đê; nhưng tên quan lại kia thì lại ở nơi cao ráo, nhàn nhã, mải mê cờ bạc, quyết không cho ai chen ngang vào ván bài dang dở của mình. Ngày hôm đó, người dân bì bõm dưới bùn, ướt như chuột lột, " tình cảnh trông thật là thảm", chống chọi từ chiều cho đến một giờ sáng, tình cảnh cũng không khá lên mà còn tồi tệ hơn; nếu đê vỡ, cuộc sống của họ cũng sẽ bị đe dọa bởi dòng nước hung dữ. Còn tên quan lại thì mải mê cờ bạc, khung cảnh bên trong đường bệ, nguy nga, kẻ hầu người hạ,...đáng lẽ phải dầm mưa, lội nước cùng với dân, nhưng hắn đâu có làm được bổn phận của " quan phụ mẫu ", đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, “tình cảnh thảm sầu” không sao kể xiết. Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, còn cuộc sống của dân thì bị cuốn theo nước lũ
Theo thứ tự: Phép liên kết nối bằng quan hệ từ " Nhưng "
Trạng ngữ chỉ thời gian
Câu bị động