Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài giới thiệu hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn theo bố cục 3 phần

Ai ơi giúp em vs
Em cảm ơn
9 trả lời
Hỏi chi tiết
18.682
25
23
Trịnh Quang Đức
05/01/2018 20:03:28

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
58
31
Hà Thanh
05/01/2018 20:05:08
Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời,
Càng tỏa ngát hương thơm hoa thủ đô...
Đó là những câu hát ngân nga tràn niềm tự hào về một thắng cảnh nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội - Hồ Gươm.
Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417-1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) có mò được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi ở ruộng cày. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.Cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.Trên hồ có hai hòn đảo: Đảo Ngọc và Đảo Rùa. Cuối thế kỷ 16, nhà Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên (nay là Nhà Thờ Lớn) và ở chỗ phố Thợ Nhuộm gần hồ nên đặt tên cho hai phần hồ là Hữu Vọng và Tả Vọng. Sau đó Trịnh Doanh cho đắp ở bờ hồ, chỗ đối diện với đảo Ngọc, một gò đất có tên là gò Ngọc Bội, còn trên đảo Rùa thì cho dựng dinh Tả Vọng. Khi Trịnh suy, Lê Chiêu Thống cho đốt phá tất cả những gì do họ Trịnh dựng lên. Đến đầu thế kỷ 19, người ta dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc gọi là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau chùa này không thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo, do đó đổi chùa thành đền, tức đền Ngọc Sơn ngày nay. Năm 1864, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra sửa sang lại cảnh đền. Trên gò Ngọc Bội ông cho xây một ngọn tháp hình bút. Đó là tháp Bút ngày nay.
Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình.
16
25
Trịnh Quang Đức
05/01/2018 20:06:34
Bạn dựa và dàn ý và viết thành bài văn hoàn chỉnh nhé. Đánh giá 5☆ ch mk nha
27
20
25
19
Nguyễn Khánh Linh
05/01/2018 20:11:21
Hồ Gươm xanh thắm quanh bờ
Thiên thu hồn nước mong chờ bấy nay.​
Hồ Hoàn Kiếm, hay còn thường được gọi là Hồ Gươm từ lâu đã đi cùng lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam và gắn liền với cuộc sống tinh thần của nhiều người. Mặt hồ xanh biếc, bình lặng và trầm tư nằm giữa những khu phố cổ, những con đường tấp nập, mở ra một khoảng không thoáng đãng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Để rồi, bùng mình ngay giữa trung tâm phồn hoa, nhộn nhịp, Hồ Gươm trở thành một thắng cảnh tự hào của người Hà Nội – một lẵng hoa giữa lòng thủ đô.
Hồ đã có từ rất lâu, từ cái thuở song Cái còn nằm sâu trong lòng đất vài nghìn năm trước. Vào thời gian đó, hiện tượng song lệch dòng rất thường hay xảy ra. Sông Hồng cũng chuyển hướng chảy qua các phố mà ngày nay thường thấy như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt…rồi hình thành các phân lưu. Nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên Hồ Hoàn Kiếm ngày nay. Ban đầu, hồ chưa có tên là Hồ Hoàn Kiếm mà được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Thuở xa xưa, do nước hồ quanh năm xanh ngát nên có tên là hồ Lục Thủy. Còn tên Hồ Hoàn Kiếm bắt đầu được gọi vào khoảng thế kỉ 15 gắn với truyền thuyết rùa thần đòi gươm. Tương truyền lại rằng, trong cuộc chiến chống quân Minh (1417 – 1427), khi Lê Lợi đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa, ông tình cờ bắt được thanh gươm có niên hiệu là Thuận Thiên. Gươm này đã theo ông suốt mười năm trinh chiến, giành lại nền độc lập. Lên ngôi vua đầu năm 1428, Lê Lợi – bấy giờ là vua Lê Thái Tổ trong một lần đi chơi thuyền trên hồ Lục Thủy thì có rùa vàng nổi lên. Khi vua tuốt gươm chỉ vào thì rùa liền ngậm gươm mà lăn xuống. Nghĩ rằng đó là trời cho mượn gươm dẹp giặc, nay giặc tan thì sai rùa đến đòi gươm nên hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Có thời gian vào khoảng cuối thể kỉ 16, chúa Trịnh cho ngăn hồ thành hai phần tả - hữu, lấy tên là Vọng. Hồ Hữu Vọng sau này bị Tây lấp mất còn hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Kiếm mà giờ được phổ biến với tên gọi Hồ Gươm.
Cách đây 6 thế kỉ, dựa vào bản đồ thời Hồng Đức, Hồ Hoàn Kiếm gồm hai phần chạu từ phố nơi song Hồng chảy qua tới phố Hàng Chuối nối tiếp với nhánh chính của sông Hồng. Ngày nay, Hồ Gươm có vị trí giữa các khu phố cổ Hàng Ngang, Hàng Đào, Lương Văn Can… và các khi phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỉ như Tràng Thi, Tràng Tiền, Hàng Bài, Hàng Khay,…
Hồ có tổng diện tích 12ha, là hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố. Hồ Gươm kéo dài 700m theo hướng Nam Bắc và rộng 200m hướng Đông Tây. Nhờ vị trí thuận lợi, lại nằm chính giữa trung tâm thành phố nên dù không phải là hồ lớn nhất song Hồ Gươm vẫn đóng một vai trò quan trọng trong du lịch, đời sống và sinh hoạt văn hóa thủ đô. Ngoài ra, hồ còn gắn liền với các công trình kiến trúc nổi tiếng khác như: Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc,…
Tháp Rùa được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ 19, từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886. Nằm ở trung tâm hồ, trên gò Rùa (Quy Sơn), tháp chịu nhiều ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Có thể thấy tháp có ba tầng và một đỉnh có nét như một vọng lâu vuông vức. Hai tầng đầu có kiến trúc giống nhau, gồm nhiều ô cửa hình vòm. Chiều dài có ba cửa, chiều rộng hai cửa. Tầng ba chỉ có một cửa hình vòm. Tháp Rùa ngoài giá trị là một công trình thẩm mỹ còn là nơi cho rùa phơi nắng và đẻ trứng. Đặc biệt hơn, đây là loài rùa lớn sống trong Hồ Gươm, hiếm khi nổi lên mặt nước. Tương truyền rằng hễ thấy rùa nổi lên thì tức là liên quan đến việc quốc gia đại sự. Năm 2011, loài rùa này được biết chỉ còn một cá thể sống sót, được gọi là Cụ Rùa đã được trục vớt và chữa trị vết thương. Rùa Hồ Gươm thuộc diện động vật quý hiếm đang được Nhà nước bảo vệ.
Hồ Gươm có hai đảo nhỏ, ngoài Quy Sơn thì đảo còn lại là đảo Ngọc – nơi được biết là vị trí tọa lạc của đền Ngọc Sơn. Đền nằm ở phía Bắc hồ, xưa kia có tên là Tượng Nhĩ, nghĩa tức tai voi. Sau này, đền được Lý Thái Tổ đổi là Ngọc Tượng khi rời đô ra Thăng Long và đến đời Trần mới được gọi là đền Ngọc Sơn. Dẫn vào đền là một công trình kiến trúc độc đáo khác của cây cầu cong màu đỏ rực. Đó là Cầu Thê Húc, nghĩa là nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sớm. Cầu do danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng năm 1865.
Ngoài những công trình trên, hồ còn có nhiều công trình đặc biệt khác như: Tháp Bút, Đài Nghiên,… Vì vậy cũng có thể hiểu được lý do Hồ Hoàn Kiếm trở thành điểm du lịch ấn tượng, thu hút, là nơi những người Hà Nội xa quê nhớ về và là nguồn cảm hứng nghệ thuật bất tận của những thi nhân, nhạc sĩ và văn nghệ sĩ. Trên tất cả, hồ gắn liền với huyền sử một thời, là biểu tượng khát vọng hòa bình và đức văn tài võ trị của toàn dân tộc.
Trên đà phát triển ngày nay, người ta có thể xây dựng nên vô vàn những kiệt tác kì vĩ. Nhưng người ta vẫn cảm nhận được đâu đây cái hồn cốt thủ đô, tâm hồn người Hà Nội giữa cái hồn nước mênh mang, mơ màng ấy. Dạo quanh hồ là những thảm cỏ cắt tỉa công phu, những kè đá quanh hồ, hàng cây bố trí, chăm sóc khéo léo cho ta thấy được vị trí của Hồ Gươm trong lòng nhân dân thủ đô. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần bảo tồn những di tích ấy để giá trị của chúng còn mãi với thời gian.
21
19
Quỳnh Anh Đỗ
06/01/2018 19:53:29
Hồ Hoàn Kiếm – dấu tích của một khúc sông Nhị Hà xưa, là thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô. Tên hồ gắn với truyền thuyết về Lê Lợi – Sau khi cuộc kháng chiến trường kỳ chống quân Minh giành thắng lợi, một hôm, vua Lê Thái Tổ chơi thuyền trên hồ, bỗng thấy một con rùa lớn nổi lên mặt nước đòi lại gươm báu. Ngài rút gươm trả và rùa thần ngậm lấy gươm lặn xuống nước. Từ đó, hồ có tên gọi là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.
Đền Ngọc Sơn không chỉ là một di tích tín ngưỡng, mà một thời còn là nơi sinh hoạt của Hội Hướng thiện, một tổ chức tập hợp được nhiều nhà Nho yêu nước đương thời, như Nguyễn Văn Siêu (1799 – 1870), Vũ Tông Phan (1800 – 1851) để tuyên truyền, giáo dục điều thiện cho quần chúng, tổ chức in nhiều loại sách, như sách thuốc, kinh của đạo Giáo, sách luận về tín ngưỡng… Khi Pháp chiếm Hà Nội, nhiều hội khác, như Lạc Thiện, Tập Thiện, An Lạc cũng lấy đền Ngọc Sơn làm cơ sở tuyên truyền chủ trương chống Pháp. Những năm đầu của thế kỷ XX, Nguyễn Thượng Hiền, Lương Văn Can, đã cho xây kinh đàn để giảng kinh tại đây. Nhiều nhà trí thức đã lập ra một số tổ chức và công khai kêu gọi nhân dân đoàn kết yêu nước, mà tiêu biểu là phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục…
Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn bao gồm hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn và khu tưởng niệm vua Lê.
Hồ Hoàn Kiếm
Xa xưa, hồ này có tên là hồ Lục Thủy, hồ Tả Vọng, sau đó được đổi tên theo truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm, nên gọi là hồ Hoàn Kiếm/hồ Gươm. Diện tích của hồ là 115.511m2. Phía Bắc giáp một phần đường phố Đinh Tiên Hoàng, phường Hàng Bạc; phía Đông giáp đường phố Đinh Tiên Hoàng, phường Lý Thái Tổ; phía Nam giáp phố Hàng Khay, phường Tràng Tiền; phía Tây giáp phố Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống. Xung quanh Hồ được bó vỉa bằng đá, bao quanh là hệ thống vườn hoa, cây xanh.
Trên gò đất nổi trong lòng hồ có một ngọn tháp, nơi rùa thường bò lên đẻ trứng nên được gọi là tháp Rùa (Quy Sơn tháp). Tháp xây bằng gạch, có mặt bằng hình chữ nhật, gồm 4 tầng, có 5 cửa dạng vòm. Tầng chóp có mái dạng phương đình 4 mái.
Đền Ngọc Sơn
Đền toạ lạc trên đảo Ngọc trong hồ Hoàn Kiếm, gồm các hạng mục: nghi môn, tháp Bút, nghi môn nội, đài Nghiên, cầu Thê Húc, cổng Đắc Nguyệt, đình Trấn Ba, tiền tế, trung đường, hậu cung, tả – hữu vu, nhà kính thư, nhà hậu.
Nghi môn: bằng gạch, được xây dựng vào thế kỷ XX, dạng trụ biểu, có hai mảng tường lửng nối trụ chính và hai trụ bên.
Tháp Bút: nằm sau nghi môn, được dựng trên ngọn núi đá cao 4m (núi Độc Tôn) để tưởng niệm công ơn của các chiến sĩ tử vong. Tháp có mặt bằng kiến trúc hình vuông, gồm 5 tầng, chóp tháp có hình giống như ngọn bút lông, cao 90cm. Mặt Bắc của 3 tầng dưới ghi 3 chữ Hán “Tả thanh thiên” (Viết lên trời xanh).
Nghi môn nội: nằm sau tháp Bút, với cửa chính được tạo bởi hai trụ lớn, đỉnh trụ đặt tượng nghê. Hai bên có cửa giả, dạng 2 tầng, 8 mái, có các đao cong. Mặt trước của hai cửa giả đắp nổi đồ án Long môn, Hổ bảng.
Đài Nghiên: với cửa chính tạo kiểu vòm cuốn, phía trên xây hai tầng, có trần rộng, chính giữa đặt đài Nghiên, được tạo từ một khối đá xanh hình trái đào, với chiều dài 97cm, ngang 80cm, cao 30cm, chu vi 2m. Đài Nghiên có niên đại cùng thời gian trùng tu đền – năm 1865. Đặc biệt, trên thân của nghiên có bài minh (64 chữ Hán) do Nguyễn Văn Siêu soạn.
Cầu Thê Húc: khởi thuỷ, cầu không có tay vịn, qua những lần trùng tu sau, đã làm cầu theo dạng cầu vồng, có lan can, sơn màu đỏ. Hiện tại, cầu có dáng cong, dài 45m, rộng 2,6 m, các thanh bắc cầu bằng gỗ lim; cầu gồm 15 nhịp, mỗi nhịp dài 3m, chân đỡ hệ thống ván cầu làm bằng bê tông cắm sâu xuống lòng hồ.
Cổng Đắc Nguyệt: là một kiến trúc xây bằng gạch, khá vững chắc, dạng 2 tầng, 8 mái đao cong. Hai bên cổng có 2 cửa giả, trên đắp nổi phù điêu “Long mã Hà đồ”, “Thần quy Lạc thư”. Qua cổng Đắc Nguyệt là vào khu kiến trúc chính của đền.
Đình Trấn Ba (đình chắn sóng): quay hướng Nam, được dựng trên 8 cột bê tông giả gỗ, nền cao hơn mặt sân 45cm, xung quanh bó vỉa gạch. Mái đình kiểu chồng diêm 2 hai tầng, 08 mái, các đầu đao được tạo dáng cong vút và thanh thoát.
Tiền tế: gồm 3 gian, tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta, dạng hai tầng bốn mái. Đỡ mái thượng là những kết cấu vì dạng “thượng rường giá chiêng, hạ bẩy hiên”. Nền nhà cao hơn mặt sân 30cm, xung quanh bó vỉa gạch, mặt trước có hệ thống cửa bức bàn, phía trong thông với trung đường.
Trung đường: gồm 3 gian, tường hồi bít đốc, với các bộ vì kiểu “thượng chồng rường, hạ kẻ”. Nền toà này cao hơn nền tiền tế 40cm. Hệ thống cửa bức bàn trang trí đồ án chữ Thọ, dơi, rồng, phượng, “long mã chở Hà đồ”, “rùa đội Lạc thư”. Nối trung đường với hậu cung là nhà cầu, được dựng theo kiểu thức 2 tầng mái.
Hậu cung: gồm 3 gian, tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta. Phần mái được nối với toà trung đường qua phần mái của nhà cầu. Các bộ vì được kết cấu theo kiểu “chồng rường”, hệ thống cửa gỗ kiểu bức bàn, thượng song hạ bản.
Tả – hữu vu: mỗi dãy 5 gian, được xây liền kề tường hồi hai bên của trung đường và hậu cung. Tả vu hướng ra cổng Đắc Nguyệt, mái lợp ngói ta, các bộ vì được kết cấu theo kiểu “chồng rường”. Hữu vu ở phía Tây, hướng ra hồ, vì mái có kết cấu kiểu “kèo cầu quá giang bán mái”.
Nhà Kính thư: gồm 03 gian, nối liền với tiền tế ở phía Đông, kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta. Các bộ vì được kết cấu theo kiểu “kèo cầu quá giang cột trốn”.
Nhà hậu (phòng Rùa): gồm 03 gian, nối liền với tiền tế ở phía Tây (bên trái), kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta, có mặt nền cao hơn mặt sân 15 cm. Các bộ vì đỡ mái được kết cấu theo kiểu “kèo cầu quá giang cột trốn”.
Đền Ngọc Sơn và khu vực hồ Hoàn Kiếm luôn được chính quyền và nhân dân Hà Nội, cùng cả nước quan tâm tôn tạo, giữ gìn và phát huy giá trị, đã trở thành một trong những biểu tượng về lịch sử, văn hóa và cảnh quan của Thủ đô ngàn năm văn vật. Di tích mang giá trị lớn về nhiều mặt và ngày càng thân thiết, gắn bó với người dân Hà Nội nói riêng và nhân dân cả nước, cũng như bạn bè quốc tế nói chung
11
17
Ngọc Nguyễn
07/01/2018 10:54:07
  • Dàn ý bài giới thiệu Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn như sau:
    • Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh (Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn)
    • Thân bài:
      • Giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm (miêu tả hình dáng, cấu trúc, ý nghĩa và trò)
      • Giới thiệu về đền Ngọc Sơn (miêu tả hình dáng, cấu trúc, ý nghĩa vai trò)
      • Giới thiệu chung về khu vực bờ Hồ.
      • Truyền thuyết về câu chuyện trả gươm của Lê Lợi
      • Truyền thuyết về sự ra đời của đền Ngọc Sơn
      • Miêu tả những cảnh quan, sự vật tiêu biểu như: tháp bút, rùa vàng.
      • Ý nghĩa và vai trò của Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn trong cuộc sống.
      • Vấn đề bảo tồn.
    • Kết bài: Cảm nghĩ bản thân về các công trình trên.
6
11
0
9
Yunnie
11/10/2019 18:44:50
dàn ý MB giới thiệu về hồ Gươm TB tả về phong cảnh xung quanh ,cầu Thê Húc,.. KB nêu cảm nghĩ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Mua sắm thỏa thích với Temu +150K
×
Gia sư Lazi Gia sư