LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài nghị luận về việc giữ lời hứa

4 trả lời
Hỏi chi tiết
35.305
61
28
Mr_Cu
02/04/2017 22:59:25
"Giữ lời hứa là một điều rất đáng quý trong cuộc sống. Vì một khi đã hứa thì phải giữ lời, nếu thất hứa thì chúng ta sẽ phải nhận những hậu quả không đáng có"
Có thể nói, giữ lời hứa là một trong những việc làm khó khăn nhất của con người. Trước khi hứa phải suy nghĩ cẩn thận, xem mình có đủ khả năng để thực hiện lời hứa đó hay không và đã hứa thì phải giữ, nếu không thực hiện được thì phải gánh chịu hậu quả, không được che dấu, lờ đi hoặc đổ lỗi cho người khác. Việc giữ lời hứa không chỉ chứng minh rằng bạn là người đáng tin cậy mà còn chứng minh bạn rất đáng để người khác ủy thác trách nghiệm. Còn nếu không giữ lời hứa, người khác sẽ không những không tin tưởng bạn mà còn xa lánh bạn. Ví dụ như bạn rất tin tưởng và giao một công việc rất quan trọng cho một người bạn nhưng người đó lại không thực hiện mà ngược lại: họ tìm cớ để đùn đẩy trách nghiệm cho việc không giữ lời hứa đó, không thực hiện vì những nguyên nhân này, nguyên nhân khác nghe rất êm tai nhưng sự thật đằng sau lại là người đó lười hoặc quên…. Bạn sẽ cảm thấy mình bị lừa dối và không được tôn trọng. Nếu bạn cũng làm vậy với những người khác, lời hứa của bạn chẳng có chút giá trị nào cả, và uy tín của bạn cũng từ đó mà giảm sút. Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan còn có những nguyên nhân khách quan, đừng vội phán xét tại sao họ không thực hiện lời hứa mà hãy tìm hiểu nguyên nhân họ không thực hiện lời hứa đó, hãy thông cảm cho họ. Có một câu tục ngữ mà ông cha ta đã để lại:
“Nói lời phải giữ lấy lời,
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay”
Nói ra thì phải đảm bảo lời nói của mình là đúng, là chân thật , là có đạo lý. Đặc biệt phải đảm bảo cho người khác tin tưởng tuyệt đối vào lời nói của mình. Đừng có lượn lờ như ong như bướm, ý chỉ người nói không chân thật, nói lập lờ, nói đùa cợt rồi không giữ lời hứa.
Thế nên, khi hứa bất cứ điều gì thì hãy giữ lời hứa đó. Hãy trở thành một người đáng tin cậy với người khác và biết chịu trách nghiệm cho lời hứa của mình.
Lê Tiến Thành – Học sinh lớp 7A1
Lời hứa! Lời hứa được tạo ra để làm cho người khác tin tưởng mình. Việc giữ lời hứa không chỉ chứng minh việc bạn là người đáng tin cậy mà còn chứng minh bạn là người có trách nhiệm. Giữ lời hứa là điều rất quan trọng và đáng quý.
Tạo ra lời hứa thì lúc nào cũng dễ nhưng việc thực hiện và giứ lấy nó lại là điều ngược lại. Bạn hứa rất nhiều nhưng bạn có thể không thể giữ được nó. Việc bạn thất hứa đối với bạn thì rất bình thường vì đó chỉ là câu nói thường nhưng đối với người đã đặt lòng tin vào lời hứa của bạn thì đó là điều rất lớn. Bạn có thể làm ra hàng nghìn, hàng vạn lời hứa nhưng lời hứa của bạn không còn là gì đối với người đặt lòng tin vào bạn, vì họ đã mất đi sự tin tưởng và lời hứa của bạn sau khi bạn thất hứa sẽ trở nên vô nghĩa. Lời hứa đôi lúc còn thể hiện sự coi trọng người khác của bạn. Nếu bạn thất hứa thì đôi lúc sẽ có người nghĩ họ không được coi trọng trong bạn. Những lúc mà bạn thất hứa, nhiều người thường đùn đẩy trách nhiệm cho hoàn cảnh và trách nhiệm nhưng nguyên nhân chính lại là lý do hoàn toàn khác. Nếu bạn tạo ra lý do để lừa đối người khác về lời hứa thì bạn chính là người tự dối lừa chính bản thân mình và bạn sẽ cảm thấy vô cùng bứt rứt trong lòng. Tôi sẽ lấy một ví dụ điển hình về các bạn học sinh nhé! Một người bạn nhờ bạn giúp làm bài tập và bạn hứa sẽ giúp bạn đó. Nhưng đến ngày nộp bài thì bạn vẫn chưa giúp bạn đó và bạn đó bị điểm kém. Người đó hỏi bạn là tại sao lại không giúp bạn ấy thì bạn đùn đẩy lý do là làm bài tập khác nhưng lý do thật là do bạn quên. Rồi lần sau bạn lại không giúp. Sau mỗi lần nói dối thì bạn cảm thấy bứt rứt trong lòng. Bạn cố để sửa chữa lỗi lầm của mình nhưng sự tôn trọng của người kia đối với bạn đã về mức 0 nên họ không cần sự sửa chữa của bạn nữa. Lúc đó bạn thấy được lời hứa quan trọng đến nhường nào.
Lời hứa rất quý giá và quan trọng. Nếu đã hứa thì phải thực hiện và giữ lấy nó. Hãy trở thành người đáng tin cậy và có trách nhiệm với lời hứa của mình!
“Các bạn có biết lời hứa nghĩa là thế nào không? Lời hứa không phải là lời nói thông thường hay một lời nói suông mà là một lời nói nghiêm túc và việc giữ lời hứa cũng là một điều rất đáng quý và đáng trân trọng.”
Các bạn đã bao giờ giữ lời hứa chưa? Nếu đã từng làm như vậy thì chắc hẳn đó là việc bạn có thể làm được, trong tầm tay của bạn thì bạn mới dám hứa chứ. Tôi đã từng gặp một câu chuyện liên quan đến lời hứa: “Hồi còn học lớp năm, có một bạn nam mượn một quyển sách của một người bạn và hứa sẽ trả lại vào tuần sau. Cho đến tuần sau, người bạn kia đã yêu cầu trả lại nhưng lời hứa đó đã kéo xuống tuần sau nữa, rồi tuần này sang tuần khác cho đến hết năm học, quyển sách đó vẫn không đến được tay chủ nhân của nó”.
Các bạn thấy sao? Việc giữ lời hứa thật đáng trân trọng và đáng quý, vậy mà có người còn xem nhẹ nó và lời hứa chỉ là lời nói cho qua chuyện. Nếu không biết giữ lời hứa thì bạn sẽ không bao giờ biết trân trọng lời nói của mình. Người khác sẽ nghĩ bạn là một người vô trách nhiệm đối với lời nói của mình, nghĩ rằng bạn không đáng tin cậy và có thể bạn sẽ còn gặp nhiều hậu quả hơn nữa nếu bạn không biết giữ lời hứa.
Bởi vậy, bạn hãy trân trọng nó và hãy hứa nếu như đó là việc bạn có thể làm được, bạn sẽ có được những kết quả tốt từ người khác. Vậy nên, việc giữ lời hứa rất đáng quý để tôi và mọi người cùng học tập.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
63
19
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
03/04/2017 07:02:08
Giữ vững và tôn trọng một lời hứa có lẽ còn khó hơn trèo lên một ngọn núi.

Hoa là lời hứa của mùa xuân, mùa nước là lời hứa của đại dương, nơi xa xôi là lời hứa của con đường. Vì vậy giữ lời hứa nhỏ hay lớn đều rất quan trọng. Một lời hứa có trọng lượng, giống như một ngọn núi cao. Đáng buồn là rất nhiều người trong chúng ta bị ngủ quên dưới chân núi đó!

Giữ lời hứa là một cách giữ tình cảm rất quan trọng. Thất hứa là một việc phải gánh lấy trọng trách rất lớn. Trên thực tế cảm giác sợ phải gánh trách nhiệm to lớn còn lớn hơn cả lời hứa quan trọng. Vì vậy, phải rất thận trọng khi hứa, cố giắng nghĩ tới các nhân tố đột nhiên phát sinh, để tránh sự việc bất ngờ xảy ra gây trở ngại cho việc thực hiện lời hứa.  
Cho dù bạn hết sức cố gắng nhưng những việc bất ngờ vẫn xảy ra, gây ra những việc không có lợi cho việc giữ lời hứa. Nhưng bạn coi trọng thói quen giữ lời hứa, thì người khác sẽ vì sự chin chắn và tính suy đoán của bạn mà lắng nghe ý kiến và lời khuyên của bạn.

Giữ lời hứa của mình sẽ dành được sự tín nhiệm, không giữ lời hứa có thể phá hỏng tất cả sự cố giắng để tạo niềm tin của bạn. Lời hứa có thể có một sức mạnh to lớn là vì chữ tín là giá trị vô giá. Trật tự xã hội được xây dựng trên cơ sở người với người luông giữ đúng quy định.

Liệu việc thực hiện lời hứa có phải là tiêu chuẩn để xác định sự cao thượng về tinh thần của con người. Đạo nghĩa, đạo đức cũng đều thể hiện ở chữ tín. Nếu mọi người đều coi chữ tín là chuẩn mực trong việc điều chỉnh hành vị của họ, thì mọi vấn đề của đời sống xã hội sẽ tốt đẹp.
26
12
Nguyễn Trần Thành ...
03/04/2017 18:10:48
Bạn có thể mắc phải hàng loạt sai lầm, nhưng nếu bạn biết giữ lời hứa, bạn sẽ được tưởng thưởng xứng đáng bằng sự tốt đẹp trong các mối quan hệ và chứng tỏ được cho người khác thấy phẩm chất tốt đẹp của mình. Ngược lại, nếu bạn không giữ được lời đã hứa, những người quanh bạn – ngay cả chính gia đình bạn – sẽ đánh giá những lời bạn nói một cách ít nghiêm túc hơn; hoặc tệ hơn nữa, dần dần không còn tin tưởng hoàn toàn vào bạn.

​Điều rõ ràng là, không có ai là người toàn hảo cả, và sẽ có những lần bạn không thể giữ được lời đã hứa vì nhiều lý do khác nhau – bạn lỡ quên đi, hay vì có một điều gì đó căng thẳng hơn xảy ra. Trong hầu hết các trường hợp, đây không phải là vấn đề, bởi vì việc giữ lời đã hứa không phải là một chuyện cứng nhắc chỉ có hai mặt, hoặc được, hoặc mất; mà là một quá trình kéo dài suốt cả đời người. Nói cách khác, mục tiêu mà bạn nhắm đến không phải là một sự hoàn hảo tuyệt đối, mà là phải cố gắng hết sức để giữ lời hứa ở mức độ càng nhiều càng tốt.

Cách đây không lâu, tôi có hứa sẽ tham dự một trận bóng đá với con gái tôi. Nhưng rồi vài tuần sau đó, lại có cơ hội xuất hiện trong một buổi nói chuyện phát hình toàn quốc về chủ đề «Đừng cáu gắt vì những chuyện vặt» . Cân nhắc mọi mặt, tất nhiên tôi cần phải đi. Con gái tôi thật sự thất vọng. Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy mình là một người cha may mắn khi con bé ôm chầm lấy tôi và nói qua làn nước mắt: «Không sao đâu bố. Cả năm nay đây là lần đầu tiên bố không đi với con mà.» Thành tích của tôi không hoàn hảo lắm – hiếm khi mà có được sự hoàn hảo – nhưng cũng thật khá tốt.

Con gái tôi hiểu điều đó khi nghe tôi nói: «Bố thật sự mong ước được đến đó với con.» Những lời tôi nói không phải là rỗng tuếch. Nó biết rằng những lời đã hứa là quan trọng đối với tôi và tôi đã cố gắng hết sức để thực hiện. Cũng giống như hầu hết mọi người, nó không mong đợi sự toàn hảo, chỉ cần một nỗ lực chân thành để sống trọn vẹn, chỉ cần tôi đã cố hết sức mình.

​Một điều cũng quan trọng là hãy giữ cả những lời hứa có tính cách nhỏ nhặt hơn, hoặc chỉ là ngụ ý. Ví dụ như nếu bạn nói với mẹ mình: «Ngày mai con sẽ gọi cho mẹ.» Hãy cố hết sức để giữ lời đã nói. Rất thường khi chúng ta nói ra một số việc – nghĩa là những lời hứa nhỏ nhặt – chỉ vì điều đó làm cho câu chuyện trở nên dễ dàng hơn, hoặc để làm cho ai đó cảm thấy được chú ý đặc biệt hơn vào lúc ấy, và rồi chúng ta không giữ được lời đã nói. Và như thế, làm mất đi còn nhiều hơn cả những ảnh hưởng tích cực có được từ dụng ý tốt của chúng ta. Chúng ta thường nói những điều như: «Tôi sẽ trở lại vào chiều nay.» hoặc «Tôi sẽ có mặt ở đó trước 6 giờ.»… Và rồi lần này sang lần khác, chúng ta không thực hiện được lời đã nói. Chúng ta cố biện minh cho việc thất hứa bằng những câu như: «Tôi đã cố gắng, nhưng thật sự là quá bận.» Nhưng điều đó chẳng an ủi được nhiều đối với người mà ta thất hứa. Đối với hầu hết mọi người, một lời hứa cuội là một chứng cứ rõ ràng hơn, cho thấy những lời hứa đối với ta là không quan trọng mấy.

​Tôi đã nhận ra một điều, tốt hơn là đừng nên đưa ra những lời hứa, ngay cả khi bạn muốn như thế, trừ khi là bạn rất chắc chắn vào việc sẽ có thể đảm bảo cho lời hứa ấy. Nếu như bạn không chắc lắm về việc bạn sẽ thật sự làm được điều gì cho ai đó, đừng nên nói trước là bạn sẽ làm. Thay vì vậy, cứ để sự việc trở thành một điều gây ngạc nhiên. Hoặc là, nếu bạn không chắc lắm là mình sẽ gọi điện cho ai đó, đừng nói trước là mình sẽ gọi… Và nhiều điều khác đại loại như thế.

Bằng vào việc giữ lời đã hứa, chúng ta góp phần nhỏ nhoi của mình vào việc giúp cho những người thân yêu của mình giảm sự hoài nghi xuống đến mức thấp nhất. Chúng ta cho họ biết rằng, vẫn còn những người có thể tin cậy được và đáng để tin cậy. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên một cách hài lòng nhận ra sự đánh giá cao của mọi người khi mà bạn luôn làm được những gì đã nói, luôn giữ lời đã hứa. Cuộc sống của bạn trong gia đình và với mọi người chung quanh sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Đây là một giải pháp lâu dài cực kỳ hiệu quả trong việc giúp bạn gắn bó mãi mãi với những người bạn thương yêu.
29
8
Forever Alone
04/04/2017 05:50:22
I. ĐẶT VẤN ĐỂ:
Ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói biểu hiên nhân cách, cá tính của mỗi người. Nhân dân ta rất coi trọng cách ăn nói trong giao tiếp. Khuyên răn người đời cần có trách nhiệm trước lời nói của mình, ca dao có câu:

‘Nói lời phải giữ lấy lời,

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay’

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỂ
1. Giải thích nghĩa đen, tìm nghĩa bóng, rút ra ý nghĩa:

‘Nói lời phải giữ lấy lời’:không được thay đổi, không được lật lọng, trước nói thế nào thì sau phải làm đúng như thế, luôn luôn lấy chữ tín làm đầu, biết coi trọng và đề cao chữ tín.

‘Đừng như con bướm đậu rồi lại bay’là một hình ảnh diễn tả bướm đi tìm hoà, hút nhụy hoà, bay và đậu từ bông hoa này qua bông hoa khác. ‘Đừng’ nghĩa là chớ, không nên làm như thế. Mượn hình ảnh bướm tìm hoà, nhân dân ta phê phán một thái độ tuỳ tiện, vô trách nhiệm trước lời nói của mình.

Tóm lại, câu ca dao nêu lên một lời khuyên nhằm nhắc nhở mọi người ăn nói phải chín chắn, phải có ý thức, có trách nhiệm trước lời nói của mình, phải biết lấy chữ tín làm đầu, không được hứa suông hứa liều; phải làm đúng, thực hiện đúng điều đã nói và đã hứa.

2. Bình:
Tại sao ‘Nói lời phải giữ lấy lời ?’. Vì sao ‘Đừng như con bướm đậu rồi lại bay ?’. Lời nói, ngôn ngữ phản ánh sự hiểu biết, trình độ học vấn, đạo đức tư cách của mỗi người. Người thật thà, có lòng tự trọng và biết tôn trọng người thì ăn nói chân thật, không dám dối trá nửa lời. Nói sao làm vậy, nghĩ như thế nào thì nói như thế ấy, đó là con người có đạo đức, có tư cách. Hứa với ai điều gì, việc gì thì phải giữ đúng. Như thế mới tốt. Trái lại, nói một đàng, làm một nẻo, nói mà không làm, hứa mà không thực hiện đúng lời hứa, đó là kẻ vô đạo đức, bất tín bất nghĩa. Kẻ bất tín, nói lời lại nuốt lấy lời, sớm muộn cũng lộ chân tướng xấu xa, bị mọi người xa lánh và khinh bỉ.

Trong mối quan hệ cộng đồng, niềm tin là một trong những cái quý báu nhất. Tinh cha con mẹ con, tình anh em, bằng hữu, tình vợ chồng, tình đồng đội... niềm tin là ngọn lửa thiêng liêng soi sáng tâm hồn. Còn niềm tin là còn tình người, còn hạnh phúc. Khi đã mất niềm tin là mất tất cả, con người sẽ nghi ngờ lẫn nhau. Mối quan hệ ‘người với người là bạn’ bị tan vỡ. Bởi vậy, ‘Nói lời phải giữ lấy lời. Đừng như con bướm đậu rồi lại bay’ là bài học dạy ta cách làm người, cách sống chân thật, coi trọng tín nghĩa.

3. Luận
Phải học tập, học văn hóa, khoa học kĩ thuật, học cách làm ăn, học điều khôn lẽ phải ‘học ăn, học nói, học gói, học mở’. Học nói lời hay ý đẹp, nhưng cốt lõi của sự học hành làm người là tu dưỡng đạo đức để biết sống chân thật, thực thà. Tục ngữ có câu: ‘Thật thà là cha mách qué’.

Niềm tin cho ta tình thương yêu, sức mạnh đoàn kết. Câu nói: ‘Một điều không tin thì vạn sự cũng chẳng tin’ là một điều răn, nhắc nhở chúng ta ‘nói lời phải giữ lấy lời...’.

Hứa mà không thực hiện là đáng chê trách. Dối trá, lừa bịp, lật lọng... là biểu hiện về sự sa đọa tâm hồn, đạo lí, dẫn đến những việc làm bất lương, tội ác. Biết giữ lời hứa là một nguyên tắc trong ứng xử, giao tiếp. Cha mẹ, con cái trong gia đình ngoài tình thương còn cần có niềm tin để phát huy gia phong. Bằng hữu lấy niềm tin để thắt chặt dây thân ái. Thầy mến trò, trò kính thầy trên niềm tin để dạy tốt học tốt.

Trong cuộc sống, lời nói có lúc được thể hiện qua các văn bản giao kèo, hợp đồng... do đó, ai cũng phải biết làm đúng, thực hiện đúng. Tính pháp lí gắn liền với tính đạo đức là như vậy.

Câu ca dao này vốn là lời cô gái nói với chàng trai đến tỏ tình, cầu hôn, vừa nhắc khẽ, vừa răn đe: trong tình yêu phải biết trọng lời hứa, giữ trọn danh dự, thủy chung sắt son, không được bạc tình bạc nghĩa ‘đừng xanh như lá bạc như vôi’ (Hồ Xuân Hương), ‘Đừng như con bướm đậu rồi lại bay’.

III. KẾT THÚC VẤN ĐỂ
Thủ tín là một đức tính. Có nhân cách trọng danh dự mới biết trọng lời hứa. Vì thế chúng ta càng cảm nhận sâu sắc lời khuyên ‘Nói lời phải giữ lấy lời...’. Tuổi trẻ phải biết sống chân thực. Không được hứa liều, bừa bãi, phải xuất phát từ khả năng thực hiện để đưa ra lời hứa. Đã hứa thì phải làm đúng. Câu ca dao đã giáo dục em bài học biết trọng danh dự trong lời hứa.
(Chúc cậu học tố nhá!)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư