Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn giới thiệu về các ca khúc mang âm hưởng dân ca

1 trả lời
Hỏi chi tiết
551
1
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
04/12/2017 20:33:02
Do vị trí địa lý, phương thức sinh hoạt, tập tục khác nhau, nên từ xa xưa Thanh Hóa đã hình thành nhiều vùng, trung tâm dân ca, dân vũ. Người Thanh Hóa sáng tạo ra các làn điệu dân ca, gửi gắm tâm tư, tình cảm vào những giai điệu mang âm hưởng của môi trường sống, không khí lao động, sinh hoạt hàng ngày. Đặc trưng về môi trường tự nhiên, xã hội đã sản sinh ra những làn điệu dân ca mang bản sắc riêng của Thanh Hóa. Vùng lưu vực sông Mã, sông Chu có hò sông Mã; vùng Viên Khê, Tuyên Hóa, Cổ Bôn (thuộc huyện Đông Sơn) tập trung nhiều trò diễn, diễn xướng dân gian nổi tiếng, tiêu biểu như diễn xướng múa đèn Đông Anh; huyện Thọ Xuân có trò Xuân Phả; huyện Nông Cống có tổ hợp hệ thống hát chèo thờ ở lễ hội đền Mưang; huyện Tĩnh Gia - giáp ranh tỉnh Nghệ An, có hát khúc (còn gọi là hát ru Tĩnh Gia) mang bóng dáng của hát giặm Nghệ Tĩnh... Dân ca Thanh Hóa hầu như có cấu trúc điệu thức ở thang 5 âm (đôi khi có 6 âm nhưng do chuyển hoặc ly điệu tạo nên). Do đa số các làn điệu dân ca xứ Thanh nằm trong các trò diễn, diễn xướng nên nó có cấu trúc hình thức đơn giản, tầm âm không rộng (trong khoảng một quãng 8), giai điệu mộc mạc, thiên về tiết tấu, thường luyến láy theo ngữ âm... Dân ca các dân tộc thiểu số có giai điệu chậm rãi, trữ tình, trong lành như tiếng suối reo, êm ái như tiếng gió ngàn, thầm kín như màu xanh của rừng.
Ở đây, chúng tôi chỉ xin giới thiệu một số ca khúc tiêu biểu mang âm hưởng của 3 thể loại dân ca phổ biến nhất xứ Thanh: hò sông Mã, diễn xướng múa đèn Đông Anh (dân ca Đông Sơn) và trò Xuân Phả (dân ca Thọ Xuân).

Ca khúc mang âm hưởng hò sông Mã
Hò sông Mã là tổ hợp các điệu hò được sinh ra từ những chuyến đò trên sông Mã, sông Chu... do trai đò vừa chèo, vừa hát để làm vui lòng khách, đồng thời khích lệ tinh thần lao động trong công việc thường nhật. Hò sông Mã đã đi vào sử sách, vào văn thơ và là niềm tự hào từ bao đời nay của người dân xứ Thanh.
Hò sông Mã được chia thành 5 chặng hò theo hành trình: hò rời bến, hò đò ngược, hò mắc cạn, hò đò xuôi, hò cập bến.
Sông Mã được ví như con ngựa bất kham bởi dòng nước chảy xiết qua bao thác ghềnh, sóng dữ từ Mường Lát chảy về xuôi, mang đến cho những người làm nghề chở đò dọc bao gian nguy vất vả, nhưng cũng chính vì vậy mà nó đã tạo cho hò sông Mã chất mạnh mẽ, hoành tráng.
Trong những ca khúc mang đậm âm hưởng hò sông Mã trước hết phải kể đến Thanh Hóa anh hùng của nhạc sĩ Hoàng Đạm.
Tác giả đã phát triển chất liệu âm nhạc độc đáo của điệu hò sông Mã, cùng lời ca ngắn gọn, súc tích, mang đến những âm hưởng hào hùng, ca ngợi truyền thống đấu tranh anh dũng quật cường, tinh thần lao động cần cù, lạc quan, yêu đời của người dân xứ Thanh. Tác giả dựa trên lối cấu trúc dân gian có phần xô, phần xướng của các điệu hò sông Mã làm cơ sở tạo dựng cấu trúc riêng cho tác phẩm.
Toàn bộ ca khúc sử dụng gần như nguyên dạng chất liệu âm nhạc của hò sông Mã, nhưng không phải lấy nguyên ở một làn điệu, mà đan xen chất liệu từ nhiều điệu hò. Phần xướng (giai điệu) đoạn một của ca khúc được phát triển tập trung ở hai làn điệu chính là Hò xuôi nhịp đôi IHò xuôi nhịp đôi II với mô típ đặc trưng sau:

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo