Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 8
31/03/2019 15:19:03

Viết bài văn nghị luận đi bộ là một hoạt động hữu ích cho con người

1/viết bài văn nghị luận đi bộ là 1 hoạt động hữu ích cho con người
2/con đường, khu phố ngõ hẻm em đang sống có hiện tượng xả rác gây ô nhiễm trầm trọng đến đời sống dân cư. Hãy viết 1 bài văn nghị luận kêu gọi mọi người ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường
4 trả lời
Hỏi chi tiết
515
9
0
Nguyễn Trần Thành ...
31/03/2019 15:21:14
Bài 1:
Ru-xô là một nhà văn vô cùng giản dị, ‎quý trọng tự do và đâc biệt là rất yêu thiên nhiên. Chính vì thế, bài “Đi bộ ngao du” của ông đã làm cho người đọc hiểu được lợi ích của việc đi bộ bằng những cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác thực.
Thật vậy, đi bộ là một môn thể thao mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Khi đi bộ, ta hoàn toàn được tự do, tuỳ theo ‎ thích của mình, không hề bị lệ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ cái gì. Điều chủ động nhất là ta thích đi đâu thì đi, dừng lúc nào thì dừng hay hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ ở ta. Không những thế, ta có thể quan sát khắp nơi, có thể ngắm những gì mà ta yêu thích: “Quay sang phải, sang trái, ta xem tất cả những gì ta thấy hay hay. Bất cứ đâu ta thích, ta lưu lại đấy, lúc nào chán, ta bỏ đi luôn. ” Chính bởi ta hoàn toàn không bị bất cứ thứ gì ràng buộc như con đường, phương tiện hay bất cứ ai.
Đối với Ru-xô, lợi ích quý giá nhất của việc đi bộ đó chính là được trau dồi vốn kiến thức về tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp, địa lí, tự nhiên. Nếu ta là một người yêu nông nghiệp thì chắc hẳn sẽ phải tìm hiểu cách trồng trọt những sản vật mà nơi ta đi qua. Còn nếu ta là một người đam mê môn Địa lí thì điều tất yếu đó là ta nhất định sẽ tìm hiểu khí hậu của những nơi mà ta đi qua. Hay ta sưu tập những mẩu đá, hoa, quả, những thứ ta yêu thích thì chắc hẳn ta là một người có hứng thú với tự nhiên học. Thật không thể tin được nếu ta có cơ hội được đi bộ ngao du mà lại không xem xét những tài nguyên mà ta giẫm chân lên, bỏ qua những gì mà trái đất đang phô bày trước mắt một cách phong phú. Một điều chắc chắn là những người có vốn tri thức được trau dồi qua những chuyến ngao du sẽ có cái nhìn gần gũi, sâu rộng hơn về vạn vật xung quanh, hiểu sâu rộng hơn, tường tận hơn về thiên nhiên bao la rộng lớn.
Không những thế, đi bộ còn mang lại một lợi ích không kém phần quan trọng và qu‎ giá cho những ai tham gia môn thể thao này đó chính là tăng cường sức khoẻ, tính khí trở nên hoà đồng, vui vẻ hơn. Và đi bộ cũng rất tốt cho những ai có những căn bệnh như tim, mạch, cao huyết áp,… Ngoài ra, đối với phái đẹp, đi bộ còn làm cho dáng vẻ cân đối, thon thả,. Đặc biệt, đi bộ còn giúp ta có cảm giác khoan khoái, hài lòng với tất cả, không còn thấy buồn bã, cáu kỉnh. Sau mỗi lần đi bộ, ta ăn cảm thấy ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn và sâu giấc hơn. Bên cạnh đó, đi bộ không gây tốn kém lại rất dễ thực hiện, thế nên mọi lứa tuổi đều có thể dễ dàng tham gia môn thể thao này. Cũng chính vì vậy, mặc dù ngày nay có rất nhiều môn thể thao mới xuất hiện, hay và hấp dẫn nhưng đi bộ vẫn được mọi người lựa chọn và yêu thích nhất.
Đi bộ với những lợi ích kể trên thì không ai trong chúng ta có thể phủ nhận đi bộ rất có lợi đối với đời sống sức khoẻ , tinh thần của con người. Ru-xô quả là một thiên tài của nước Pháp, ông đã hiểu được cái lợi, cái tốt sẽ có được từ việc đi bộ cách đây hàng trăm năm. Qua bài “Đi bộ ngao du”, em đã hiểu được thêm rằng đi bộ là rất có ích đối với con người. Nó làm cho đời sống sức khoẻ cũng như đời sống tinh thần mỗi người được cải thiện. Do đó em nhất định sẽ cố gắng tham gia vào môn thể thao này để có được sức khoẻ tốt hơn, học tập tốt hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
9
0
Nguyễn Trần Thành ...
31/03/2019 15:22:02
Bài 2:
Một trong những hệ quả của xã hội hiện đại đó là ô nhiễm môi trường. Ô nhiễm môi trường hiện nay trở nên nghiêm trọng như vậy một phần là do hành động xã rác bừa bãi của con người.
Xả rác bừa bãi là hiện tượng vô cùng nhức nhối trong xã hội ngày nay. Nó xảy ra ở khắp mọi nơi, trong công viên, vỉa hè hay thậm chí là ở những di tích lịch sử, khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Ở nông thôn, ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bãi rác nằm ngổn ngang bên vệ đường, bốc mùi hôi thối và ngập tràn ruồi bọ. Những con sông, con mương vốn trong xanh bỗng thấy có những túi ni lông nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Còn ở thành phố thì sao? Người ta ăn xong một que kem, cái kẹo, uống xong một chai nước thì tiện tay vứt luôn xuống vỉa hè hay lòng đường. Các hàng quán, cơ sở sản xuất không được quản lí chặt chẽ nên lén lút vứt rác xuống cống, rãnh, ao, hồ. Thậm chí, ở một số điểm du lịch, mặc dù đã có biển cấm xả rác, khách du lịch vẫn thản nhiên vứt luôn vỏ kẹo, chai nước xuống, biện hộ rằng mình “lỡ tay”, ỷ lại vào những người làm công tác dọn dẹp, vệ sinh.
Chỉ một hành động thiếu ý thức nhưng lại kéo theo những hậu quả vô cùng nặng nề. Rác không được xử lí sẽ bốc mùi, chất độc hại đó bay vào không khí, ngấm vào đất, nước làm hủy hoại môi trường ở nơi đó. Rác tồn đọng còn làm tắc cống rãnh, ao hồ, gây ngập úng vào mùa mưa lũ, gây mất cảnh quan đô thị. Những bãi rác cũng là nơi trú ẩn của nhiều loài ruồi, muỗi, sinh vật kí sinh, tiềm tàng khả năng lây bệnh cho con người. Hơn nữa, hành động xã rác bừa bãi thể hiện một con người thiếu văn hóa, thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Một người vô ý thức cũng kéo theo những người khác có hành vi tương tự.
Hành động xả rác bừa bãi bắt nguồn từ sự thiếu ý thức của chính bản thân con người. Họ không hiểu hết những hậu quả mà xả rác bừa bãi gây ra, đồng thời ỷ lại vào những người có nhiệm vụ dọn dẹp, vệ sinh môi trường. Ở nông thôn, đó còn là vì thiếu cơ sở xử lí rác thải, dẫn đến những bãi rác tự phát không có sự cho phép của chính quyền.
Để chung tay xây dựng một môi trường xanh- sạch- đẹp, chúng ta hãy cùng ngăn ngừa việc xả rác bừa bãi. Mỗi người hãy tự ý thức về hành vi của mình, bỏ rác đúng nơi quy định, đồng thời nhắc nhở nếu thấy người nào có ý định xả rác bừa bãi. Các tổ chức, cơ quan chính quyền cần tuyên truyền cho mọi người hiểu về hậu quả của xả rác bừa bãi cũng như ô nhiễm môi trường, thường xuyên vận động người dân tham gia các chiến dịch bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh làng xóm. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần đầu tư xây dựng những khu xử lí rác thải tân tiến, hiện đại, có đội thu gom để rác không còn tập trung một chỗ. Rác thải nên được phân loại để tái chế, làm phân bón cho cây xanh, hạn chế tối đa việc thải ra môi trường. Đối với những hộ chăn nuôi, làm hầm bio gas là một cách hữu ích để tận dụng chất thải động vật, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường.
Vứt rác bừa bãi là một hành động vô ý thức đáng bị phê phán và lên án. Vì thế, để cải thiện môi trường sống xung quanh chúng ta, mỗi người hãy tự tạo lập ý thức vứt rác đúng nơi quy định, cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại, không còn rác thải.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
31/03/2019 19:18:31
1/
Phải chăng qua luận điểm này, nhà văn đã đề cao con người tự nhiên, ông chỉ rõ phải đưa con người vào trong môi trường tự nhiên để mở mang kiến thức, phát triển nhân cách. Giáo dục không được thoát li tự nhiên, nêu không sẽ trở thành viển vông, vô nghĩa. Tư tưởng ấy, quan niệm ấy rất tiến bộ, đến nay vẫn còn nhiều ý nghĩa. Ru-xô là nhà văn tiến bộ người Pháp. Cuộc đời lao động đầy gian truân của ông đã đào luyện ông thành nhà văn có tư tưởng tiến bộ đấu tranh cho tự do và bình đẳng giữa con người với con người trong xã hội phong kiến Pháp thế kỉ XVIII. Tác phẩm Ê-min hạy về giáo dục được Ru-xô viết vào năm 1762 là đỉnh cao triết học của ông, gồm có năm cuốn. Ê-min là một nhân vật tượng trưng được nuôi dưỡng từ thuở bé trong cuộc sống tự nhiên, trong môi trường dân chủ và tự do nên nhân cách, trí tuệ và thể lực ngày một phát triển tốt đẹp. Trích đoạn Đi bộ ngao du rút trong cuốn 5, khi Ê-min đã khôn lớn, trưởng thành. Qua đoạn trích, Ru-xô khẳng định đi bộ ngao du thật có ích và vô cùng thú vị.
Đi bộ ngao du là một bài văn nghị luận. Luận đề chính tác giả đưa ra là: đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa, vấn đề này được Ru-xô làm sáng tỏ bằng ba lập luận chính. Đó là đi bộ ngao du ta hoàn toàn được tự do, thoải mái; đi bộ ngao du làm cho con người có dịp trau dồi kiến thức của mình; đi bộ ngao du còn làm cho ta tăng cường sức khỏe, tinh thần sảng khoái. Ta hãy xem nhà văn đã trình bày ba luận điểm này như thế nào.
Mở đầu đoạn trích, Ru-xô viết: Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Như vậy là luận đề chính đã được đưa ra. Mới nghe, ta ngỡ là nói chơi. Nhưng ởvào thời điểm của thế kỉthứ XVIII, đây làmột nhật hiện bất ngờ. Cách đi (đi bộ) của người chân đất, cách đi hành xác nhọc nhằn lại trở thành một thú chơi hơn hẳn các phương tiện văn minh (đi ngựa) hay bất kỳ thành tựu khoa học nào (ô tô, tàu hỏa, tàu thủy, máy bay...) thế thì còn phải là nói chơi nữa hay không?.
Thuyết phục người đọc phải tin vào quan niệm Đi bộ ngao du thú hơn đi ngựa, nhà văn đã đưa ra luận điểm thứ nhất: đi bộ ngao du rất tự do thoải mái và chủ động. Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiêu ít thếnào là tùy... ta quay sang phải, sang trái... Như vậy, chẳng phải là đi bộ ngao du là cách mà con người được giải phóng, được tự do hay sao? Đại từ ta được dùng liên tiếp trong các câu của đoạn văn đã có sức thuyết phục cao, nhấn mạnh kinh nghiệm của bản thân trong việc đi bộ ngao du, củng cốlòng tin của người đọc. Đoạn văn đã diễn tả được cái hứng khởi tràn đây trong bối cảnh tự do khi con người được cởi trói với những ràng buộcxung quanh. Cái tôi vang lên tiếp sau từ ta nghe như là cả một thế giới tự do, nó được tháo cũi xổ lồng, tiếp xúc với cả thế giới bao la hùng vĩ mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Này nhé, Tôi đi bất cứ đâu tôi ưa thích, tôi lưu lại đấy...Tôi chẳng phụ thuộc vào con ngựa hay gã phu trạm... Tôi hưởng thụ tất cảsự tự do mà con người có thểhưởng thụ... Câu văn, dòng văn cứ lôi cuốn người đọc đến say người chính là ởtư thế tự do mà con người ta có được. Tự do đã chắp cánh tâm hồn bay bổng. Cách lập luận của đoạn văn vừa song hành vừa móc xích. Song hành trong cách bộc lộ chủ thểtự do (đại từ ta). Móc xích dưới hình thức câu hỏi và tự mình giải đáp (đại từ tôi). Vừa trần thuật giả định trong một câu chưa trọn ý: Nếu tôi mệt... đã lập tức có một cái tôi khác trả lời trong quan hệ hô ứng vang lên: Nhưng Ê-min cómệt gì lắm đâu; em to khỏe; và sao em lại mệt được cơ chứ? Sự tách mình ra làm hai con người khác kết hợp với sự hỏi đáp cũng chỉ là một con người mà thôi! Nó đã làm đoạn văn như một lời đàm đạo, nghĩa là đối thoại với người nghe một cách từ tốn, hồn nhiên, không có gì nặng nề, áp đặt. Không rơi vào tình thế phát ngôn một chiều, đơn điệu, nhưng lại sâu lắng trong lòng người đọc: đi bộ ngao du đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người!.
Con người tự do, tư tưởng thoải mái thì ắt nhận thức sẽ hiệu quả hơn. Đó chính là luận điểm thứ hai màRu-xô đã chứng minh bằng thực tiễn cuộc sống. Quả thật, đi bộ ngao du làđể quan sát, tìm tòi, phát hiện như Ta-lét, Pla-tông và Pi-ta-go, những nhà triết học, toán học vĩ đại của Hy Lạp thời cổ. Đi bộ ngao du là để xem xét những tài nguyên, là đểbiết các đặc sản nông nghiệp và cách thức trồng trọt những đặc sản ấy, là để phát triển hứng thú với tự nhiên học: xem xét một khoảng đất mà mình đã qua, ghè một mẫu quả lên đá, sưu tập hoa lá, những hòn sỏi, các hóa thạch của những quả núi. Ru-xô so sánh một cách hóm hỉnh nhưng chính xác vô cùng để làm nỗi bật lí lẽ của mình: phòng sưu tập của những triết gia thì có đủ các thứ linh tinh vì họ chỉ biết gọi tên nhưng chẳng có một ý niệm gì về tự nhiên cả. Trái lại, phòng sưu tập của Êmin là phòng sưu tập cả trái đất, còn phong phú hơn các phòng sưu tập của vua chúa. Bởi cái mà họ tưởng là đủ nhưng chỉ là một nửa, thậm chí còn khác xa sự thật. Còn sự thật của thiên nhiên hùng vĩ phải có linh hồn của nó, nghĩa là nơi mọi vật đều ở đúng chỗ như trái đất đã an bài tạo nên một tổng thể hài hoà và sinh động, mọi sự sắp xếp mà không một nhà khoa học tài giòi nào có thểsắp xếp tốt hơn. Một phép so sánh đầy sức thuyết phục: nhà tự nhiên học Đô-băng-tông chắc cũng không thể nào làm tốt hơn phòng sưu tập của Ê-min.
Phải chăng qua luận điểm này, nhà văn đã đề cao con người tự nhiên, ông chỉ rõ phải đưa con người vào trong môi trường tự nhiên đểmởmang kiến thức, phát triển nhân cách. Giáo dục không được thoát li tự nhiên, nêu không sẽ trở thành viển vông, vô nghĩa. Tư tưởng ấy, quan niệm ấy rất tiến bộ, đến nay vẫn còn nhiều ý nghĩa.
Đi bộ ngao du là cách tốt nhất để tăng cường sức khoẻ. Đây chính là luận điểm thứ ba. Cách trình bày luận điểm này độc đáo ởchỗ: tác giả đặt nó trong ý nghĩa kép của cuộc đi bộ ngao du. Việc tăng cường sức khoẻ, do cách đặt vấn đề ấy như một tác dụng phụ, một tác dụng bổsung, một công đôi việc. Câu văn vừa như một sự chuyển ý vừa như nêu vấn đề: Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khoẻ tăng cường, tính khí trởnên vui vẻ. Kẻ xa hoa sống trong tiện nghi sang trọng ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm thi tâm hồn bệnh hoạn: mơ màng, buồn bã, cáukỉnh hoặc đau khổ. Trái lại, Ê-min vì đi bộ nhiều nên lạc quan yêu đời, luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Đó là hai thái cực trái ngược nhau. Cách so sánh mới khách quan làm sao? Bởi tác giả không tự thể nghiệm mình trong các cuộc đi bộ ngao du, mà đứng ở một góc nhìn quan sát. Chỉ một hình ảnh đắt giá đã làm nổi bật luận điểm, sức thuyết phục lên càng cao.
Từ khách quan, nhà văn lại trở về với ý tưởng chủ quan.Từ ta đã phát huy tác dụng đến tối đa, giọng văn trở nên hân hoan có khả năng chia sẻ, đồng cảm. Điều kiện ăn ngủ tuy thật thô sơ, thậm chí còn thiếu thốn của đời sống vật chất bình thường không đủ ngăn được những cảm giác khoan khoái của cơ thể và tâm hồn sau những cuộc đi bộ ngao du đem lại: Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc sao mà có vẻ ngon lành thế! Ta thíchthú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn. Thú vị của việc đi bộ ngao du là làm cho con người trở nên giản dị hơn, biết sống, yêu cuộc sống hơn.
Tuy đề cao lợi ích của đi bộ ngao du nhưng bài văn không phải là bài quảng cáo, lời hô khẩu hiệu. Người đi bộ đã có điểm dừng đúng chỗ: Khi ta muôn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ. Đi bộ ngao du chỉ có giới hạn ởmục đích, có chừng mực của nó mà thôi!.
Cách viết của Ru-xô thâm trầm, giản dị, giọng văn thay đổi, lúc thì tranh biện, lúc thì tâm sự, lúc thì hân hoan sung sướng. Lí lẽ, dẫn chứng đưa ra là sự thực hiển nhiên, là chân lí đầysức thuyết phục đã khẳng định một chân lí: đi bộ ngao du là thoải mái, tự do, rất bổích và thú vị. Ai cũng cần biết, nên biết đi bộ ngao du là để mởmang kiến thức. Mở rộng tầm mắt, phát triển nhân cách, thể lực, làm cho cuộc sống có sắc màu ý vị. Đằng sau một bài văn nghị luận được viết theo lối văn nhật dụng đời thường, ta thấy hiện lên một con người có văn hoá - Ấy là một Ru-xô giản dị, quý trọng tự do và yêu quý thiên nhiên.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
31/03/2019 19:20:21
2/
Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các quốc gia tiên tiến , vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay, ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố rất phổ biến. Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này. 
Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo , người ta vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối , vứt lon , vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Công viên, nơi được xem là có bầu không khí trong lành, sạch đẹp, giúp con người thư giản, hay chùa chiền, vốn là nơi tôn nghiêm cũng không tránh khỏi hiện tượng này. Bến tàu, nhà ga, kênh rạch đâu đâu cũng có rác. Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch,đá phế thải ở các công trinh xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố. Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ ,ao, sông rạch và ra đường. Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng ,cống bị tắt nghẽn. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm gia sư. Họ thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi. Trong lớp học, sân học, học sinh cũng ngang nhiên xả rác ở hộc bàn, góc lớp, hành lang,... Nguy hiểm hơn cả là tình trạng bệnh viện chôn rác xuồng lòng đất ngay bên cạnh khu dân cư, hay mới đây là vụ nhà máy bột ngọt Vedan đã thải nước xuống dòng sông Thị Vãi mấy chục năm biến dòng sông thành dòng sông chết. 
Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn làn như vậy? nguyên nhân Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người . Họ sống theo kiểu 
“Của mình thì giữ bo bo 
Của người thì thả cho bò nó ăn ” 
Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai . Những nơi công cộng không phải là của mình , vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gian để đi nhắc nhở từng người một . Không được nhắc nhở , con người ta lại quay về với thói quen trước kia . Việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hòi của người dân . Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một phần là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả, …chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách khác là biết mà làm ngơ. Cứ thử phạt thật nặng một người nào đó xả rác ra đường phố làm gương, thì còn ai dám xả rác nữa. 
Với tình hình vứt rác bừa bãi hiện nay, thì những hậu quả kéo theo nó cũng không phải nhỏ. Trước tiên là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày càng nhiều nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không khí. Nguồn nước bị ô nhiễm nặng do dân cư ven các con sông thải chất thải sinh hoạt xuống sông, tệ hại hơn, họ còn ném xác gia cầm bị H5N1 xuống sông. Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước nay, hay sống gần những bải rác sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, ệnh đau mắt hột…Đặc biệt gần đây ở nước ta có nhiều người tử vong vì bị tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn tả từ nước bị ô nhiễm. Về vấn đề kinh tế mà nói, ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất là ngành nuôi trồng thủy sản. Do môi trường sinh thái bị ô nhiễm, cá tôm chết nhiều hoặc bị bệnh tác hại nghiêm trọng đến sản lượng, kinh tế người dân và tốn kém nhiều tiền bạc trong việc cải tạo môi trường. Rác trong lớp học, sân trường, nếu không thu dọn kịp thời sẽ bốc mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiếp thu bài của học sinh, sự truyền đạt kiến thức của giáo viên và còn làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của ngôi trường. Và độc hại hơn cả, là rác thải y tế với những mầm bệnh ung thư, nước nhiễm chì, nhiễm bẩn. Rác tồn đọng, ứ lại trên các kênh rạch, cống rãnh gây nên ngập lụt vào mùa mưa gây ảnh hưởng đến đời ống của người dân, nhà nước, địa phương phải tốn thêm một khoản chi phí không nhỏ để thuê nhân công thu dọn, nạo vét, khai thông cống rãnh, ao hồ, kênh rạch. Và một thiệt thòi đối với nước ta nếu hiện tượng xả rác còn tràn lan là sẽ để lại ấn tượng không tốt đẹp cho khách du lịch. Thử hỏi còn ai dám đến tham quan một đất nước đầy rác ngoài phố, mùi hôi khó chịu, mất vệ sinh!!? Lúc ấy, chúng ta sẽ mất một nguồn lợi khá lớn về du lịch. 
Vậy làm thế nào để giảm thiểu được hiện tượng xả rác này. Nhà trường phối hợp với các ban ngành thướng xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của mọi người về việc giữ gìn vệ sinh. Nên có những hình thức khiển trách đúng mức đối với những học sinh có thói quen vứt rác bừa bãi. Đối với người dân vi phạm thì họp tổ dân phố kiểm điểm. Còn công ty nào vi phạm thì thẳng tay phạt nặng, rút giấy phép hoạt . Tốt nhất là các cơ quan nhà nước cần đưa ra những bộ luật thật cụ thể về vấn đề xâm hại môi trường. 
Hành vi xả rác nơi công cộng đang là vấn đề đau đầu của các cơ quan chức . Bảo vệ môi trường là bảo vệ năng bởi mức thiệt hại cảu nó đối với XH, sự sống của mọi người, vì vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh-sạch-đẹp.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo