Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nghị luận về tính lễ phép

giúp mk lm bài nghị luận về tính lễ phép nha! cảm ơn nhìu
7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
16.306
53
12
Cô Pé Thiên Yết
01/04/2018 18:05:18
  • Mở bài:
Việt Nam là một đất nước trọng lễ nghĩa. Một người được xã hội đánh giá là mẫu mực trước hết họ phải là người gương mẫu về lễ nghi, lễ nghĩa. Bởi thế, để sống đạt đến chuẩn mực, được mọi người kính trọng, lễ phép là một đức tính cần có ở mỗi con người.
  • Thân bài:
Giải thích: Lễ phép là gì?
Lễ phép là thái độ biết kính trọng người trên. Sự lễ phép của con người được biểu hiện qua thái độ lịch sự, lời nói đúng mực, hành vi lễ độ, tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc giao tiếp do xã hội quy định.
Tại sao chúng ta phải biết lễ phép với người lớn tuổi và những người xung quanh?
Lễ phép với người lớn tuổi, kính trọng người già vốn là một nét đẹp trong nền văn hóa dân tộc. Từ xưa đến nay, dân tộc ta luôn xem lễ phép là đức tính cần thiết và quan trọng nhất trong năm đức tính mà con người cần có: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa trọng tình, bởi thế những gì liên quan đến tình cảm, lễ nghi đều được đề cao. Lễ phép là cái đầu tiên và quan trọng nhất trong các đức tính.
Người lớn tuổi là những người hơn hẳn ta về vị thế xã hội và kinh nghiệm sống. Họ là người đi trước, trải ngiệm nhiều hơn ta, tích lũy tri thức có thể cũng nhiều hơn. Bởi thế ta phải lễ phép khi gặp gỡ, giao tiếp.
Lễ phép khi gặp gỡ, giao tiếp với người lớn sẽ làm cho mối quan hệ giữa người và người trở nên bền chặt hơn. Người lớn được tôn vinh, kính trọng; người nhỏ được dạy bảo, nhắc nhỏ chân tình. Tình cảm thân thiện, tích cực từ đó mà nảy nở gắn kết con người với nhau.
Biết kính trọng và lễ phép với người lớn tuổi thể hiện nhân cách cao đẹp, thái độ ôn hòa của con người. Người có đức tính lễ phép luôn được người khác yêu mến và tôn trọng. Tính lễ phép còn thể hiện lối sống hiền hòa, quý trọng tình nghĩa, hướng đến giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Rèn luyện tính lễ phép như thế nào?
Trước hết phải biết tôn trọng con người. Đây là nguyên tắc đầu tiên hình thành đức tính lễ phép ở con người. Chỉ khi biết tôn trọng yêu thương người khác, con người mới sống lẽ phép, lịch sự đúng mực.
Phải biết rèn luyện những đức tính căn bản cần có ở mỗi con người như: biết yêu thương, biết tôn trọng, tuân thủ nguyên tắc,… Sống phải biết hòa hiếu, chia sẻ vật chất và tinh thần trong cuộc sống này. Giống như những con sông nếu dòng nước không chảy, dòng sông sẽ chếtvì cáu cặn.
Luôn giữ được thái độ hiền hòa, kính trọng người lớn. Khi gặp gỡ, giao tiếp với người lớn phải biết tôn kính, thực hiện nghiêm túc lễ nghi giao tiếp. Chào hỏi phải lịch sự, cung kính. Ngôn ngữ nhỏ nhẹ đúng mực, đúng vị trí xã hội. Chú ý lắng nghe và trả lời khi người lớn tuổi hỏi. khi đi phải biết chào,… Không nên to tiếng, lời lẽ thô bạo, vô lễ đối với người lớn.
Kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô,… Những người có ảnh hưởng lớn đối với bản thân mỗi người phải được tôn trọng. Hành vi lễ phép khẳng định rõ ràng nhất tình cảm của chúng ta đối với họ.
Tuy nhiên, thái độ lễ phép phải xuất phát từ tấm lòng chân thật, từ thái độ cầu thị tiến bộ, không nên hình thức thái quá, giả tạo hay mưu cầu lợi ích,…
  • Kết luận:
Xã hội càng phát triển, con người cần lễ phép hơn để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội ngày càng tốt đẹp, bền chặt, hướng con người đến chân thiện mỹ, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ và đầy lòng nhân ái

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
38
8
Nguyễn Diệu Hoài
01/04/2018 18:05:47
Lễ phép là một phẩm chất tốt đẹp, một đức tính quý báu mà ai cũng phải giữ gìn, rèn luyện và tu dưỡng. Lễ phép là sự biểu hiện lòng kính trọng, tôn trọng, quý trọng, của mình đối với người mà mình tiếp xúc, nhất là đối với những người nhiều tuổi, lớn tuổi.
Lễ phép được thể hiện qua lời ăn, tiếng nói, cách xưng hô, qua nét mặt, cử chỉ, hành động... lúc giao tiếp. Không nói to, không mặt đỏ tía tai cướp lời, không nên vừa nói vừa vung tay, múa tay. Không được ăn nói cộc lốc, ăn nói tực tằn. Người có đức tính lễ phốp thường ăn nói nhẹ nhàng, biết "hao dạ, gọi vâng”. Các từ ngữ như: thưa, kính thưa, xin thứ lỗi, mong thông cảm, xin phép, cảm ơn, ... được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng người. Người lễ phép không ăn nói ba hoa, không khách sáo, sống thực lòng, thực tình. Đi qua trước mặt người khác cần xin phép, và nén nhẹ nhàng đi sau lưng, nhất là người đó đang ngồi.
Có nhiều thầy cô giáo rất yêu thương học trò, dù các em có sai sót. Không quát mắng, không nặng lời, chỉ dùng những từ ngữ như: không nên làm như thê”, “không được làm như thế',... Những lời nói nhẹ nhàng đó rất thấm thìa, có tác dụng giáo dục đức tính lễ phép, lòng tự trọng của tuổi thơ.
Ai cũng phải rèn luyện, tu dưỡng đức tính lễ phép, để sống đẹp, để hình thành nhân cách văn hóa. Giáo dục đức tính lễ phép, các cụ thường nhắc lại càu ca sau đây cho con cháu ghi lòng:
Khi còn bé tại gia hầu hạ,
Dưới hai thân vâng dạ theo lời.
Khi ăn, khi nói, khi cười,
Vào trong khuôn phép, ra ngoài đoan trang.
Hai thân là cha mẹ. Khuôn phép là nếp nhà, gia giáo, lễ giáo. Không phải là tư tưởng phong kiến, mà qua câu ca, ta thấy nhân dân ta rất coi trọng việc giáo dục phẩm chất lễ phép cho tuổi trẻ.
Lòng có sáng mới biết lễ phép. Lễ phép mà không khép nép, khom lưng bợ đỡ, nịnh bợ. Trái với lỗ phép là vô lẻ, sỗ sàng.
"Dứt xấu trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu". Người thô tục là người vô học, vô văn hóa; nói diều phàm phu là nói điều bậy bạ, vô lễ.
Người khiêm tốn, người có văn hóa được giáo dục mới có đức tính lễ phép; có cách giao tiếp và ứng xử lễ độ, lỗ phép.
Ròn luyện đức tính lễ phép thành tính cách, nhàn cách phải lâu dài. Do đó, mỗi chúng ta phải biết sống đẹp, phải biết lỗ phép trong ứng xử và giao tiếp.
12
5
Môi trường giáo dục là nơi đào tạo những lớp người có tri thức để phục vụ xã hội. Thế hệ trẻ là tương lai của đất nước, là giường cột của nước nhà. Môi trường giáo dục lành mạnh là điều kiện tiên quyết để đào tạo thế hệ trẻ trở thành những công dân tốt có tài năng, đạo đức. Trường học là nơi rèn đức, luyện tài, trang bị kiến thức cho học sinh. Trong môi trường này, học sinh phải biết về trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân đối với thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ khác.
Vậy thực trạng văn hoá học đường ngày nay như thế nào? Phần lớn thế hệ trẻ trong nhà trường hiện nay có kiến thức rất rộng, nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin có sức khoẻ tốt, tinh thần cầu thị trong học tập, khả năng ứng dụng những kiến thức học vào thực tiễn cao, quý trọng thầy cô, đoàn kết với bạn bè sống có kỷ cương, không ngừng phấn đấu vươn nên trong học tập và trong cuộc sống. Nhưng cũng có một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ đang ứng xử một cách vô văn hoá. Nhà tư vấn tâm lý Phạm Thị Thuý cho rằng: Văn hoá ứng xử học đường Việt Nam đã ở vào cấp độ báo động đỏ. Quá nhiều hành vi thiếu văn hoá của cả học sinh và giáo viên. Văn hoá học đường đang xuống cấp nghiêm trọng, là sự xuống cấp đáng sợ nhất của một nền giáo dục.Hiện có rất nhiều người đồng tình với ý kiến này khi cho rằng văn hoá ứng xử học đường đang bị xem nhẹ. Nhà trường chỉ tập trung vào việc dạy kiến thức tự nhiên xã hội mà quên đi giáo dục nhân cách sống cho học sinh. Thực tế cho thấy trong môi trường học đường, nơi văn hoá được coi trọng, đượcxây dựng và phát huy lại đang diễn ra những điều thiếu văn hoá. Trong môi trường giáo dục hai mối quan hệ chính là quan hệ giữa thầy và trò và quan hệ giữa các trò với nhau. Trong đó mối quan hệ giữa thầy và trò là mối quan hệ cốt lõi nhất để xây dựng môi trường giáo dục. Theo thống kê của Bộ giáo dục đào tạo, từ đầu năm học 2009-2010 đến nay cả nước đã xảy ra gần 1600 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học, trong đó có các vụ án hình sự ngày càng gia tăng. Học sinh đánh nhau không chỉ dùng chân tay hay cặp sách nữa mà là những hình ảnh các học em sinh mặc đồng phục tuổi từ 10 đến 18 cầm dao, phớ, kiếm và cả súng tự chế hay súng mua chui trên thị trường để “Xử nhau” chỉ vì những lí do rất trẻ con như “nhìn đểu”, không cho chép bài, nói xấu, ghen tuông hoặc chỉ đơn giản là đánh cho bõ ghét.
Không dừng lại ở việc đánh lộn lẫn nhau học trò hiện nay yêu quá sớm, yêu nhiều và quan niệm yêu gắn liền với tình dục đã để lại những hậu quả khó lường. Có những bạn trẻ đứng trước nguy cơ vô sinh hoặc đã bị vô sinh do nạo hút thai ở tuổi dậy thì, sức khoẻ giảm sút, tâm lý tổn thương….Đã có rất nhiều bậc phụ huynh khi đưa con gái vào bệnh viện vì con đau bụng dữ dội mới tá hoả khi nhận được tin dữ con gái họ đã mang thai. Không ít những cô cậuđã phải làm cha, làm mẹ ở độ tuổi “ăn chưa no lo chưa tới” do quan niệm quá thoáng về tình yêu.
Văn hoá ứng xử giữa học trò với nhau ngày nay mang nhiều màu sắc biến tướng. Tình trạng kết bè, kết phái tạo thành băng, hội cũng là vấn đề nhức nhối nó không những làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục mà còn làm cho xã hội quan tâm lo lắng. Hiện tượng lập băng nhóm rồi đi cướp, trấn lột, dằn mặt lẫn nhau, thanh toán ân oán cá nhân của học trò làm gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với các nhà làm công tác giáo dục và quản lí giáo dục.
Từ trước đến nay, chúng ta vẫn nghe nhiều về đạo thầy - trò (Đạo làm thầy và đạo làm trò). Quan hệ thầy trò xưa kia là mối quan hệ đáng kính và đáng chân trọng. Người xưa có câu “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là dạy một chữ cũng là thầy mình mà dạy nửa chữ cũng là thầy và lấy ông thầy làm trung tâm, học trò nhất nhất phải nghe theo, coi thầy là tấm gương để học theo. Cách đây hơn hai nghìn năm Khổng Tử bàn đến mối quan hệ Quân - Sư - Phụ (Vua - thầy - cha)tức là học trò kính thầy như kính vua, kính cha. Những quan niệm coi thầy là cha còn ăn sâu tới nỗi khi thầy chết học trò để tang như để tang cha mẹ. Mỗi khi muốn hỏi thầy hoặc trao đổi vấn đề gì phải thưa gửi lễ phép đàng hoàng. Đứng trước mặt thầy phải chỉnh tề, nhã nhặn, gặp thầy phải cúi chào từ xa, khoanh hai tay trước ngực khi nào thầy trả lời mới được ngửng lên. Nhưng ngày nay học trò của chúng ta đã không thể làm đủ lễ nghi với thầy cô họ lại còn xuyên tạc, làm biến tướng các nghi lễ, thiếu sự tôn trọng với thầy cô, coi thường việc học. Ví dụ như: Cách chào của học trò khi gặp thầy cô, họ vừa đi thậm chí là chạy ù ù qua thầy cô vừa chào “cô ạ”, “thầy ạ” để tiết kiệm từ và nói cho nhanh hơn nữa học trò chào thầy cô (nếu là cô giáo) “Quạ! Quạ!”, (nếu là thầy) “Thạ! Thạ!” rồi cười hô hố rất phản cảm làm cho giáo viên chẳng thể hiểu học trò chào mình hay chào cái gì?. Sau lưng học trò gọi thầy cô mình là ông nọ, bà kia tệ hại hơn là gọi bằng đại từ nhân xưng “nó”. Khi làm bài kiểm tra không tốt bị thầy cho điểm kém không vừa ý mình học trò sẵn sàng lôi bài kiểm tra ra xé trước mặt thầy cô để tỏ thái độ. Có trường hợp trò vì mâu thuẫn nhỏ, xung đột ý kiến hoặc bị giáo viên phạt mà quay ra thù thầy cô, tạt a-xít vào thầy cô, cả kể việc thuê người giết chết thầy cô mình. Nhìn lại xem đây là lối ứng xử gì?
Những năm gần đây hiện tượng tiêu cực trong giáo dục không phải là ít. Những sự việc như học trò biếu phong bì cho thầy cô đổi lại thầy cô cho học trò điểm cao (mặc dù bài làm rất kém) để học trò đỡ tốn công học. Biếu xén thầy cô để tránh bị kỷ luật…nó đã góp phần làm biến tướng và thương mại hoá quan hệ thầy trò, làm cho thầy không còn là thầy, không được tôn trọng, không uy nghiêm, được học trò coi là tấm gương để noi theo học tập, trò cũng chẳng phải trò, chẳng lễ phép, kính trọng thầy và chăm chỉ học hành tu dưỡng. Ở đâu đó chúng ta còn thấy những thầy giáo không đủ tư cách làm tấm gương, những cô giáo thiếu tinh thần trách nhiệm, những học trò bàng quan với việc học với tương lai, cuộc đời, chúng ta có thể thấy rằng việc giáo dục giới trẻ hiện nay đang là vấn đề cấp thiết được cả xã hội quan tâm. Việc xây dựng được môi trường giáo dục mà ở đó thầy đúng nghĩa là thầy, trò đúng nghĩa là trò, trong môi trường giáo dục đó chỉ có tình yêu thương, sự kính trọng, bao dung biết ơn và hoà hiếu đó là mơ ước của tất cả mọi người. Nhưng đáng buồn thay thực trạng văn hoá ứng xử của thế hệ trẻ trong nhà trường đang xuống cấp một cách nghiêm trọng cả về đạo đức lối sống và ý thức sống.
Đã đến lúc chúng ta phải thấy được sự cần thiết của việc giáo dục tư tưởng đạo đức và lối ứng xử có văn hoá cho thế hệ trẻ. Xây dựng một thế hệ trẻ có sức khoẻ, có trí lực, lòng nhiệt huyết, luôn trau dồi về lý tưởng và đạo đức cách mạng. Ngoài ra trong cuộc sống luôn chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước, gương mẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của người công dân.
14
5
Trong xã hội ngày nay, học sinh là những người tiến bước cho thế hệ tương lai thì cần phải có cách ứng xử tốt lịch sử với mọi người. Bên cạnh đó còn có vài người đi ngược với điều đó. Vậy ứng xử là gì ?
Ứng xử là quá trình giao tiếp, xử lí, giải quyết vấn đề trước mắt mình và nói năng với người khác trong cộng đồng. Ứng xử phải có lòng tự trọng , lịch sự và khiểm tốn để vừa lòng người nghe vừa dễ chịu lời mình nói.
Trong học sinh hiện nay, có một số học sinh ứng xứ rất tốt. Thầy cô đến là các học sinh khoanh tay chào và nói chuyện rất lễ phép. Bạn bè trong trường nói năng hòa đồng, cởi mở lẫn nhau. Thế nhưng trong trường lại có những bạn nói năng, ứng xử khiến chúng ta không hài lòng. Một số bạn dùng những từ nói tục chửi thề, nói như đánh vào tai, ăn nói vô cùng bất lịch sự, gây mất đoàn kết với mọi người xung quanh
Ứng xử chính là thước đo của người học sinh. Người học sinh ứng xử tốt luôn được bạn bè thương yêu, thầy cô trân trọng và mọi người quý trọng. Người không ứng xử tốt sau này sẽ không có ai bên cạnh, trở thành người không có ích cho xã hội.
Vì vậy, chúng ta phải biết cách dùng từ ngữ và xử lí cho tốt và tránh xa những lời nói bất lịch sự, hành động không thể chấp nhận để mọi người có thể gần nhau hơn
Ứng xử của học sinh rất cần cho chúng ta ngay bây giờ. Chúng ta phải ra sức rèn luyện cách ứng xử với mọi người, ăn nói dễ nghe, cùng nhau học tập để trở thành những người công dân có ích cho xã hội.
12
2
“Tiên học lễ, hậu học văn’’ là bài học đầu khi bước chân vào lớp một. Nhưng lớn lên, rất nhiều học sinh đã lãng quên điều đó, để rồi có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa với thầy cô, bạn bè, người lớn tuổi ngay trong môi trường giáo dục. Đây là vấn đề cấp thiết không chỉ của nhà trường mà toàn xã hội phải quan tâm.
Ứng xử thiếu văn hóa là tình trạng xuống cấp của văn hóa học đường được hiểu là tình trạng xuống cấp trong lối giao tiếp ứng xử giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với thầy cô. Có thể thấy ứng xử thiếu văn hóa diễn ra ở nhiều nơi, đang dóng lên hồi chuông cảnh báo cho xã hội hiện nay .
Đi giữa sân trường chúng ta có thể nghe thấy những câu nói tục, chửi bậy của một số bạn học sinh - một hành vi ứng xử thiếu văn hóa của các cô cậu được xem là nam thanh, nữ tú. Nhiều bạn học sinh cho rằng chửi bậy, nói tục là một phương pháp hiệu quả để giảm căng thẳng, stress thậm chí còn cho đó là “cá tính” của mình, dám nói tức là dám thể hiện cá tính. Hơn thế nữa, hằng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng xuất hiện rất nhiều những phát ngôn gây sốc của các thần tượng nổi tiếng khiến các bạn học sinh lầm tưởng đó là cách gây được sự chú ý, lập tức tung hê và áp dụng ngay vào trong trường học. Ai cũng biết rằng lứa tuổi học trò không ai là chưa từng sai phạm lỗi lầm. Không ai dám tự nhận mình là hoàn hảo. Nhưng các bạn học sinh hiện nay đang cố gắng thể hiện cá tính một cách không đúng đắn. Khi cắp sách đến trường chúng ta khó tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với bạn bè. Trước đây, những xích mích đó chỉ là những chuyện bình thường, tranh luận để tìm ra cái sai, để tập nói tiếng xin lỗi, cám ơn và đôi khi lại có thêm bạn mới. Nhưng hiện nay, những xích mích không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà nó vượt ra ngoài xã hội. Gần đây, dư luận bàng hoàng với các video đăng rầm rộ trên mạng xã hội các vụ đánh nhau của học sinh mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các clip trên đều là học sinh nữ . Các bạn học sinh nam nữ hiện đại có lẽ đang xem nhẹ việc bạo lực học đường . Cứ ngỡ cách ứng xử thiếu văn hóa của các bạn học sinh chỉ dừng lại ở đó, nhưng không - ngoài chửi thề, nói bậy, cãi vã thì còn có bạn cãi lại thầy cô. Thầy cô là người chúng ta phải mang ơn thật nhiều nhưng có lẽ một số bạn học sinh đã không nhận ra điều đó. Chỉ ở việc nhỏ nhặt nhất là cúi chào thầy cô thôi mà cũng thật khó khăn. Một số bạn xem việc chào thầy cô thật vất vả. Khi thầy cô quan tâm khuyên nhủ thì lòng “ tự ái” đã lấn át tất cả mọi thứ và họ cãi lại thầy cô. Một cách ứng xử khác là việc sai phạm nội quy trường lớp ở một số học sinh nữ trong việc tô son đánh phấn và các bạn nam có các kiểu tóc phản cảm...
Nếu như cứ than trách về cách ứng xử của học sinh, thì có lẽ chúng ta cũng nên nhìn xem điều gì đã khiến các bạn ấy như vậy ? Điều gì đã khiến các bạn ấy trở thành một bộ phận học sinh của nhà trường thiếu văn hóa trong cách ứng xử? Đầu tiên có lẽ là sự giáo dục từ gia đình. Vì nhiều lí do khác nhau mà cha mẹ các bạn học sinh không thể quán xuyến được con em mình, không trang bị cho con em kĩ năng sống. Có thể tổ ấm gia đình tan vỡ, cha mẹ không gương mẫu, nuôi dạy con cái không đúng cách là một trong những lí do cốt lõi đưa đầy các bạn học sinh đến tình trạng phạm tội, sống ngoài vòng pháp luật và tạo thêm sức ép cho xã hội . Bên cạnh đó, trên các trang mạng xã hội có trò chơi trực tuyến gây ảnh hưởng không ít đối với các bạn học sinh. Một số bạn thường xuyên chơi game online – loại hình giải trí đông người tham gia - dẫn đến việc nghiệm game rồi trở thành “con nghiện” và quên cuộc sống thực của mình, sa đà vào cuộc sống ảo giác và thực hiện những hành vi bạo lực, những hành vi vi phạm pháp luật . Cách ứng xử thiếu văn hóa lại càng rõ hơn khi các bạn học sinh thích thể hiện cá tính của mình không kiểm soát được hành vi và rất dễ bị kích động . Tất cả những cách ứng xử trên không tốt đối với học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường .
Chúng ta cần phải nhìn nhận và thay đổi lại bản thân, phân biệt được điều đúng, sai và học theo những việc làm tốt. Cần có sự chung tay góp sức của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cần quan tâm con em mình nhiều hơn nữa. Trường học chú trọng nâng cao văn hóa ứng xử của học sinh. Cần có nhiều bài học về đạo đức và cách ứng xử của học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội. Bên cạnh đó cần đặt ra những hình phạt nghiêm khắc cho các học sinh vi phạm.
Dân gian thường nói “có tiền mua tiên cũng được”. Tiền có lẽ giúp chúng ta được nhiều việc, tiền có lẽ mua được nhiều thứ quý giá nhưng lại không bao giờ mua được nhân cách của một con người. Cho dù có tài giỏi thế nào mà không có nhân cách thì cũng là người không tốt. Cái quan trọng nhất của một con người cớ sao ta không gìn giữ, cớ sao ta lại làm cho nó xuống cấp? Nhìn qua cách ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận học sinh trong nhà trường, em cảm thấy mình cần rèn kỹ năng sống và hoàn thiện bản thân hơn. Bên cạnh đó, tất cả học sinh cần có ý thức hơn trong việc giữ gìn lối sống văn hóa, để tạo một mội trường học tập lành mạnh, thân thiện.
14
4
Quỳnh Anh Đỗ
01/04/2018 18:36:29
Việt Nam là một đất nước trọng lễ nghĩa. Một người được xã hội đánh giá là mẫu mực trước hết họ phải là người gương mẫu về lễ nghi, lễ nghĩa. Bởi thế, để sống đạt đến chuẩn mực, được mọi người kính trọng, lễ phép là một đức tính cần có ở mỗi con người.
Lễ phép là gì? Lễ phép là thái độ biết kính trọng người trên. Sự lễ phép của con người được biểu hiện qua thái độ lịch sự, lời nói đúng mực, hành vi lễ độ, tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc giao tiếp do xã hội quy định.
Lễ phép với người lớn tuổi, kính trọng người già vốn là một nét đẹp trong nền văn hóa dân tộc. Từ xưa đến nay, dân tộc ta luôn xem lễ phép là đức tính cần thiết và quan trọng nhất trong năm đức tính mà con người cần có: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa trọng tình, bởi thế những gì liên quan đến tình cảm, lễ nghi đều được đề cao. Lễ phép là cái đầu tiên và quan trọng nhất trong các đức tính.
Người lớn tuổi là những người hơn hẳn ta về vị thế xã hội và kinh nghiệm sống. Họ là người đi trước, trải ngiệm nhiều hơn ta, tích lũy tri thức có thể cũng nhiều hơn. Bởi thế ta phải lễ phép khi gặp gỡ, giao tiếp.
Lễ phép khi gặp gỡ, giao tiếp với người lớn sẽ làm cho mối quan hệ giữa người và người trở nên bền chặt hơn. Người lớn được tôn vinh, kính trọng; người nhỏ được dạy bảo, nhắc nhỏ chân tình. Tình cảm thân thiện, tích cực từ đó mà nảy nở gắn kết con người với nhau.
Biết kính trọng và lễ phép với người lớn tuổi thể hiện nhân cách cao đẹp, thái độ ôn hòa của con người. Người có đức tính lễ phép luôn được người khác yêu mến và tôn trọng. Tính lễ phép còn thể hiện lối sống hiền hòa, quý trọng tình nghĩa, hướng đến giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Trước hết phải biết tôn trọng con người. Đây là nguyên tắc đầu tiên hình thành đức tính lễ phép ở con người. Chỉ khi biết tôn trọng yêu thương người khác, con người mới sống lẽ phép, lịch sự đúng mực.
Phải biết rèn luyện những đức tính căn bản cần có ở mỗi con người như: biết yêu thương, biết tôn trọng, tuân thủ nguyên tắc,… Sống phải biết hòa hiếu, chia sẻ vật chất và tinh thần trong cuộc sống này. Giống như những con sông nếu dòng nước không chảy, dòng sông sẽ chếtvì cáu cặn.
Luôn giữ được thái độ hiền hòa, kính trọng người lớn. Khi gặp gỡ, giao tiếp với người lớn phải biết tôn kính, thực hiện nghiêm túc lễ nghi giao tiếp. Chào hỏi phải lịch sự, cung kính. Ngôn ngữ nhỏ nhẹ đúng mực, đúng vị trí xã hội. Chú ý lắng nghe và trả lời khi người lớn tuổi hỏi. khi đi phải biết chào,… Không nên to tiếng, lời lẽ thô bạo, vô lễ đối với người lớn.
Kính trọng, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy cô,… Những người có ảnh hưởng lớn đối với bản thân mỗi người phải được tôn trọng. Hành vi lễ phép khẳng định rõ ràng nhất tình cảm của chúng ta đối với họ.
Tuy nhiên, thái độ lễ phép phải xuất phát từ tấm lòng chân thật, từ thái độ cầu thị tiến bộ, không nên hình thức thái quá, giả tạo hay mưu cầu lợi ích,…
Xã hội càng phát triển, con người cần lễ phép hơn để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội ngày càng tốt đẹp, bền chặt, hướng con người đến chân thiện mỹ, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ và đầy lòng nhân ái.
8
8
Nguyễn Thành Trương
02/04/2018 16:50:50
Lễ phép là một phẩm chất tốt đẹp, một đức tính quý báu mà ai cũng phải giữ gìn, rèn luyện và tu dưỡng.
Lễ phép là sự biểu hiện lòng kính trọng, tôn trọng, quý trọng, của mình đối với người mà mình tiếp xúc, nhất là đối với những người nhiều tuổi, lớn tuổi.
Lỗ phép được thể hiện qua lời ăn, tiếng nói, cách xưng hô, qua nét mặt, cử chỉ, hành động... lúc giao tiếp. Không nói to, không mặt đỏ tía tai cướp lời, không nên vừa nói vừa vung tay, múa tay. Không được ăn nói cộc lốc, ăn nói tực tằn. Người có đức tính lễ phốp thường ăn nói nhẹ nhàng, biết "hao dạ, gọi vâng”. Các từ ngữ như: thưa, kính thưa, xin thứ lỗi, mong thông cảm, xin phép, cảm ơn, ... được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng người. Người lễ phép không ăn nói ba hoa, không khách sáo, sống thực lòng, thực tình. Đi qua trước mặt người khác cần xin phép, và nén nhẹ nhàng đi sau lưng, nhất là người đó đang ngồi.
Có nhiều thầy cô giáo rất yêu thương học trò, dù các em có sai sót. Không quát mắng, không nặng lời, chỉ dùng những từ ngữ như: không nên làm như thê”, “không được làm như thế',... Những lời nói nhẹ nhàng đó rất thấm thìa, có tác dụng giáo dục đức tính lễ phép, lòng tự trọng của tuổi thơ.
Ai cũng phải rèn luyện, tu dưỡng đức tính lễ phép, để sống đẹp, để hình thành nhân cách văn hóa. Giáo dục đức tính lễ phép, các cụ thường nhắc lại càu ca sau đây cho con cháu ghi lòng:
Khi còn bé tại gia hầu hạ,
Dưới hai thân vâng dạ theo lời.
Khi ăn, khi nói, khi cười,
Vào trong khuôn phép, ra ngoài đoan trang.
Hai thân là cha mẹ. Khuôn phép là nếp nhà, gia giáo, lễ giáo. Không phải là tư tưởng phong kiến, mà qua câu ca, ta thấy nhân dân ta rất coi trọng việc giáo dục phẩm chất lễ phép cho tuổi trẻ.
Lòng có sáng mới biết lễ phép. Lễ phép mà không khép nép, khom lưng bợ đỡ, nịnh bợ. Trái với lỗ phép là vô lẻ, sỗ sàng.
"Dứt xấu trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu". Người thô tục là người vô học, vô văn hóa; nói diều phàm phu là nói điều bậy bạ, vô lễ.
Người khiêm tốn, người có văn hóa được giáo dục mới có đức tính lễ phép; có cách giao tiếp và ứng xử lễ độ, lỗ phép.
Ròn luyện đức tính lễ phép thành tính cách, nhàn cách phải lâu dài. Do đó, mỗi chúng ta phải biết sống đẹp, phải biết lỗ phép trong ứng xử và giao tiếp.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×