Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nghị luận xã hội về hiện tượng không giữ lời hứa

8 trả lời
Hỏi chi tiết
7.261
6
3
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
19/01/2018 17:59:51
Giữ vững và tôn trọng một lời hứa có lẽ còn khó hơn trèo lên một ngọn núi.
Hoa là lời hứa của mùa xuân, mùa nước là lời hứa của đại dương, nơi xa xôi là lời hứa của con đường. Vì vậy giữ lời hứa nhỏ hay lớn đều rất quan trọng. Một lời hứa có trọng lượng, giống như một ngọn núi cao. Đáng buồn là rất nhiều người trong chúng ta bị ngủ quên dưới chân núi đó!
Giữ lời hứa là một cách giữ tình cảm rất quan trọng. Thất hứa là một việc phải gánh lấy trọng trách rất lớn. Trên thực tế cảm giác sợ phải gánh trách nhiệm to lớn còn lớn hơn cả lời hứa quan trọng. Vì vậy, phải rất thận trọng khi hứa, cố giắng nghĩ tới các nhân tố đột nhiên phát sinh, để tránh sự việc bất ngờ xảy ra gây trở ngại cho việc thực hiện lời hứa.
Cho dù bạn hết sức cố gắng nhưng những việc bất ngờ vẫn xảy ra, gây ra những việc không có lợi cho việc giữ lời hứa. Nhưng bạn coi trọng thói quen giữ lời hứa, thì người khác sẽ vì sự chin chắn và tính suy đoán của bạn mà lắng nghe ý kiến và lời khuyên của bạn.
Giữ lời hứa của mình sẽ dành được sự tín nhiệm, không giữ lời hứa có thể phá hỏng tất cả sự cố giắng để tạo niềm tin của bạn. Lời hứa có thể có một sức mạnh to lớn là vì chữ tín là giá trị vô giá. Trật tự xã hội được xây dựng trên cơ sở người với người luông giữ đúng quy định.
Liệu việc thực hiện lời hứa có phải là tiêu chuẩn để xác định sự cao thượng về tinh thần của con người. Đạo nghĩa, đạo đức cũng đều thể hiện ở chữ tín. Nếu mọi người đều coi chữ tín là chuẩn mực trong việc điều chỉnh hành vị của họ, thì mọi vấn đề của đời sống xã hội sẽ tốt đẹp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
5
5
Giữ vững và tôn trọng một lời hứa có lẽ còn khó hơn trèo lên một ngọn núi.
Hoa là lời hứa của mùa xuân, mùa nước là lời hứa của đại dương, nơi xa xôi là lời hứa của con đường. Vì vậy giữ lời hứa nhỏ hay lớn đều rất quan trọng. Một lời hứa có trọng lượng, giống như một ngọn núi cao. Đáng buồn là rất nhiều người trong chúng ta bị ngủ quên dưới chân núi đó!
Giữ lời hứa là một cách giữ tình cảm rất quan trọng. Thất hứa là một việc phải gánh lấy trọng trách rất lớn. Trên thực tế cảm giác sợ phải gánh trách nhiệm to lớn còn lớn hơn cả lời hứa quan trọng. Vì vậy, phải rất thận trọng khi hứa, cố giắng nghĩ tới các nhân tố đột nhiên phát sinh, để tránh sự việc bất ngờ xảy ra gây trở ngại cho việc thực hiện lời hứa.
Cho dù bạn hết sức cố gắng nhưng những việc bất ngờ vẫn xảy ra, gây ra những việc không có lợi cho việc giữ lời hứa. Nhưng bạn coi trọng thói quen giữ lời hứa, thì người khác sẽ vì sự chin chắn và tính suy đoán của bạn mà lắng nghe ý kiến và lời khuyên của bạn.
Giữ lời hứa của mình sẽ dành được sự tín nhiệm, không giữ lời hứa có thể phá hỏng tất cả sự cố giắng để tạo niềm tin của bạn. Lời hứa có thể có một sức mạnh to lớn là vì chữ tín là giá trị vô giá. Trật tự xã hội được xây dựng trên cơ sở người với người luông giữ đúng quy định.
Liệu việc thực hiện lời hứa có phải là tiêu chuẩn để xác định sự cao thượng về tinh thần của con người. Đạo nghĩa, đạo đức cũng đều thể hiện ở chữ tín. Nếu mọi người đều coi chữ tín là chuẩn mực trong việc điều chỉnh hành vị của họ, thì mọi vấn đề của đời sống xã hội sẽ tốt đẹp.
4
4
Bạch Ca
19/01/2018 18:00:34
Giữ vững và tôn trọng một lời hứa có lẽ còn khó hơn trèo lên một ngọn núi.
Hoa là lời hứa của mùa xuân, mùa nước là lời hứa của đại dương, nơi xa xôi là lời hứa của con đường. Vì vậy giữ lời hứa nhỏ hay lớn đều rất quan trọng. Một lời hứa có trọng lượng, giống như một ngọn núi cao. Đáng buồn là rất nhiều người trong chúng ta bị ngủ quên dưới chân núi đó!
Giữ lời hứa là một cách giữ tình cảm rất quan trọng. Thất hứa là một việc phải gánh lấy trọng trách rất lớn. Trên thực tế cảm giác sợ phải gánh trách nhiệm to lớn còn lớn hơn cả lời hứa quan trọng. Vì vậy, phải rất thận trọng khi hứa, cố giắng nghĩ tới các nhân tố đột nhiên phát sinh, để tránh sự việc bất ngờ xảy ra gây trở ngại cho việc thực hiện lời hứa.
Cho dù bạn hết sức cố gắng nhưng những việc bất ngờ vẫn xảy ra, gây ra những việc không có lợi cho việc giữ lời hứa. Nhưng bạn coi trọng thói quen giữ lời hứa, thì người khác sẽ vì sự chin chắn và tính suy đoán của bạn mà lắng nghe ý kiến và lời khuyên của bạn.
Giữ lời hứa của mình sẽ dành được sự tín nhiệm, không giữ lời hứa có thể phá hỏng tất cả sự cố giắng để tạo niềm tin của bạn. Lời hứa có thể có một sức mạnh to lớn là vì chữ tín là giá trị vô giá. Trật tự xã hội được xây dựng trên cơ sở người với người luông giữ đúng quy định.
Liệu việc thực hiện lời hứa có phải là tiêu chuẩn để xác định sự cao thượng về tinh thần của con người. Đạo nghĩa, đạo đức cũng đều thể hiện ở chữ tín. Nếu mọi người đều coi chữ tín là chuẩn mực trong việc điều chỉnh hành vị của họ, thì mọi vấn đề của đời sống xã hội sẽ tốt đẹp.
7
3
Bạn có thể mắc phải hàng loạt sai lầm, nhưng nếu bạn biết giữ lời hứa, bạn sẽ được tưởng thưởng xứng đáng bằng sự tốt đẹp trong các mối quan hệ và chứng tỏ được cho người khác thấy phẩm chất tốt đẹp của mình. Ngược lại, nếu bạn không giữ được lời đã hứa, những người quanh bạn – ngay cả chính gia đình bạn – sẽ đánh giá những lời bạn nói một cách ít nghiêm túc hơn; hoặc tệ hơn nữa, dần dần không còn tin tưởng hoàn toàn vào bạn.
​Điều rõ ràng là, không có ai là người toàn hảo cả, và sẽ có những lần bạn không thể giữ được lời đã hứa vì nhiều lý do khác nhau – bạn lỡ quên đi, hay vì có một điều gì đó căng thẳng hơn xảy ra. Trong hầu hết các trường hợp, đây không phải là vấn đề, bởi vì việc giữ lời đã hứa không phải là một chuyện cứng nhắc chỉ có hai mặt, hoặc được, hoặc mất; mà là một quá trình kéo dài suốt cả đời người. Nói cách khác, mục tiêu mà bạn nhắm đến không phải là một sự hoàn hảo tuyệt đối, mà là phải cố gắng hết sức để giữ lời hứa ở mức độ càng nhiều càng tốt.
Cách đây không lâu, tôi có hứa sẽ tham dự một trận bóng đá với con gái tôi. Nhưng rồi vài tuần sau đó, lại có cơ hội xuất hiện trong một buổi nói chuyện phát hình toàn quốc về chủ đề «Đừng cáu gắt vì những chuyện vặt» . Cân nhắc mọi mặt, tất nhiên tôi cần phải đi. Con gái tôi thật sự thất vọng. Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy mình là một người cha may mắn khi con bé ôm chầm lấy tôi và nói qua làn nước mắt: «Không sao đâu bố. Cả năm nay đây là lần đầu tiên bố không đi với con mà.» Thành tích của tôi không hoàn hảo lắm – hiếm khi mà có được sự hoàn hảo – nhưng cũng thật khá tốt.
Con gái tôi hiểu điều đó khi nghe tôi nói: «Bố thật sự mong ước được đến đó với con.» Những lời tôi nói không phải là rỗng tuếch. Nó biết rằng những lời đã hứa là quan trọng đối với tôi và tôi đã cố gắng hết sức để thực hiện. Cũng giống như hầu hết mọi người, nó không mong đợi sự toàn hảo, chỉ cần một nỗ lực chân thành để sống trọn vẹn, chỉ cần tôi đã cố hết sức mình.
​Một điều cũng quan trọng là hãy giữ cả những lời hứa có tính cách nhỏ nhặt hơn, hoặc chỉ là ngụ ý. Ví dụ như nếu bạn nói với mẹ mình: «Ngày mai con sẽ gọi cho mẹ.» Hãy cố hết sức để giữ lời đã nói. Rất thường khi chúng ta nói ra một số việc – nghĩa là những lời hứa nhỏ nhặt – chỉ vì điều đó làm cho câu chuyện trở nên dễ dàng hơn, hoặc để làm cho ai đó cảm thấy được chú ý đặc biệt hơn vào lúc ấy, và rồi chúng ta không giữ được lời đã nói. Và như thế, làm mất đi còn nhiều hơn cả những ảnh hưởng tích cực có được từ dụng ý tốt của chúng ta. Chúng ta thường nói những điều như: «Tôi sẽ trở lại vào chiều nay.» hoặc «Tôi sẽ có mặt ở đó trước 6 giờ.»… Và rồi lần này sang lần khác, chúng ta không thực hiện được lời đã nói. Chúng ta cố biện minh cho việc thất hứa bằng những câu như: «Tôi đã cố gắng, nhưng thật sự là quá bận.» Nhưng điều đó chẳng an ủi được nhiều đối với người mà ta thất hứa. Đối với hầu hết mọi người, một lời hứa cuội là một chứng cứ rõ ràng hơn, cho thấy những lời hứa đối với ta là không quan trọng mấy.
​Tôi đã nhận ra một điều, tốt hơn là đừng nên đưa ra những lời hứa, ngay cả khi bạn muốn như thế, trừ khi là bạn rất chắc chắn vào việc sẽ có thể đảm bảo cho lời hứa ấy. Nếu như bạn không chắc lắm về việc bạn sẽ thật sự làm được điều gì cho ai đó, đừng nên nói trước là bạn sẽ làm. Thay vì vậy, cứ để sự việc trở thành một điều gây ngạc nhiên. Hoặc là, nếu bạn không chắc lắm là mình sẽ gọi điện cho ai đó, đừng nói trước là mình sẽ gọi… Và nhiều điều khác đại loại như thế.
Bằng vào việc giữ lời đã hứa, chúng ta góp phần nhỏ nhoi của mình vào việc giúp cho những người thân yêu của mình giảm sự hoài nghi xuống đến mức thấp nhất. Chúng ta cho họ biết rằng, vẫn còn những người có thể tin cậy được và đáng để tin cậy. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên một cách hài lòng nhận ra sự đánh giá cao của mọi người khi mà bạn luôn làm được những gì đã nói, luôn giữ lời đã hứa. Cuộc sống của bạn trong gia đình và với mọi người chung quanh sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Đây là một giải pháp lâu dài cực kỳ hiệu quả trong việc giúp bạn gắn bó mãi mãi với những người bạn thương yêu.
4
2
I. ĐẶT VẤN ĐỂ:
Ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói biểu hiên nhân cách, cá tính của mỗi người. Nhân dân ta rất coi trọng cách ăn nói trong giao tiếp. Khuyên răn người đời cần có trách nhiệm trước lời nói của mình, ca dao có câu:
‘Nói lời phải giữ lấy lời,
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay’
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỂ
1. Giải thích nghĩa đen, tìm nghĩa bóng, rút ra ý nghĩa:
‘Nói lời phải giữ lấy lời’:không được thay đổi, không được lật lọng, trước nói thế nào thì sau phải làm đúng như thế, luôn luôn lấy chữ tín làm đầu, biết coi trọng và đề cao chữ tín.
‘Đừng như con bướm đậu rồi lại bay’là một hình ảnh diễn tả bướm đi tìm hoà, hút nhụy hoà, bay và đậu từ bông hoa này qua bông hoa khác. ‘Đừng’ nghĩa là chớ, không nên làm như thế. Mượn hình ảnh bướm tìm hoà, nhân dân ta phê phán một thái độ tuỳ tiện, vô trách nhiệm trước lời nói của mình.
Tóm lại, câu ca dao nêu lên một lời khuyên nhằm nhắc nhở mọi người ăn nói phải chín chắn, phải có ý thức, có trách nhiệm trước lời nói của mình, phải biết lấy chữ tín làm đầu, không được hứa suông hứa liều; phải làm đúng, thực hiện đúng điều đã nói và đã hứa.
2. Bình:
Tại sao ‘Nói lời phải giữ lấy lời ?’. Vì sao ‘Đừng như con bướm đậu rồi lại bay ?’. Lời nói, ngôn ngữ phản ánh sự hiểu biết, trình độ học vấn, đạo đức tư cách của mỗi người. Người thật thà, có lòng tự trọng và biết tôn trọng người thì ăn nói chân thật, không dám dối trá nửa lời. Nói sao làm vậy, nghĩ như thế nào thì nói như thế ấy, đó là con người có đạo đức, có tư cách. Hứa với ai điều gì, việc gì thì phải giữ đúng. Như thế mới tốt. Trái lại, nói một đàng, làm một nẻo, nói mà không làm, hứa mà không thực hiện đúng lời hứa, đó là kẻ vô đạo đức, bất tín bất nghĩa. Kẻ bất tín, nói lời lại nuốt lấy lời, sớm muộn cũng lộ chân tướng xấu xa, bị mọi người xa lánh và khinh bỉ.
Trong mối quan hệ cộng đồng, niềm tin là một trong những cái quý báu nhất. Tinh cha con mẹ con, tình anh em, bằng hữu, tình vợ chồng, tình đồng đội... niềm tin là ngọn lửa thiêng liêng soi sáng tâm hồn. Còn niềm tin là còn tình người, còn hạnh phúc. Khi đã mất niềm tin là mất tất cả, con người sẽ nghi ngờ lẫn nhau. Mối quan hệ ‘người với người là bạn’ bị tan vỡ. Bởi vậy, ‘Nói lời phải giữ lấy lời. Đừng như con bướm đậu rồi lại bay’ là bài học dạy ta cách làm người, cách sống chân thật, coi trọng tín nghĩa.
3. Luận
Phải học tập, học văn hóa, khoa học kĩ thuật, học cách làm ăn, học điều khôn lẽ phải ‘học ăn, học nói, học gói, học mở’. Học nói lời hay ý đẹp, nhưng cốt lõi của sự học hành làm người là tu dưỡng đạo đức để biết sống chân thật, thực thà. Tục ngữ có câu: ‘Thật thà là cha mách qué’.
Niềm tin cho ta tình thương yêu, sức mạnh đoàn kết. Câu nói: ‘Một điều không tin thì vạn sự cũng chẳng tin’ là một điều răn, nhắc nhở chúng ta ‘nói lời phải giữ lấy lời...’.
Hứa mà không thực hiện là đáng chê trách. Dối trá, lừa bịp, lật lọng... là biểu hiện về sự sa đọa tâm hồn, đạo lí, dẫn đến những việc làm bất lương, tội ác. Biết giữ lời hứa là một nguyên tắc trong ứng xử, giao tiếp. Cha mẹ, con cái trong gia đình ngoài tình thương còn cần có niềm tin để phát huy gia phong. Bằng hữu lấy niềm tin để thắt chặt dây thân ái. Thầy mến trò, trò kính thầy trên niềm tin để dạy tốt học tốt.
Trong cuộc sống, lời nói có lúc được thể hiện qua các văn bản giao kèo, hợp đồng... do đó, ai cũng phải biết làm đúng, thực hiện đúng. Tính pháp lí gắn liền với tính đạo đức là như vậy.
Câu ca dao này vốn là lời cô gái nói với chàng trai đến tỏ tình, cầu hôn, vừa nhắc khẽ, vừa răn đe: trong tình yêu phải biết trọng lời hứa, giữ trọn danh dự, thủy chung sắt son, không được bạc tình bạc nghĩa ‘đừng xanh như lá bạc như vôi’ (Hồ Xuân Hương), ‘Đừng như con bướm đậu rồi lại bay’.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỂ
Thủ tín là một đức tính. Có nhân cách trọng danh dự mới biết trọng lời hứa. Vì thế chúng ta càng cảm nhận sâu sắc lời khuyên ‘Nói lời phải giữ lấy lời...’. Tuổi trẻ phải biết sống chân thực. Không được hứa liều, bừa bãi, phải xuất phát từ khả năng thực hiện để đưa ra lời hứa. Đã hứa thì phải làm đúng. Câu ca dao đã giáo dục em bài học biết trọng danh dự trong lời hứa.
(Chúc cậu học tố nhá!)
2
1
Bạch Ca
19/01/2018 18:01:05
Bạn có thể mắc phải hàng loạt sai lầm, nhưng nếu bạn biết giữ lời hứa, bạn sẽ được tưởng thưởng xứng đáng bằng sự tốt đẹp trong các mối quan hệ và chứng tỏ được cho người khác thấy phẩm chất tốt đẹp của mình. Ngược lại, nếu bạn không giữ được lời đã hứa, những người quanh bạn – ngay cả chính gia đình bạn – sẽ đánh giá những lời bạn nói một cách ít nghiêm túc hơn; hoặc tệ hơn nữa, dần dần không còn tin tưởng hoàn toàn vào bạn.
​Điều rõ ràng là, không có ai là người toàn hảo cả, và sẽ có những lần bạn không thể giữ được lời đã hứa vì nhiều lý do khác nhau – bạn lỡ quên đi, hay vì có một điều gì đó căng thẳng hơn xảy ra. Trong hầu hết các trường hợp, đây không phải là vấn đề, bởi vì việc giữ lời đã hứa không phải là một chuyện cứng nhắc chỉ có hai mặt, hoặc được, hoặc mất; mà là một quá trình kéo dài suốt cả đời người. Nói cách khác, mục tiêu mà bạn nhắm đến không phải là một sự hoàn hảo tuyệt đối, mà là phải cố gắng hết sức để giữ lời hứa ở mức độ càng nhiều càng tốt.
Cách đây không lâu, tôi có hứa sẽ tham dự một trận bóng đá với con gái tôi. Nhưng rồi vài tuần sau đó, lại có cơ hội xuất hiện trong một buổi nói chuyện phát hình toàn quốc về chủ đề «Đừng cáu gắt vì những chuyện vặt» . Cân nhắc mọi mặt, tất nhiên tôi cần phải đi. Con gái tôi thật sự thất vọng. Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy mình là một người cha may mắn khi con bé ôm chầm lấy tôi và nói qua làn nước mắt: «Không sao đâu bố. Cả năm nay đây là lần đầu tiên bố không đi với con mà.» Thành tích của tôi không hoàn hảo lắm – hiếm khi mà có được sự hoàn hảo – nhưng cũng thật khá tốt.
Con gái tôi hiểu điều đó khi nghe tôi nói: «Bố thật sự mong ước được đến đó với con.» Những lời tôi nói không phải là rỗng tuếch. Nó biết rằng những lời đã hứa là quan trọng đối với tôi và tôi đã cố gắng hết sức để thực hiện. Cũng giống như hầu hết mọi người, nó không mong đợi sự toàn hảo, chỉ cần một nỗ lực chân thành để sống trọn vẹn, chỉ cần tôi đã cố hết sức mình.
​Một điều cũng quan trọng là hãy giữ cả những lời hứa có tính cách nhỏ nhặt hơn, hoặc chỉ là ngụ ý. Ví dụ như nếu bạn nói với mẹ mình: «Ngày mai con sẽ gọi cho mẹ.» Hãy cố hết sức để giữ lời đã nói. Rất thường khi chúng ta nói ra một số việc – nghĩa là những lời hứa nhỏ nhặt – chỉ vì điều đó làm cho câu chuyện trở nên dễ dàng hơn, hoặc để làm cho ai đó cảm thấy được chú ý đặc biệt hơn vào lúc ấy, và rồi chúng ta không giữ được lời đã nói. Và như thế, làm mất đi còn nhiều hơn cả những ảnh hưởng tích cực có được từ dụng ý tốt của chúng ta. Chúng ta thường nói những điều như: «Tôi sẽ trở lại vào chiều nay.» hoặc «Tôi sẽ có mặt ở đó trước 6 giờ.»… Và rồi lần này sang lần khác, chúng ta không thực hiện được lời đã nói. Chúng ta cố biện minh cho việc thất hứa bằng những câu như: «Tôi đã cố gắng, nhưng thật sự là quá bận.» Nhưng điều đó chẳng an ủi được nhiều đối với người mà ta thất hứa. Đối với hầu hết mọi người, một lời hứa cuội là một chứng cứ rõ ràng hơn, cho thấy những lời hứa đối với ta là không quan trọng mấy.
​Tôi đã nhận ra một điều, tốt hơn là đừng nên đưa ra những lời hứa, ngay cả khi bạn muốn như thế, trừ khi là bạn rất chắc chắn vào việc sẽ có thể đảm bảo cho lời hứa ấy. Nếu như bạn không chắc lắm về việc bạn sẽ thật sự làm được điều gì cho ai đó, đừng nên nói trước là bạn sẽ làm. Thay vì vậy, cứ để sự việc trở thành một điều gây ngạc nhiên. Hoặc là, nếu bạn không chắc lắm là mình sẽ gọi điện cho ai đó, đừng nói trước là mình sẽ gọi… Và nhiều điều khác đại loại như thế.
Bằng vào việc giữ lời đã hứa, chúng ta góp phần nhỏ nhoi của mình vào việc giúp cho những người thân yêu của mình giảm sự hoài nghi xuống đến mức thấp nhất. Chúng ta cho họ biết rằng, vẫn còn những người có thể tin cậy được và đáng để tin cậy. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên một cách hài lòng nhận ra sự đánh giá cao của mọi người khi mà bạn luôn làm được những gì đã nói, luôn giữ lời đã hứa. Cuộc sống của bạn trong gia đình và với mọi người chung quanh sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Đây là một giải pháp lâu dài cực kỳ hiệu quả trong việc giúp bạn gắn bó mãi mãi với những người bạn thương yêu.
2
3
Bạch Ca
19/01/2018 18:04:26
Hoa là lời hứa của mùa xuân, mùa nước là lời hứa của đại dương, nơi xa xôi là lời hứa của con đường. Vì vậy giữ lời hứa nhỏ hay lớn đều rất quan trọng. Một lời hứa có trọng lượng, giống như một ngọn núi cao. Đáng buồn là rất nhiều người trong chúng ta bị ngủ quên dưới chân núi đó!
Giữ lời hứa là một cách giữ tình cảm rất quan trọng. Thất hứa là một việc phải gánh lấy trọng trách rất lớn. Trên thực tế cảm giác sợ phải gánh trách nhiệm to lớn còn lớn hơn cả lời hứa quan trọng. Vì vậy, phải rất thận trọng khi hứa, cố giắng nghĩ tới các nhân tố đột nhiên phát sinh, để tránh sự việc bất ngờ xảy ra gây trở ngại cho việc thực hiện lời hứa.
LỜI HỨA VÀ THỰC HIỆN LỜI HỨA RẤT QUAN TRONG ĐỐI VỚI BẠN
Cho dù bạn hết sức cố gắng nhưng những việc bất ngờ vẫn xảy ra, gây ra những việc không có lợi cho việc giữ lời hứa. Nhưng bạn coi trọng thói quen giữ lời hứa, thì người khác sẽ vì sự chin chắn và tính suy đoán của bạn mà lắng nghe ý kiến và lời khuyên của bạn.
Giữ lời hứa của mình sẽ dành được sự tín nhiệm, không giữ lời hứa có thể phá hỏng tất cả sự cố giắng để tạo niềm tin của bạn. Lời hứa có thể có một sức mạnh to lớn là vì chữ tín là giá trị vô giá. Trật tự xã hội được xây dựng trên cơ sở người với người luông giữ đúng quy định.
HẠNH PHÚC KHI MÌNH THỰC HIỆN ĐƯỢC LỜI HỨA.
Liệu việc thực hiện lời hứa có phải là tiêu chuẩn để xác định sự cao thượng về tinh thần của con người. Đạo nghĩa, đạo đức cũng đều thể hiện ở chữ tín. Nếu mọi người đều coi chữ tín là chuẩn mực trong việc điều chỉnh hành vị của họ, thì mọi vấn đề của đời sống xã hội sẽ tốt đẹp.
3
3
mỹ hoa
19/01/2018 18:31:54
“Một lần mất tín vạn lần mất tin”. Ắt hẳn câu nói này đã quá quen thuộc với mọi người, quen thuộc đến mức nhàm chán, nhưng sự thực có mấy ai thực hiện đúng, thực hiện hiệu quả và giữ đúng chữ tín.
Chúng ta đã gặp không ít người trong lúc trò chuyện cứ cường điệu mọi thứ, nói những điều không có thành có như điều hiển nhiên để thể hiện, gây ấn tượng hoặc chứng tỏ bản thân với người khác. Có một sự thật là những người này không biết được rằng những điều họ vừa nói chẳng để lại ấn tượng tốt nào cả, chỉ làm người nghe cảm thấy chán, thậm chí tự hạ thấp mình trước mắt người nghe, tệ hơn họ có thể trở nên vô hình cùng với lời nói có cánh của mình trước người đối diện.
Không ai bắt bạn phải hứa hay làm bất cứ điều gì mà chính bản thân bạn không muốn, vì vậy hãy thực hiện đúng những điều mình đã nói không chỉ tạo dựng được lòng tin mà còn giúp chúng ta cảm thấy hài lòng hơn về cuộc sống, thăng tiến trên con đường sự nghiệp, được mọi người quý mến.
Đã bao giờ bạn bị người khác cho leo cây, phải chờ đợi trong thời gian dài trong khi người kia thong dong đi đâu đó. Hoặc bạn cho ai đó mượn tiền hứa sẽ trả lại vào ngày hôm sau, nhưng nhiều ngày trôi qua, gặp lại bạn, họ chẳng đề cập hay nói đến số tiền mượn bạn, thậm chí tỏ vẻ như thể họ chưa bao giờ mượn tiền bạn, họ làm điều này như một điều hiển nhiên vậy, lúc đó bạn cảm thấy như thế nào? Tức giận? cảm giác bị phản bội? bị xúc phạm? một cảm xúc thật tồi tệ chỉ muốn cắt đứt quan hệ với họ? Mặc dù về sau có thể họ trả bạn số tiền đó.
Chỉ những điều nhỏ nhặt nhưng sẽ khiến người khác đánh giá bạn, và đánh mất niềm tin nhanh chóng. Bản chất của tất cả các mối quan hệ từ gia đình, bạn bè, bên ngoài xã hội và cả trong công việc, hợp tác làm ăn đều được xây dựng trên nền tảng của chữ Tín gồm sự chân thật và thực hiện những gì đã hứa. Quan hệ thành công = (sự chân thật + lời hứa) + thực hiện.
Tinh thần bạn sẽ như thế nào nếu nói không đúng sự thật? Bạn có mệt mỏi khi lúc nào cũng phập phồng lo sợ sự thật sẽ bị phơi bày? Tâm an thì tinh thần mới vui được, hãy nói những gì mình có, bản chất của ngôn từ được sinh ra từ tâm trí của con người và truyền từ người này sang người khác, thông qua hình dung, tưởng tượng mà những lời nói đó sẽ thay đổi ít nhiều. tuy nhiên những lời nói dối không giá trị có thể làm tổn hại đến chữ tín của bạn, làm người khác thất vọng về những điều mình nói. Đừng để đến lúc niềm tin của người khác về bạn không còn, thì mọi chuyện chẳng còn thể cứu vãn được vì tất cả các mối quan hệ điều dựa trên niềm tin => sự tôn trọng.
Đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của sự thành thật, nó chính là bước ngoặc để bạn có được những thứ mình cần và nó giúp bạn cảm thấy thoải mái, thanh thản hơn so với việc làm tổn hại đến sự trung thực của chính mình.
Bạn có thích những người xung quanh mình điều là những người lấp liếm, sống thiếu chân thật? Sẽ không có gì vui hơn bằng khi xung quanh mình là những người bạn thành thật và chân thành, sẵn lòng lắng nghe và nói cho mình những điều họ cảm nhận bằng tiếng nói của con tim. Chính những điều này làm cho bạn cảm thấy cuộc đời mình ấm áp hơn, ý nghĩa hơn và cũng hạnh phúc hơn”.
 Thực hiện đúng lời hứa giữ chữ tín
Không chỉ trong cuộc sống hàng ngày, trong kinh doanh cũng rất cần đến chữ tín. Nhiều vụ làm ăn, ký kết hợp đồng xảy ra xung đột dẫn đến kiện tụng hay phàn nàn của khách hàng,… phá vỡ các mối quan hệ lẽ ra rất tốt đẹp cũng chính là nguyên căn của sự bất tín.
Vì thế, hãy thiết lập cho mình một tiêu chuẩn “làm hơn những gì đã hứa” như một điều hiển nhiên. Nó đóng vai trò hết sức quan trọng không những trong việc xây dựng chữ tín mà còn mang đến cho bạn một cuộc sống thanh thản vì khi bạn không giữ đúng lời hứa, bạn đã vô tình làm tổn thương người khác, làm cho người khác tức giận? cảm giác bị phản bội? như bạn đã cảm nhận ở trên. Những điều này sẽ đổ xuống đầu bạn không sớm thì muộn và chắc chắn bạn sẽ khó mà đi hết con đường đời của mình một cách bình an và suôn sẻ nếu liên tục thất hứa.
Khi bạn hẹn ai đó mà bạn đến trễ, hứa trả tiền ai đó mà chưa thể trả được, hứa làm một điều gì đó mà chưa làm được cũng đồng nghĩa với việc bạn đã tự tạo cho mình một rắc rối. Nên càng sớm càng tốt ngay khi bạn biết mình không thể thực hiện được những gì đã hứa hãy ngay lập tức gọi điện để thông báo hoặc thỏa thuận lại chắc chắn bạn sẽ cứu vãn được tình thế. Vì bạn đã tôn trọng họ, mở lòng chia sẻ cùng họ, thành thật với họ, họ sẽ mở lòng cùng bạn, chia sẻ cùng bạn và trân trọng bạn mà cùng ngồi xuống để bàn bạc và tìm giải pháp.
Hãy thực hiện những gì mình hứa, bạn sẽ ngạc nhiên với những hiệu quả tuyệt vời mà chính điều đó đem lại. Hãy thiết lập một tiêu chuẩn mới để xây dựng chữ Tín cho bản thân. Chỉ nói những gì mình có và thực hiện những điều đã hứa như điều hiển nhiên để cuộc sống trở nên an vui hơn, ít khó khăn hơn, được tín nhiệm hơn cũng như thành công hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư